Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến: Cơ hội và thách thức

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:47
0
Xuất khẩu gạo Việt sang châu Âu-châu Mỹ 3 tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba, đạt 82,9 triệu USD; tăng 492,1%.

Thêm cơ hội để gạo Việt "chuyển mình"

Dân trí đưa tin, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo sang khu vực châu Âu - châu Mỹ có sự tăng đột biến khi đạt 181,2 nghìn tấn, trị giá 135,9 triệu USD, tăng 218,3% so với cùng kỳ.

Trong đó, xuất khẩu gạo sang Cuba đạt 82,9 triệu USD; tăng 492,1%; chiếm tỷ trọng 61,0% tổng xuất khẩu sang Âu Mỹ (trước đó quý I năm 2023, xuất khẩu gạo sang Cuba chỉ vào khoảng 14 triệu USD).

 

Xu hướng thị trường - Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến: Cơ hội và thách thức

Xuất khẩu gạo vào khu vực Âu Mỹ tăng đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024

Tính riêng khu vực châu Âu, đạt 45,9 nghìn tấn với giá trị 41,4 triệu USD, tăng 117,9% so với cùng kỳ (trong đó ghi nhận lượng gạo xuất khẩu sang Pháp tăng đột biến, đạt 18,2 nghìn tấn với giá trị đạt 19,1 triệu USD, tăng gần 180 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Còn khu vực châu Mỹ đạt 135,3 nghìn tấn với giá trị là 94,5 triệu USD, tăng 298,7% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, xu hướng xuất khẩu các sản phẩm từ gạo đang tăng trưởng tích cực trong năm 2023 và tháng đầu năm nay.

Trong đó, nổi bật là các sản phẩm phở, bún, mỳ làm từ gạo hiện được người tiêu dùng ở khu vực này chọn lựa và mua nhiều.

Cơ hội và thách thức

Ông Tạ Hoàng Linh đánh giá, khu vực Âu Mỹ mặc dù không phải là thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm, tuy nhiên hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai. Đặc biệt, EU là thị trường còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Và đây là khu vực mà Việt Nam có thể tận dụng nhiều ưu đãi từ các FTA đã ký kết như EVFTA, UKFTA, hay CPTPP khi một số đối thủ chính như Ấn Độ, Thái Lan không được hưởng các ưu đãi về thuế.

Dù vậy, ông Linh cũng chỉ ra rằng, bên cạnh thuận lợi có một số thách thức mà doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ phải đối mặt khi tiếp cận thị trường này. “Thị trường này là có nhiều tiêu chuẩn khắt khe và khó tính, nhất là tại Hoa Kỳ hay EU có quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, tiêu chuẩn xã hội... Đặc biệt, khi đưa hàng vào những thị trường này doanh nghiệp phải luôn kiểm soát nghiêm ngặt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Khi thu hoạch, gạo không dùng chất tạo màu, tạo mùi, bảo quản, tẩy trắng...”, ông Linh cho biết.

Cũng theo ông Linh, những tiêu chuẩn này thường xuyên được cập nhật theo hướng ngày càng nâng cao và khắt khe hơn; đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải theo dõi chặt chẽ và nắm bắt các thông tin, chính sách, quy định của thị trường. Đây được coi là rào cản lớn với xuất khẩu gạo của Việt Nam do phải tốn thêm nhiều chi phí cho việc tuân thủ, đáp ứng các tiêu chuẩn dẫn đến giảm sức cạnh tranh.

Giải pháp nào để tăng trưởng?

Chia sẻ chung từ những doanh nghiệp đã xuất khẩu gạo vào khu vực Âu Mỹ cho biết, để xuất khẩu và cạnh tranh ở thị trường này, con đường duy nhất mà doanh nghiệp phải thực hiện đó là giữ chất lượng ổn định, tuân thủ quy định của quốc gia nhập khẩu, đồng thời phải xây dựng thương hiệu và bán bằng chính thương hiệu của Việt Nam.

Kinh nghiệm xuất khẩu gạo vào thị trường EU thành công với giá cao, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An- cho biết, thị trường EU là thị trường đặc biệt cao cấp, có thể chấp nhận nhập khẩu gạo có phẩm cấp cao với giá lên đến 2.000 USD/tấn, nhưng bù lại, họ yêu cầu về chất lượng, vấn đề an toàn thực phẩm rất cao. Do đó, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của châu Âu mới đạt được các hợp đồng bán gạo có giá trị cao suốt thời gian qua.

“Trung An đã tập trung triển khai chương trình cánh đồng mẫu lớn theo phương thức đôi bên cùng có lợi ‘nông dân sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp’ mô hình trồng lúa cánh đồng lớn với kiểm soát nghiêm ngặt về nguồn tưới, hóa chất bảo vệ thực vật”- ông Bình chia sẻ.

Cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, ông Tạ Hoàng Linh cho biết, Vụ Âu Mỹ đã và đang tích cực chỉ đạo hệ thống các Thương vụ trong khu vực thường xuyên theo dõi, nắm chắc thông tin về tình hình thị trường, động thái cơ chế chính sách xuất khẩu, nhập khẩu gạo, các quy định, tiêu chuẩn mới của các nước sở tại để thông tin tới doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Vụ Âu Mỹ tích cực đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào các kênh phân phối lớn tại nước ngoài. Và Pháp là quốc gia được lựa chọn làm thị trường thí điểm.

“Định hướng này đã được Thương vụ Việt Nam tại Pháp triển khai và phối hợp chặt chẽ với Vụ Âu Mỹ trong các khâu xác định mặt hàng mục tiêu, chọn lọc doanh nghiệp và phương thức/kênh đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào các hệ thống phân phối như Carrefour và E Lercler”- ông Linh cho biết thêm, theo Công thương.

KHÁNH LINH (t/h)

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Xuất khẩu gạo năm 2024: Kỳ vọng tiếp tục bứt phá

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và giá trị. Các chuyên gia dự báo giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2024.

Dự báo năm 2024 thời cơ “vàng” gia tăng xuất khẩu gạo

Chủ nhật, 17/03/2024 | 13:00
Trong tuần qua, giá lúa gạo xuất khẩu đã tăng trở lại với mức tăng 5 - 6 USD/tấn.
Cùng chuyên mục

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.

Ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam bất ngờ tăng mạnh

Chủ nhật, 12/05/2024 | 12:02
Trong quý 1/2024, cả nước đã nhập khẩu 5.821 ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc, chiếm 18% tổng lượng xe nhập khẩu của cả nước.

Xuất khẩu rau quả "vào đà": Để sầu riêng Việt Nam ngày càng đi xa hơn

Thứ 7, 11/05/2024 | 15:31
Ngành sầu riêng có doanh thu xuất khẩu hàng tỷ USD và đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức.

USD suy yếu, sắc xanh phủ kín bảng giá kim loại

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:09
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 9/5, có đến 23 trên tổng số 31 mặt hàng giao dịch liên thông thế giới tại MXV tăng giá.
     
Nổi bật trong ngày

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Giá vàng 14/5: Vàng trong nước và thế giới “rơi tự do”

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:05
Vàng miếng SJC giảm mạnh 1,3 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng trước phiên đấu thầu vàng, vàng thế giới cũng đảo chiều sụt giảm trước áp lực chốt lời.

Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng "lao dốc" sau phiên đấu thầu

Thứ 4, 15/05/2024 | 09:52
Sáng 15/5, giá vàng trên thị trường quốc tế tăng mạnh trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng giảm sau phiên đấu thầu ngày hôm qua.

SJC lặng sóng sau đấu thầu, liệu giá vàng có tiếp tục giảm như kỳ vọng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:00
Vàng miếng SJC giảm cả triệu đồng rồi giữ nguyên ở mức 89 triệu đồng/lượng sau khi phiên đấu thầu vàng sáng nay. Liệu giá vàng có tiếp tục giảm về mức như kỳ vọng?

Đón đầu xu hướng “du lịch ngủ”

Thứ 3, 14/05/2024 | 07:00
Xã hội ngày càng hối hả, giấc ngủ dần trở thành thứ tài nguyên quý giá và "du lịch ngủ" hay hiểu rộng hơn là du lịch nghỉ dưỡng được dự đoán sẽ ngày càng phổ biến.