Xưng hô tại tòa sao cho đúng

Xưng hô tại tòa sao cho đúng

Thứ 2, 22/07/2013 | 21:03
0
Trong các phiên tòa, việc xưng hô giữa những người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng muôn hình vạn trạng: Bị cáo khi thì xưng con, lúc xưng tôi.

Có bị cáo luôn miệng “thưa quan tòa”. Những người tham gia tố tụng khác thì có người "thưa quý tòa", có người "thưa hội đồng xét xử". Đối với đại diện viện kiểm sát tham gia phiên tòa cũng được gọi rất khác nhau: Người thì gọi là quý viện, người thưa công tố viên, người lại gọi là kiểm sát viên…

Cũng có lúc luật sư hỏi người tham gia tố tụng và yêu cầu trả lời cho hội đồng xét xử thì bị chủ tọa nhắc vì luật sư không phải hội đồng xét xử, thế là gây ra tranh cãi. Có luật sư vốn là cán bộ tố tụng, khi tranh luận, theo thói quen lại “thưa các đồng chí” với hội đồng xét xử.

Về phía những người tiến hành tố tụng như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên thường gọi bị cáo là ông, bà, anh, chị thậm chí là em, là cháu. Bản cáo trạng và bản án khi đọc tại phiên tòa còn dùng nhiều từ không đúng quy định của pháp luật, có tính chất miệt thị, gọi bị cáo là y, thị, tên này, kẻ kia...

Hiện chưa có một quy ước, chuẩn mực chung nào về ngôn ngữ được dùng tại phiên tòa. Việc xưng hô giữa những người tham gia tố tụng với người tiến hành tố tụng chủ yếu theo thói quen, tùy hứng. Trước năm 2002, khi Bộ Tư pháp còn quản lý các tòa án địa phương, đã có lần Bộ tổ chức hội thảo bàn về “văn hóa phiên tòa”; có nhiều bài tham luận đề cập đến cách xưng hô tại phiên tòa sao cho đúng luật và có văn hóa nhưng cũng chỉ dừng lại ở chỗ tham khảo, đề xuất, kiến nghị…

Xưng hô tại phiên tòa là văn hóa tư pháp, là bộ phận không thể thiếu của văn hóa pháp luật Việt Nam. Đặc điểm của loại hình văn hóa này, vừa phải tuân thủ các quy định của pháp luật vừa phải bảo đảm nền văn hóa dân tộc. Đây là một dạng văn hóa đặc thù, góp phần tích cực trong việc tôn tạo di sản văn hóa Việt Nam. Hoạt động xét xử được xem là quá trình hình thành, phát triển và tích lũy văn hóa xét xử.

Quy định của pháp luật tố tụng, một công dân bị truy tố ra tòa được gọi là bị cáo, không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội. Vì vậy, khi hội đồng xét xử hỏi người tham gia phiên tòa chỉ nên gọi họ là bị cáo, nếu cần phân biệt bị cáo này với bị cáo khác thì thêm họ tên của người đó sau từ bị cáo. Ví dụ: Bị cáo Nguyễn Văn A trả lời cho hội đồng xét xử biết. Tuy nhiên, bị cáo thì lại có thể xưng tôi khi trả lời câu hỏi của hội đồng xét xử và những người khác chứ không cần phải xưng “bị cáo” như một số phiên tòa vừa qua.

Đối với những người tham gia tố tụng khác như người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng... hội đồng xét xử và người tham gia phiên tòa nên xưng là ông, bà, anh, chị tùy theo độ tuổi của họ. Tại phiên tòa tuyệt đối không nên xưng hô “đồng chí” với nhau. Một số thuật ngữ đã được luật hóa thì khi nói và xưng hô phải đúng pháp luật như người làm chứng chứ không phải nhân chứng; người bị hại chứ không phải bị hại; người bào chữa chứ không phải luật sư, còn nếu muốn xưng đầy đủ thì phải nói: “Bào chữa cho bị cáo có luật sư...”.

Đã đến lúc việc xưng hô tại phiên tòa cần luật hóa và coi việc xưng hô tại phiên tòa là nội dung quan trọng không thể thiếu trong tiến trình cải cách tư pháp.

Theo Pháp luật TP HCM

Chuyện bất ngờ tại phiên tòa phúc thẩm

Thứ 7, 20/07/2013 | 09:13
Câu chuyện tôi thấy thú vị nhất trong gần 10 năm hành nghề luật sư có lẽ là vụ ly hôn của khách hàng ở huyện Bình Chánh mới đây.

Thanh Hóa: Cán bộ tòa án hầu tòa

Thứ 6, 12/07/2013 | 16:06
Sáng 11/7, TAND tỉnh Thanh Hóa chính thức đưa vụ án “Nhận hối lộ” ra xét xử công khai. Đối tượng bị đưa ra xét xử là ông Đỗ Chí Nguyện, nguyên thẩm phán, Chánh án TAND huyện Mường Lát.
Cùng chuyên mục

Vụ 7 người chết ở Yên Bái: Công bố nguyên nhân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:44
Theo Cơ quan CSĐT tỉnh Yên Bái, nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong là do nhân viên cân băng liệu dùng cán chổi chọc vào rơle đóng điện khiến máy nghiền số 3 quay.

Bắt 2 đối tượng nữ giả danh nhân viên công ty xổ số để lừa đảo

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:46
Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa bắt giữ 2 đối tượng nữ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khởi tố trưởng phòng nhận hối lộ của học viên thi sát hạch lái xe

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Công an tỉnh Bắc Kạn đã khởi tố Trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn về tội “Nhận hối lộ”.

Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:15
Laia Martin một nghệ sĩ dương cầm người Tây Ban Nha bị người hàng xóm cũ của cô kiện vì chơi đàn quá nhiều.

Kiên Giang: Khởi tố Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:08
Ông Trần Minh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang bị khởi tố để điều tra về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
     
Nổi bật trong ngày

Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:15
Laia Martin một nghệ sĩ dương cầm người Tây Ban Nha bị người hàng xóm cũ của cô kiện vì chơi đàn quá nhiều.

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen để cướp tài sản của 2 nữ sinh

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:57
Sau khi đạp xe nạn nhân ngã xuống đường, Đại và Đạt chạy đến ngồi lên xe cảnh giới để Giàu và Vương đến dàn cảnh đánh ghen rồi cướp dây chuyền vàng và điện thoại.

Khởi tố trưởng phòng nhận hối lộ của học viên thi sát hạch lái xe

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Công an tỉnh Bắc Kạn đã khởi tố Trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn về tội “Nhận hối lộ”.

Hà Nội: Hàng loạt ô tô bị tạt sơn, xử lý hành vi này như thế nào?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:02
Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang phối hợp cùng Công an phường Định Công xác minh, điều tra vụ việc 6 chiếc ô tô bị tạt sơn đỏ trên địa bàn.