Gần 3 thập kỷ Khaisilk “treo lụa ta bán lụa tàu”: Trách nhiệm quản lý ở đâu?

Gần 3 thập kỷ Khaisilk “treo lụa ta bán lụa tàu”: Trách nhiệm quản lý ở đâu?

Triệu Kiều Chinh
Thứ 4, 01/11/2017 | 10:20
0
Khi sự việc Khaisilk “treo lụa ta bán lụa Tàu” được đưa ra ánh sáng từ một phản ánh của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng mới nháo nhào nhập cuộc. Lúc này, dư luận vỡ lẽ, Khaisilk đã bán lụa Tàu suốt 30 năm qua và thu lợi nhuận khủng khiếp.
Tiêu dùng & Dư luận - Gần 3 thập kỷ Khaisilk “treo lụa ta bán lụa tàu”: Trách nhiệm quản lý ở đâu?

Cửa hàng Khasilk ở 113 Hàng Gai "cửa đóng then cài".

Như chưa hề có cuộc ra quân

Suốt những ngày cuối tháng Mười, dư luận xôn xao việc một thương hiệu lụa đầy tiếng tăm của Việt Nam Khaisilk lại bán hàng “made in China”. Đáng tiếc hơn, thay vì nêu rõ xuất xứ hàng hóa, cửa hàng Khaisilk lại nhập nhèm thay nhãn “made in Việt Nam” và gắn chữ Khaisilk trên những chiếc khăn lụa được nhập về từ Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng đây là sự việc không thể chấp nhận đối với một thương hiệu đã từng là niềm tự hào của người Việt Nam, nhưng cũng không ít ý kiến đặt dấu hỏi trách nhiệm của cơ quan chức năng. Nếu khách hàng không phát hiện ra thì sự gian dối này bao giờ mới được đưa ra ánh sáng?

Một câu hỏi được đặt ra, vì sao doanh nhân Hoàng Khải lại có thể lừa dối khách hàng lâu như vậy? Thậm chí, việc phát hiện sự gian lận này không phải từ cơ quan chức năng, mà do một khách hàng bình thường. Liệu có không những cái bắt tay giữa các nhóm lợi ích với doanh nhân Hoàng Khải để lừa bịp người tiêu dùng? Câu hỏi này đặt ra bởi, với một chuỗi cửa hàng của ông Hoàng Khải, lượng tiêu thụ là cực lớn. Vì vậy, lẽ nào, các cơ quan chức năng như thuế vụ, QLTT và các cơ quan chức năng khác không phát hiện nổi việc làm ăn bịp bợm của tập đoàn Khaisilk?

Theo đánh giá của ông Nguyễn Anh Sơn (nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định), sau sự việc khăn lụa Khaisilk cho thấy rõ hơn vấn đề các cơ quan chức năng chưa làm tròn nhiệm vụ của mình, dẫn đến những câu chuyện “khóc dở mếu dở”. Không những vậy, đây cũng là đòn đánh rất mạnh vào chủ trương người Việt dùng hàng Việt, bởi nâng cao thương hiệu Việt trước hết là ở trong nước, tiếp đến là quốc tế.

Dõi theo vụ việc, ông Sơn cho rằng đến thời điểm này các cơ quan chức năng mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề như không kiểm tra thường xuyên dẫn đến chuyện Khaisilk làm ăn gian dối. “Đơn giản như cục Thuế giờ mới vào cuộc kiểm tra tình hình nộp thuế của doanh nghiệp Khaisilk như thế nào trong thời gian vừa qua. Như vậy là làm chưa "đến nơi đến chốn”, ông Sơn nói và nhận định, cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm tiến hành rà soát lại toàn bộ khi có hiện tượng làm ăn gian dối, lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng làm những việc khuất tất đằng sau.

Điều đáng nói, ông chủ Khaisilk lên tiếng cho biết là bán hàng Việt nhưng có nhiều địa chỉ cung cấp lụa Việt lại cho rằng đã lâu không cung cấp hàng cho doanh nghiệp này. Trong khi đó, bộ Công Thương là đơn vị cấp thương hiệu cho Khaisilk, rồi cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế lại không biết nguồn hàng mà Khaisilk nhập đến từ đâu.

Ông Sơn đặt câu hỏi: “Chẳng lẽ bao nhiêu năm trời làm thuế, thu thuế lại không nắm được? Phải chăng thương hiệu Khaisilk quá lớn nên coi như yên tâm hoàn toàn? Đây chính là kẽ hở nên mới buông lỏng quản lý”. Đồng thời, ông Sơn nhấn mạnh, đây là hồi chuông cảnh tỉnh trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc quản lý những thương hiệu. Chúng ta hoàn toàn có thể quản lý được chứ không phải khó, chẳng qua là tắc trách, xem nhẹ.

Chung quan điểm với ông Sơn, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định, rõ ràng khâu quản lý hàng hóa của cơ quan chức năng có vấn đề. “Chúng ta có các đội quản lý thị trường ở khắp mọi nơi nhưng tại sao hàng giả, hàng nhái vẫn cứ tồn tại, vẫn phát triển được?”, ông Thịnh đặt câu hỏi và cảnh báo từ sự việc của Khaisilk cơ quan chức năng đừng nên quá đặt niềm tin vào một doanh nghiệp hoặc thương hiệu nào.

Mờ nhạt trách nhiệm

Theo các chuyên gia, hiện nay cơ quan quản lý thị trường mới chỉ tập trung bắt buôn lậu là chính chứ chưa đi sâu vào xuất xứ hàng hóa. Thậm chí, doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra để thuê chụp bằng chứng khi sản phẩm của mình bị làm nhái để gửi cơ quan chức năng, hoặc khi nhờ cơ quan chức năng vào cuộc lại rất nhiêu khê. Chính quyền địa phương còn chưa thấy việc quản lý hàng gian, hàng giả là quan trọng, cách thức chống là tăng thêm bộ máy, biên chế chứ chưa nói đến trách nhiệm của những nhân sự đó.

Nhìn nhận về kết quả kiểm tra của chi cục QLTT Hà Nội vừa được công bố, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú – nguyên Chủ tịch hiệp hội Siêu thị Hà Nội đặt vấn đề: Sự việc do người tiêu dùng phát hiện, sau khi dư luận ầm ĩ, chi cục QLTT mới vào cuộc kiểm tra, đưa ra một báo cáo kết quả gây nhiều hoài nghi. Dư luận đặt câu hỏi, trách nhiệm của QLTT Hà Nội ở đâu, làm gì trong suốt thời gian dài như vậy để xảy ra vụ việc?

Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng bày tỏ quan ngại trước thực tế hiện nay còn nhiều doanh nghiệp nhập hàng Trung Quốc rồi “biến hóa” thành “made in Việt Nam”. Chính vì vậy phải có hệ thống điều tra và xem xét một cách cụ thể. Đó là hiện tượng của toàn nền sản xuất hiện nay chứ không chỉ riêng lụa.

Ông Dinh đánh giá: “Một doanh nghiệp lớn như Khaisilk có cả hệ thống cửa hàng và cũng là thương hiệu  đầy niềm tự hào nhưng chỉ vì ham lãi mà làm chuyện gian dối, nên phải xử lý nghiêm theo luật pháp để làm gương cho những doanh nghiệp khác”.

Qua sự việc của Khaisilk, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cơ quan quản lý phải luôn kiểm tra, giám sát, kiểm định lại chất lượng cũng như các yêu cầu về mặt hàng, kể cả những thương hiệu có tiếng trên thị trường trong nước cũng như những hàng hóa của thương hiệu tiếng tăm ở nước ngoài.

Điều quan trọng là QLTT phải chặt chẽ, cơ chế phải đầy đủ, chính sách cũng phải đủ bao trùm hoạt động quản lý. Đi kèm với đó phải có chế tài xử phạt mang tính nghiêm khắc, cứng rắn. Từ đó mới loại bỏ việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái khỏi thị trường, tránh gây tốn kém cho xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài sản của người dân.                                                 

Yêu cầu chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Chiều 30/10, Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì họp với các đơn vị liên quan, nghe báo cáo về việc kiểm tra và xử lý vụ vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk. Bộ trưởng yêu cầu cục QLTT chỉ đạo chi cục QLTT Hà Nội chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự sang phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP.Hà Nội) đối với cơ sở kinh doanh hàng dệt may do bà Nguyễn Thu Nga làm chủ hộ kinh doanh tại địa chỉ số 113 Hàng Gai để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, làm rõ những vấn đề liên quan đến dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị UBND TP.Hà Nội, UBND TP.HCM có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp đoàn kiểm tra làm rõ dấu hiệu vi phạm của tập đoàn Khaisilk, công ty TNHH Khải Đức và chi nhánh của công ty TNHH Khải Đức tại 113 Hàng Gai…

Vụ Khaisilk: Bộ trưởng Công Thương yêu cầu chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Thứ 2, 30/10/2017 | 18:30
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự sang phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP.Hà Nội) đối với cơ sở kinh doanh hàng dệt may do bà Nguyễn Thu Nga làm chủ hộ kinh doanh tại địa chỉ số 113 Hàng Gai (Hà Nội) để điều tra, xử lý theo quy định.

Thông tin mới nhất về kết quả kiểm tra cửa hàng Khaisilk Hà Nội

Thứ 2, 30/10/2017 | 10:56
Do sơ suất trong quản lý nên nhân viên cửa hàng tự ý mua sản phẩm khăn lụa trên thị trường cắt bỏ nhãn gốc Made in China sau đó khâu nhãn Khaisilk Made in Việt Nam để bán cho khách hàng.

Vụ Khải Silk bán lụa "Made in China": Doanh nhân thành gian thương!

Thứ 2, 30/10/2017 | 09:33
Chuyên gia kinh tế, TS.Đinh Thế Hiển cho rằng, vụ chiếc khăn lụa có đến hai mác “made in China” và “made in Việt Nam” đã khiến cho doanh nhân Hoàng Khải đánh mất cả giá trị kinh tế lẫn giá trị cá nhân và là bài học lớn cho giới doanh nhân đã thành công.
Cùng tác giả

Sắp hết thời gian thí điểm, số phận Uber, Grab ra sao?

Thứ 7, 02/12/2017 | 06:46
Thời gian thí điểm xe hợp đồng công nghệ theo Quyết định 24 của bộ Giao thông Vận tải đang bước vào những ngày cuối cùng. Đến tháng 1/2018 liệu có tiếp tục thực hiện hay sẽ dừng lại?

Lần đầu tiên 2 khách hàng cùng ẵm Jackpot 2 trị giá gần 2 tỷ

Thứ 5, 30/11/2017 | 17:11
Kỳ quay số mở thưởng 00052/17, công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã xác định được 2 vé trúng thưởng giải Jackpot 2 sản phẩm Power 6/55, mỗi giải trị giá 1.846.275.500 đồng.

Bài toán thiệt – hơn giữa Uber, Grab và taxi truyền thống

Thứ 5, 30/11/2017 | 06:43
Sau gần 2 năm thí điểm xe ứng dụng công nghệ như Uber, Grab, taxi truyền thống đã vấp phải nhiều khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường bởi các quy định còn nhiều hạn chế.

Bộ Công thương đang triển khai bán 53,59% vốn điều lệ tại Sabeco

Thứ 4, 29/11/2017 | 11:19
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang triển khai bán 53,59% vốn điều lệ của Sabeco do bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu.

Sáng nay (29/11) sẽ công bố kế hoạch thoái vốn tại Sabeco

Thứ 4, 29/11/2017 | 07:07
Theo nguồn tin từ bộ Công Thương, trong buổi sáng hôm nay sẽ công bố kế hoạch và phương án thoái vốn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Cùng chuyên mục

Hiện tượng tiệm vàng đóng cửa, tăng cường quản lý minh bạch kinh doanh

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:15
Nhiều tiệm vàng đóng cửa, thậm chí dừng hoạt động vì lo ngại đợt kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường, cũng như biến động thị trường.

Bình Định xác lập "điểm đến mới" tạo sức hút du lịch

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:53
Sân bay mở rộng, hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, kết nối liên hoàn, nỗ lực "lột xác" đột phá các điểm du lịch Kỳ Co, Eo Gió, Quần thể FLC, phố biển Quy Nhơn.

Điểm qua những dự án "nâng tầm" du lịch Sầm Sơn

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:00
Phố biển Sầm Sơn không ngừng "thay da đổi thịt" trong những năm qua, trong đó có đóng góp không nhỏ từ những dự án du lịch tầm cỡ của các nhà đầu tư lớn.

Quảng Nam: Nhiều doanh nghiệp vãng lai “chây ì” thuế, dẫn đến nợ đọng

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:00
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ngoại tỉnh hoạt động tại tỉnh Quảng Nam không thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định…

Tp.HCM: Thông tin về tiến độ các gói thầu Tập đoàn Thuận An đảm nhiệm

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:31
Các ban quản lý dự án tại Tp.HCM thông tin, phía Tập đoàn Thuận An vẫn duy trì việc thi công các gói thầu trên địa bàn và khẳng định đảm bảo tiến độ đã đề ra.
     
Nổi bật trong ngày

Điểm qua những dự án "nâng tầm" du lịch Sầm Sơn

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:00
Phố biển Sầm Sơn không ngừng "thay da đổi thịt" trong những năm qua, trong đó có đóng góp không nhỏ từ những dự án du lịch tầm cỡ của các nhà đầu tư lớn.

Bình Định xác lập "điểm đến mới" tạo sức hút du lịch

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:53
Sân bay mở rộng, hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, kết nối liên hoàn, nỗ lực "lột xác" đột phá các điểm du lịch Kỳ Co, Eo Gió, Quần thể FLC, phố biển Quy Nhơn.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.