16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P3)

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P3)

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:50
0
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

Nhà phân tích quân sự Michael Pillsbury trong bài viết trên tạp chí Surival gần đây đã nêu ra 16 cái sợ để giải thích vì sao Bắc Kinh xác định những yêu cầu chiến lược cụ thể và tập trung phát triển một số hệ thống trong thập kỷ qua để tăng cường sức mạnh quốc phòng.

Không có cách nào để biết chắc danh mục mười sáu cái sợ này đã đầy đủ chưa, và cũng không thể xếp theo thứ tự mức độ sợ hãi, nhưng chắc rằng tất cả sẽ tiếp tục tác động đến quá trình ra quyết định quốc phòng của TQ về lâu dài.

16 nỗi sợ này gồm:  Sợ bị phong tỏa bởi các đảo; Sợ mất các nguồn tài nguyên biển; Sợ bị chặn các đường giao thông biển; Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ; Sợ bị tiến công bằng lực lượng thiết giáp hay không quân; Sợ mất ổn định bên trong do những cuộc bạo loạn, nội chiến hay khủng bố; Sợ hệ thống đường ống bị tiến công; Sợ các đòn tiến công từ tàu sân bay; Sợ các đòn tập kích đường không lớn; Sợ Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập; Sợ các lực lượng chưa đủ mạnh để “giải phóng” Đài Loan; Sợ các lực lượng tên lửa chiến lược bị tiến công bằng lực lượng biệt kích, gây nhiễu hay vũ khí tiến công chính xác; Sợ leo thang và mất khả năng kiểm soát; Sợ bị tiến công điều khiển học; Sợ bị tiến công vào các vũ khí chống vệ tinh; Sợ các nước láng giềng trong khu vực.

Quân sự - 16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P3)

Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo nhả đạn

12. Sợ các lực lượng tên lửa chiến lược bị tiến công bằng lực lượng biệt kích, gây nhiễu hay vũ khí tiến công chính xác

Những mối lo ngại của TQ về Binh chủng Pháo binh số 2, tức là lực lượng tên lửa chiến lược, thể hiện trong những bài viết trên tờ “Tin tức về lực lượng tên lửa” (Rocket Force News) rằng các cuộc diễn tập huấn luyện luôn chú trọng các biện pháp chống tập kích đường không, chống tiến công bằng lực lượng đặc biệt, gây nhiễu điện từ, trinh sát bằng điện báo, và tiến công mạng máy tính bằng tin tặc và vi rút máy tính. Tác chiến điện tử và tiến công điều khiển học nhằm vào các lực lượng tên lửa của TQ cũng là mối lo ngại ngày càng lớn. Hồi giữa tháng 4. 2006, một đơn vị ở vùng núi miền Nam TQ đã tiến hành việc đánh giá huấn luyện quân sự trong đó các “lực lượng địch” thực hiện thành công biện pháp gây nhiễu điện tử nhằm vào sở chỉ huy.

13. Sợ leo thang và mất khả năng kiểm soát

Nhiều bài viết trên sách báo quân sự TQ bày tỏ mối lo ngại về khả năng “kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ leo thang chiến tranh”. Quan điểm của TQ về chiến tranh thông tin nhấn mạnh yêu cầu duy trì khả năng kiểm soát; và những cuộc bàn cãi về Binh chủng Pháo binh số 2 đều nhấn mạnh những vấn đề liên quan đến chỉ huy và điều khiển.

Mối lo ngại chính là nếu một cuộc khủng hoảng thực sự leo thang, thì TQ sẽ không thể duy trì khả năng điều khiển các lực lượng của họ trong thời gian diễn ra trận đánh đầu tiên, thường là trận quyết định. Duy trì khả năng điều khiển bao gồm cả việc triển khai những vũ khí gọi là “sát thủ tiễn” và làm cho kẻ địch mất thăng bằng ở điểm trọng yếu, hay tăng tốc độ đánh chiếm những mục tiêu then chốt trước khi tình hình ổn định trở lại.

Năm 2001, cuốn “Khoa học Chiến lược Quân sự” dành hẳn một chương cho vấn đề “kiểm soát chiến tranh”, nhưng sâu sắc nhất là luận án tiến sĩ của Đại tá Tiêu Điều Lương, một phó giáo sư Viện Nghiên cứu và Giảng dạy của Trường Đại học Quốc phòng năm 2001. Luận án này đề xuất giải pháp đe doạ quân sự hay thương lượng. Theo các tác giả khác, trong tình huống cực đoan, giải pháp quân sự có thể bao gồm cả “tiến hành một cuộc chiến tranh nhỏ để ngăn ngừa một cuộc chiến tranh lớn”.

Những nỗ lực đầu tư gần đây để thực hiện những mục tiêu này bao gồm phát triển hệ thống chỉ huy và điều khiển tự động hoá “Qu Dian” (khứ điện) mà Hạ Nghị sĩ Bob Schaffer, Bang Colorado coi là một thành tựu lớn của TQ, có tác dụng “tăng bội sức mạnh”. Phát biểu trong Hạ viện, ông so sánh hệ thống này với hệ thống Phân phối thông tin chiến thuật liên quân (JTIDS) của Mỹ và nhận xét đó là “hệ thống liên kết dữ liệu an toàn, chống nhiễu, hiệu suất cao phục vụ cho tác chiến chiến thuật”.

Quân sự - 16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P3) (Hình 2).

Tàu khu trục Thái Châu, lớp Sovremenny, số hiệu 138 của Hải quân Trung Quốc

 

Trong khi đó, “Jane’s Fighting Ship” mô tả tàu khu trục lớp “Sovremenny” của TQ là những “chiến hạm đầu tiên của TQ có kết nối với các hệ thống dữ liệu” giống như hệ thống “Squeeze BoX” của NATO. Theo Larry wortzel, quân đội TQ đã tiến những bước dài trong khoảng thời gian chưa đến hai thập kỷ đã trở thành một lực lượng có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh hiện đại ở 2400km), tương đương vùng ngoại vi với cự li khoảng 1500 dặm.

14. Sợ bị tiến công điều khiển học

Các bài viết trên sách báo quân sự TQ đề cập nhiều mối đe doạ đối với các mạng máy tính của TQ. Như rò rỉ thông tin trên mạng, không có các hệ thống bảo đảm an toàn và các kênh mật. Theo nhận xét trong một bài viết, hệ thống thông tin quân sự của TQ đang đứng trước “những mối đe doạ nghiêm trọng” trong một cuộc chiến tranh thông tin hiện đại; trong khi bốn bài viết khác bày tỏ những mối lo ngại tương tự về khả năng phòng chống tiến công điều khiển học hiện nay của Quân đội TQ. Hai nhà nghiên cứu Đinh Hiểu Phong và Học Trí đã sử dụng lý thuyết trò chơi để chứng minh nguy cơ các mạng phân tán bị tấn công bằng thủ đoạn làm ngừng trệ dịch vụ.

Các nhà nghiên cứu khác lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin từ các mạng quân sự. Nhiều tiêu chuẩn đánh giá an toàn có các yêu cầu tương ứng cho việc phân tích và xử lý các kênh mật bằng các phương pháp có độ an toàn cao, bao gồm cả phương pháp tốc ký che giấu nội dung điện văn dưới ký hiệu rõ. Một giải pháp đề xuất để đối phó với những mối đe doạ này là chế tạo phần cứng mới bảo đảm an toàn hơn cho các mạng nội bộ. Hệ thống này đã được Uỷ ban Quản lý Mật khẩu quốc gia thông qua sau khi thẩm định kỹ thuật trong tháng 10. 2004. Cuối cùng, các nhà cầm quyền TQ còn lo ngại rằng Internet có thể làm cho người dân chống lại họ, do đó cần phải bảo vệ “không gian tâm lý của TQ”.

Michael PillsburyTạp chí Survival

(Còn nữa)

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P2)

Thứ 5, 12/09/2013 | 10:37
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P1)

Thứ 5, 12/09/2013 | 10:38
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

Campuchia: Diễn biến bất ngờ, phát ngôn gây sốc về Trung Quốc

Thứ 4, 11/09/2013 | 19:52
Son Chhay, một trong những lãnh đạo chủ chốt của đảng CNRP đã nói thẳng ra rằng “Trung Quốc đã lợi dụng và lừa dối nhân dân Campuchia” trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên số mới nhất của của tờ Southeast Asia Globe.

Trung Quốc lại nhái UAV theo mẫu của Mỹ?

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:49
Sau khi mô hình máy bay không người lái YJ-8 của Trung Quốc được hé lộ tại triển lãm máy bay trực thăng quốc tế tổ chức tại Thiên Tân, hình ảnh của máy bay này đã nhanh chóng lan truyền trên trang mạng bình luận của Anh và Mỹ và đã có phản ứng tiêu cực của cư dân mạng nước Mỹ.

Trung Quốc tạo diễn biến khó lường trên Biển Đông, Hoa Đông

Thứ 4, 11/09/2013 | 14:41
Gần như cùng thời điểm, Trung Quốc bị Nhật Bản và Philippines cáo buộc có những động thái xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Tuy nhiên, cấp độ tràn lấn của Trung Quốc trên khu vực và cả thái độ của Mỹ đối với các đồng minh đều có những sự khác biệt và khó lường nhất định.

Diễn biến mới trong vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ Trung Quốc

Thứ 2, 09/09/2013 | 20:19
Trong khi Trung Quốc vẫn cố chấp chối bỏ vụ kiện xét xử “đường lưỡi bò” phi pháp mà họ tự vạch ra trên Biển Đông thì những thông tin mới nhất về phiên tòa này đã được cập nhật trên trang web chính thức của Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.