75% thí sinh cố vào Đại học để rồi... thất nghiệp

75% thí sinh cố vào Đại học để rồi... thất nghiệp

Thứ 3, 12/06/2018 | 11:16
1
Năm 2018, có đến 75% học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia đăng ký thi ĐH trong khi tỷ lệ lao động có trình độ cử nhân thất nghiệp cao nhất, chưa kể có đến 60% “lao động có chất xám” làm trái ngành, trái nghề.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2018, trong tổng số 925.961 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, trong đó số thí sinh đăng kí xét tuyển đại học là 688.641 thí sinh, chiếm 75% và tăng 7,5% so với năm 2017. 25% còn lại chưa hẳn đã theo đuổi con đường học Cao Đẳng hay học nghề nhưng có một nghịch lý ở nước ta là “học càng cao thất nghiệp càng nhiều”.

Nghịch lý từ những con số

Trong bản thông báo về tình trạng lao động việc làm quý IV năm 2017 của do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố có một điểm đáng lưu ý: Số người lao động có trình độ đại học trở lên hiện tuy giảm đáng kể nhưng vẫn là nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.

Cụ thể, trong quý IV/2017 cả nước có khoảng 450 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Trong đó số lao động có trình độ cử nhân thất nghiệp lên đến 237 nghìn người, chiếm hơn 50% trong khi số lao động có trình độ Cao Đẳng thất nghiệp chỉ có 84,8 nghìn người, chiếm 18%, còn lại là trung cấp và sơ cấp nghề. 

75% thí sinh cố vào Đại học để rồi... thất nghiệp

Số người trong độ tuổi thất nghiệp ở nước ta vào quý III, IV năm 2017

Ở Việt Nam, hiện tượng tỷ lệ thuận giữa trình độ và khả năng thất nghiệp không phải là điều mới mẻ, nếu như nhìn vào thống kê của năm 2017. Theo đó, tại các quý, số người có trình độ đại học trở lên chiếm số lượng lớn trong lượng người thất nghiệp.

Thậm chí tốt nghiệp thủ khoa nhưng nhiều bạn trẻ vẫn rơi vào trạng thái không có việc làm, hoặc đang chật vật để xin việc. Mới đây nhất là chuyện của thủ khoa xuất sắc khoa văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về quê bán rau nuôi lợn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Cử nhân thất nghiệp nhiều trước hết là do bản thân không chủ động tìm kiếm cơ hội nhưng còn là do sự phân hóa trình độ lao động theo ngành ở nước ta chưa đồng đều dẫn đến tình trạng “học càng lên cao càng dễ thất nghiệp” do nhu cầu tuyển chọn những lao động có trình độ cao ở một số ngành rất ít.

Làm sao để thu hút học sinh học Cao Đẳng?

Tâm lý học sinh thường thích đại học hơn học cao đẳng, nhưng vấn đề phải nhìn bức tranh sau khi ra trường thế nào, công việc ra sao. Cứ mỗi mùa tuyển sinh đại học, học sinh và phụ huynh lại lo lắng về chuyện chọn trường cho con. Dòng người hối hả đổ về thành phố đi thi trong khi tỷ lệ rớt khá cao và không biết cơ hội việc làm ra sao. Áp lực tâm lý về bằng cấp đè nặng lên vai cả học sinh lẫn phụ huynh.

PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội khuyến nghị cần có sự “phân luồng” và siết chặt số lượng cũng như chất lượng tuyển sinh đại học. Bên cạnh đó, công tác dự báo cũng rất quan trọng để định hướng thông tin cho học sinh.

Nhà trường cần có sự điều tiết, phân luồng. Điều này cần bàn tay của các nhà quản lý nhà nước. Ví dụ đến bao nhiêu điểm là không được học đại học, không phải như bây giờ 12 điểm cũng đậu, như vậy vét đến 80% rồi. Nhà  nước cũng nên tài trợ cho một số ngành  cao đẳng  để học sinh theo học, nhất là những ngành có ích cho cộng đồng như: y dược, Cao Đẳng Y Dược, môi trường...

Bên cạnh đó, các nhà trường nên sử dụng thông tin về thị trường lao động để làm công tác hướng nghiệp cho học sinh. Theo đó, căn cứ thông tin thị trường lao động hiện nay, sẽ có sự tư vấn giáo dục hướng nghiệp phù hợp, tránh tình trạng học sinh đổ xô theo học một số ngành được coi là “hot” ở một thời điểm, nhưng lại “ế ẩm” ở những thời điểm khác.

Thúy Lành

Vào Cao đẳng bằng xét tuyển học bạ, có gì khác?

Thứ 6, 25/05/2018 | 15:58
Năm 2018, xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh được nhiều trường Đại học, Cao đẳng áp dụng. Thí sinh và phụ huynh cũng ngày càng quan tâm hơn đến giải pháp xét tuyển này.

Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Sinh viên nhập học vào thời gian nào?

Thứ 5, 25/05/2017 | 14:24
Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tuyển sinh năm 2017 những ngành nào?. Cách thức nộp hồ sơ và nhập học vào thời gian như nào? Địa chỉ nộp hồ sơ ở đâu?
Cùng chuyên mục

Emguarde - Giải pháp bảo vệ sức khỏe của mọi gia đình khỏi bức xạ điện từ

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:08
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sóng điện từ cũng đặt ra những lo ngại về tác động tiêu cực đến với sức khỏe của con người.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.