Bầu cử Tổng thống Mỹ, nhìn từ góc độ luật học (3)

Bầu cử Tổng thống Mỹ, nhìn từ góc độ luật học (3)

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
0
Các nhà lập hiến Mỹ trao quyền phủ quyết cho Tổng thống là để hành pháp phần nào loại trừ những đạo luật "xa rời" với thực tế đời sống luật pháp của Nghị viện, hoặc buộc nghị viện phải xem xét lại kĩ càng hơn những đạo luật như vậy, đồng thời cũng là tạo điều kiện để hành pháp có thể thực thi luật pháp một cách thuận tiện nhất.

Nhược điểm mô hình bầu cử tổng thống ở Mỹ

Dĩ nhiên không có gì là hoàn hảo tuyệt đối cả. Đây là một cuộc bầu cử toàn dân, do đó quy mô quá trình bầu cử là rất lớn đồng thời tác động sâu sắc đến đời sống chính trị ở đây. Theo tôi chính vì điều này mà mô hình bầu cử Tổng thống Mỹ có một số nhược điểm sau:

Thế giới - Bầu cử Tổng thống Mỹ, nhìn từ góc độ luật học (3)

Thứ nhất, chính vì tầm quan trọng cũng như quy mô lớn của cuộc bầu cử, nó sẽ làm ảnh hưởng tới những vị đương kim Tổng thống nếu họ muốn tái đắc cử nhiệm kỳ sau, đặc biệt là trong quãng thời gian cuối của nhiệm kỳ họ đang nắm giữ chức vụ. Những toan tính, những chiến lược cho một cuộc bầu cử lớn sẽ ảnh hưởng tới công việc chính ở trong Nhà Trắng của họ. Đã có những nhận định rằng năm cuối trong nhiệm kỳ đầu của một vị Tổng thống thường chỉ là để lo lắng cho việc chạy đua cho cuộc vận động tranh cử tiếp theo, chứ không có nhiều ý nghĩa trong vấn đề điều hành đất nước.

Thứ hai, ta hãy xét đến khía cạnh tài chính của cuộc bầu cử. Một cuộc bầu cử lớn như vậy, hiển nhiên công tác vận động tranh cử của các ứng viên sẽ rất vất vả và tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Với con số hàng tỷ đô la cho những cuộc vận động tranh cử, người ta có thể đặt ra một nghi vấn rằng, số tiền ủng hộ tranh cử cho các ứng viên Tổng thống đó từ đâu ra, và nó có ảnh hưởng gì không khi vị ứng viên trở thành tân Tổng thống? Từ đó người ta có quyền nghi ngờ các nhà đại tư bản đã đứng đằng sau thao túng các cuộc vận động tranh cử, ít nhất về mặt ủng hộ tài chính cho các ứng viên, do vậy các quyết sách sau này của Tổng thống sẽ bị chi phối bởi lợi ích của các nhà tư bản đó chứ không hẳn đã vì số đông dân chúng.

Ngoài ra, định chế đại cử tri đã từng một lần gây ra tranh cãi về vấn đề dân chủ trong cuộc bầu cử. Đó là trường hợp cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, khi ứng viên Al Gore đạt tới 48,38% phiếu phổ thông cả nước so với 47,87% của ứng viên Bush, tuy vậy Bush lại nhận được nhiều phiếu của Đại cử tri hơn Al Gore. Sau đó Tòa án tối cao Hoa Kỳ phán quyết Bush chiến thắng trong cuộc bầu cử đầy tranh cãi này. Sự kiện đó khiến nhiều người có suy nghĩ rằng, việc bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ không thực sự do nhân dân quyết định, mà chỉ do một bộ phận nhỏ trong dân cư quyết định mà thôi.

Tại sao các nhà lập hiến lại trao toàn bộ quyền hành pháp cho một vị Tổng thống như vậy?

Có lẽ bắt nguồn từ quan điểm "Một chính phủ độc tài nhưng quyết đoán còn đỡ tai hại hơn một chính phủ mang tiếng dân chủ nhưng lại không dám quyết đoán, không có khả năng giải quyết nhanh chóng các vấn đề quốc kế dân sinh" của các học giả tư sản. Yêu cầu lớn nhất đối với nhánh quyền lực hành pháp là nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, quyết đoán, mới có thể điều chỉnh tốt những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Mà chế độ thủ trưởng một người sẽ làm điều đó tốt hơn là 1 hội đồng hành pháp tuy nhiều người nhưng có nguy cơ rườm rà, chậm trễ.

Và một trong những quyền hành đáng chú ý của Tổng thống, đó là quyền phủ quyết...

Đúng vậy. Có 2 lợi ích lớn nếu Tổng thống được trao quyền phủ quyết

Thứ nhất, có được quyền này trong tay, Tổng thống sẽ có thể kiềm chế, đối trọng với Nghị viện một cách có hiệu quả. Khi xây dựng Hiến pháp, các nhà lập hiến Mỹ luôn coi trọng và đề cao nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó các nhánh quyền độc lập và kiềm chế lẫn nhau, tránh nguy cơ lạm dụng quyền lực từ bộ máy Nhà nước. Quyền phủ quyết của Tổng thống là minh chứng rõ ràng cho điều này.

Thứ 2, mục đích cao nhất khi ban hành các đạo luật là làm cho nó được thi hành một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao trong cuộc sống. Điều này buộc các đạo luật phải được sự đồng thuận của nhánh quyền hành pháp, vì đó là nhánh quyền gần gũi với cuộc sống từng giờ, từng phút nhất. Các nhà lập hiến Mỹ trao quyền phủ quyết cho Tổng thống là để hành pháp phần nào loại trừ những đạo luật "xa rời" với thực tế đời sống luật pháp của Nghị viện, hoặc buộc nghị viện phải xem xét lại kĩ càng hơn những đạo luật như vậy, đồng thời cũng là tạo điều kiện để hành pháp có thể thực thi luật pháp một cách thuận tiện nhất. Sự kiểm soát của hành pháp đối với các đạo luật khi nó ra đời quả thật là rất cần thiết như vậy.

Luật gia Phan Hoàng Linh


Cùng chuyên mục

Thụy Sĩ xác nhận mời các nước G7, G20, EU, BRICS tới hội nghị Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:07
Nga không được mời tới hội nghị hòa bình Ukraine dù “Thụy Sĩ luôn tỏ ra cởi mở trong việc đưa ra lời mời”, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.

Pháp tiếp tục đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua FDI ở châu Âu

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:15
Năm thứ 5 liên tiếp, Pháp đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua thu hút FDI ở “cựu lục địa” nhưng vị trí lãnh đạo châu Âu của Paris có thể bị thách thức.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Đáp trả Ukraine, Nga ra đòn tấn công, phá hủy trung tâm chỉ huy của Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 13:45
Sau khi Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu ở khu vực Ryazan, quân đội Nga đã có hành động đáp trả. Đêm 1/5, quân đội Nga triển khai đợt tấn công mới vào Odessa.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.