Bi kịch dùng doping

Bi kịch dùng doping "biến" thành đàn ông

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
0
Ngồi trong một cửa hàng nhỏ bán đồ thể thao tại thành phố Berlin, Đức, người đàn ông có cái tên Andreas Krieger với những cơ bắp săn chắc đang lật dở những bức ảnh của mình 20 năm về trước. Không ai có thể ngờ rằng, người đàn ông với đôi môi dày, hàng râu rậm đen đã từng là một cô gái xinh xắn với mái tóc vàng óng ả có tên là Heidi Krìeger.

“Bi kịch của tôi đã bắt đầu từ khi bước chân vào đội tuyển quốc gia Đông Đức”- Andreas Krìeger hồi tưởng những biến động khó tin của cuộc đời mình.

Di chứng tai hại

Giới thể thao Đông Đức cũ sẽ không thể quên cái tên của nữ vận động viên ném tạ- Heidi Krìeger. Trên chứng minh thư khi bắt đầu bước chân vào đội tuyển quốc gia còn ghi rõ “Heidi Krìeger, sinh năm 1966, giới tính nữ”. Nhưng 12 năm trước, trong giấy tờ của Heidi Krìeger, mục giới tính đã chuyển thành... nam. Một điều đáng ngạc nhiên là nữ vận động viên này không phải người đồng tính, tuy nhiên do hơn 10 năm sử dụng doping, cuộc đời cô đã hoàn toàn thay đổi.

Pháp luật - Bi kịch dùng doping 'biến' thành đàn ông
Heidi Krìeger thi đấu năm 23 tuổi

Ngược thời gian vào năm 1980, cô gái 14 tuổi Heidi Krìeger bắt đầu cuộc đời thể thao khi ghi danh học ném tạ tại một câu lạc bộ của Đông Đức cũ. Theo như Heidi kể lại thì do đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong thi đấu nên chỉ sau một thời gian, cô đã có tên trong danh sách đội tuyển quốc gia. “Khi bắt đầu tập luyện ở những mức độ cao hơn, tôi đã được huấn luyện viên cho sử dụng một viên thuốc màu xanh. Ông ấy bảo đó là vitamin và tôi buộc phải sử dụng nó. Một điều ngạc nhiên là thành tích tập luyện của tôi đã tiến bộ không ngừng cùng với thời điểm sử dụng viên thuốc vitamin đó”.

Cũng từ khi sử dụng viên thuốc màu xanh, cơ thể của cô gái Heidi Krìeger đã có những thay đổi bất thường. “Tôi thấy cơ thể mình ngày càng nam hóa về giọng nói cũng như trong tâm tính. Giọng nói thì mỗi lúc một trầm lại, tính tình thì thay đổi dị thường. Những bạn đồng tranh lứa với tôi trong đội tuyển cũng có những biểu hiện này. Tuy nhiên chúng tôi đã không định nghĩa được sự thay đổi bất thường này là gì vì còn quá nhỏ. Chỉ biết rằng, liều lượng dùng viên thuốc màu xanh đó ngày càng nhiều lên. Thậm chí có những lần chúng tôi còn được tiêm trực tiếp loại vitamin đó vào tĩnh mạch”- Heidi Krìeger cho biết.

Sau 10 năm tham gia trong đội tuyển, mỗi ngày Heidi Krìeger đều cảm thấy yết hầu của mình to ra. Lông tơ trên mặt, trên cằm và trong cơ thể cũng ngày càng rậm rạp lên. Trước khi rời bỏ đội tuyển, cô gái này đã cao tới 1m87 và nặng 100 kg. Heidi Krìeger đau xót nói: “100 người nhìn tôi lúc đó thì cả 100 sẽ bảo rằng: Đó là một người đàn ông. Sau nhiều dằn vặt đớn đau, tôi đã quyết định rời bỏ đội tuyển sau 10 năm gắn bó”. Được biết, sau khi rời bỏ đội tuyển ném tạ, năm 1997 Heidi Krìeger đã quyết định chuyển đổi giới tính đề trở thành một người đàn ông.

Rời bỏ vinh quang trước khi quá muộn

Theo nhiều chuyên gia y tế trong lĩnh vực thể thao cho biết, thực ra viên thuốc màu xanh mà Heidi Krìeger đã buộc sử dụng đó không phải là vitamin. “Đó là một trong các chất doping có tên là thuốc tăng đồng hóa. Khi sử dụng các thuốc tăng đồng hóa mà đại diện là các loại thuốc bắt nguồn từ kích dục tố nam testosterone nhằm làm tăng thể tích và sức mạnh cơ, các vận động viên nữ có xu thế nam hóa như giọng nói trầm lại, nổi mụn, mọc râu, mọc lông và rối loạn kinh nguyệt, còn vận động viên nam có nguy cơ bị teo tinh hoàn, tinh dịch giảm và có thể dẫn đến liệt dương”- một chuyên gia y tế trong lĩnh vực thể thao tại Đức cho biết.

Pháp luật - Bi kịch dùng doping 'biến' thành đàn ông (Hình 2).
Heidi Krìeger trước và sau chuyển đổi giới tính

Heidi Krìeger kể lại rằng, lúc đó cô còn quá nhỏ để phân biệt thế nào là thuốc tăng đồng hóa, thế nào là vitamin. “Chúng tôi chỉ làm theo những yêu cầu của huấn luyện viên. Mọi chế độ ăn uống ngủ nghỉ và tập luyện, tất cả đêu phải tuân thủ theo quy định. Làm sao những đứa trẻ mới hơn 10 tuổi khi đó biết được rằng, huấn luyện viên đã bắt sử dụng doping để nhằm tăng sức mạnh cơ bắp, đạt được thành tích cao trong thi đấu”- Heidi Krìeger nói.

Ở thời điểm đó, những vận động viên như Heidi Krìeger mỗi ngày đều phải sử dụng 30mg thuốc tăng đồng hóa có chứa chế phẩm testosterone. Trong khi đó lượng testosterone tự sản sinh trên cơ thể của một phụ nữ trưởng thành cũng chỉ là 0,5 mg. “ Ở nam giới, testosterone kích thích sự phát triển của những đặc điểm giới tính thứ phát, bao gồm sự lớn lên của dương vật, sự phát triển của hệ lông trên cơ thể, sự phát triển cơ, và làm vỡ giọng. Nó hiện diện với số lượng lớn ở nam giới trong suốt tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành để điều hòa ham muốn tình dục và duy trì khối lượng cơ. Testosterone cũng được sản xuất từ tuyến thượng thận ở cả nam và nữ và ở buồng trứng của nữ giới, tuy nhiên với số lượng thấp”- một bác sỹ cho biết.

Chính vì tác hại của loại thuốc tăng đồng hóa này, mà sau 10 năm, từ một cô gái nhỏ nhắn và xinh xắn, Heidi Krìeger đã hoàn toàn trở thành một người đàn ông. “Có đau đớn nào khi mỗi ngày phải chứng kiến sự thay đổi về ngoại hình khi thấy mình trở nên gồ ghề và thô ráp. Đã có lúc tôi muốn tự sát, nhưng không thể làm được. Tôi cũng đã đặt ra câu hỏi, nếu sau khi rời bỏ đội tuyển, tôi sẽ là ai, đàn ông hay phụ nữ? Vì thế quyết định ra đi của tôi thì ngoài vấn đề chấn thương ra, còn có một lý do nữa: Phẫu thuật chuyển đổi giới tính trước khi mọi thứ đã quá muộn”- Heidi Krìeger nhớ lại những tháng ngày cô phải đấu tranh để ra khỏi đội tuyển quốc gia Đông Đức.

Được biết trong sự nghiệp thể thao của mình, Heidi Krìeger đã giành được huy chương vàng môn ném tạ tại giải Vô địch châu Âu vào năm 1986. Sau khi rời bỏ đội tuyển và tiến hành chuyển đổi giới tính, Heidi Krìeger đã đổi tên thành Andreas Krieger. Hơn thế nữa, Andreas còn lấy vợ - một cựu vận động viên bơi lội hơn “anh” 3 tuổi. Dĩ nhiên là chiếc huy chương vàng- thành tích cao nhất mà Heidi Krìeger đạt được trong sự nghiệp của mình đã bị tước bỏ. Tuy nhiên đối với Heidi Krìeger thì chiếc huy chương vàng này đã không còn nhiều ý nghĩa.

Bi kịch từ “Kế hoạch quốc gia 14.25”

Theo như thống kê, từ năm 1968 đến năm 1988, trải qua 4 kỳ thế vận hội, một đất nước chỉ có 16 triệu dân như Đông Đức khi đó đã giành tới 519 huy chương các loại, trong đó có 192 huy chương vàng. Nếu tính bình quân số lượng 192 huy chương vàng trên đầu người dân thì tỷ lệ này cao gấp 10 lần Liên Xô, gấp 13 lần Mỹ- cũng là hai cường quốc thể thao ở thời điểm đó.

Pháp luật - Bi kịch dùng doping 'biến' thành đàn ông (Hình 3).
Chân dung Heidi Krìeger hiện tại

Heidi Krìeger tiết lộ rằng, cô là vận động viên có số hiệu 54 thuộc kế hoạch có tên là “Kế hoạch quốc gia 14.25”. Trong bản kế hoạch này ghi rõ, tất cả các vận động viên ưu tú có tên trong danh sách đều phải sử dụng doping. Điều đặc biệt là các vận động viên nữ đều sử dụng viên thuốc màu xanh hàng ngày- loại thuốc mà huấn luyện viên của Heidi Krìeger đã từng nói với cô rằng: Đó là vitamin. Hơn nữa, tất cả những thay đổi trên cơ thể và tâm lý của các nữ vận động viên có tên trong “ Kế hoạch quốc gia 14.25” đều được giữ kín tuyệt đối. “Không ai được phép trả lời phỏng vấn trên truyền hình. Tôi còn nghe nói rằng Cơ quan tình báo Đông Đức cũ (Stasi) cũng tham gia trong kế hoạch này”- Heidi Krìeger nói.

“Vì những viên thuốc này, mà chúng tôi không bao giờ thấy mệt mỏi. Chúng tôi có thể luyện tập cả ngày mà không cần nghỉ ngơi. Để đạt thành tích, họ đã không màng đến sức khỏe của chúng tôi. Trong 10 năm ở đội tuyển, tôi đã nghĩ mình như con chuột bạch bị đem ra thí nghiệm. Chính họ đã giết chết cô bé Heidi Krìeger” - Heidi Krìeger chua chát nói.

Ngày 2/5/2000, một số nhân viên của Stasi cùng với một số nhân vật chóp bu trong “ Kế hoạch quốc gia 14.25” đã phải đối mặt với một bản án liên quan tới các chi phí thuốc dành cho vận động viên dưới thời Đông Đức cũ. Được biết, án này liên quan trực tiếp tới 600 người và con số gián tiếp là 3000 người. Kết quả điều tra cho thấy, rất nhiều vận động viên có mặt trong danh sách “ Kế hoạch quốc gia 14.25” sau khi từ giã sự nghiệp đều mắc các chứng bệnh nan y như ung thư, gan, vô sinh và các chứng bệnh tâm thần liên quan đến chấn động tâm lý. Ngoài Heidi Krìeger, bản án này còn ghi nhận lời khai của 140 vận động viên khác cùng hoàn cảnh.

Hải Hiền (Theo History)


Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Bắt giữ 7 đối tượng giữ người trái pháp luật

Thứ 6, 10/05/2024 | 20:53
Do mâu thuẫn với K’Trường (anh trai của K’Su), nhóm của đối tượng K’Nâng đã bắt giữ K’Su hành hạ để hỏi tung tích K’Trường thì bị công an bắt giữ.

Đồng Nai: Nhóm chuyên “đua nóng” xe máy liên tỉnh sa lưới

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:00
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp.Biên Hòa đang tạm giữ hình sự 2 đối tượng để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Vụ huỷ hoại rừng ở Bình Thuận: Đề nghị không cho hưởng án treo

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:43
VKSND huyện Hàm Thuận Nam đề nghị Toà án xử tăng mức hình phạt và không cho hưởng án treo, đối với bị cáo Nguyễn Văn Hiền, tăng hình phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Cẩn.

Liên tiếp bắt giữ lượng lớn ma tuý qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:22
Hai vụ ma tuý lớn liên tục bị lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh bắt giữ khi đi qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Bình Thuận: Cảnh sát 113 truy đuổi, tóm gọn đối tượng đi mua ma tuý

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:11
Tổ tuần tra Cảnh sát 113, Công an tỉnh Bình Thuận trong lúc tuần tra đã phát hiện và bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
     
Nổi bật trong ngày

Đồng Nai: Nhóm chuyên “đua nóng” xe máy liên tỉnh sa lưới

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:00
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp.Biên Hòa đang tạm giữ hình sự 2 đối tượng để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Bắt nhóm gây án ở Đà Nẵng, lẩn trốn đến tỉnh Đồng Nai

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:05
Nhóm 3 đối tượng có hành vi giết người tại Tp.Đà Nẵng, khi đang trên đường bỏ trốn thì bị Công an bắt Tp.Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) bắt giữ.