Bỏ biên chế giáo viên: Chỉ tạo thêm gánh nặng cho người dân

Bỏ biên chế giáo viên: Chỉ tạo thêm gánh nặng cho người dân

Thứ 5, 01/06/2017 | 14:35
0
“Tinh giản biên chế thì giáo viên sẽ không ổn định, còn các trường sẽ “đẻ” ra hàng trăm phụ phí cho phụ huynh”, PGS.TS Phạm Ngọc Trung nhận định.

Sau khi có thông tin bộ GDĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên, việc tuyển dụng sẽ theo chế độ hợp đồng “có vào - có ra” và giáo viên sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ lớn đã tạo nên nhiều tranh cãi xung quanh việc này.

PV báo ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với PGS.TS, Nhà giáo Nhân dân Phạm Ngọc Trung (Nguyên trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

PGS.TS Trung cho rằng: “Để đào tạo được một giáo viên sẽ mất từ 2-3 năm. Khi ra trường chưa chắc họ sẽ đứng lớp được ngay mà còn phải mất một thời gian tập sự mới đáp ứng được yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ. Và hơn hết, lương của giáo viên chỉ được theo cấp bậc.

Mô hình hiện tại trong ngành giáo dục khiến giáo viên sẽ gắn bó hơn, họ yên tâm công tác và cống hiến. Bởi nếu giáo viên đang từ công chức viên chức mà chuyển xuống hợp đồng họ sẽ thấy cuộc sống của mình không ổn định, nhiều người sẽ xin nghỉ việc. Khi đó chúng ta lại đối mặt với việc thiếu lực lượng giảng dạy, nhất là hệ thống mầm non và tiểu học. Nhiệt huyết và niềm tin sẽ giảm, giáo viên không còn say mê với nghề”.

Đời sống - Bỏ biên chế giáo viên: Chỉ tạo thêm gánh nặng cho người dân

PGS.TS, Nhà giáo Nhân dân Phạm Ngọc Trung  chia sẻ về việc bỏ biên chế giáo viên.

Cũng theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung, khi bỏ công chức, viên chức giáo viên thì  rất có thể nhiều trường học không còn được bao cấp như mô hình hiện tại thì nhà trường sẽ nghĩ ra nhiều cách biến tướng đi để thu thêm tiền của học sinh, sinh viên.

Không chỉ còn là học thêm dạy thêm mà khi ấy sẽ “đẻ” ra hàng trăm loại phụ phí khác như: Xây dựng trường học, lắp điều hòa, sửa chữa trường lớp, vườn cây… Phụ huynh học sinh có nhiều người không muốn theo nhưng họ buộc phải đóng tiền vì con họ đang học trong trường.

"Quả thực nếu như vậy thì việc bỏ công chức, viên chức sẽ chỉ làm cho gánh nặng đối với người dân", PGS.TS Trung nhận định.

"Nếu đời sống giáo viên khó khăn, trường lớp không ổn định học sinh sẽ thiệt thòi. Nên phải làm sao giữ được sự ổn định cũng như đảm bảo được chất lượng cuộc sống cho giáo viên”, PGS.TS Phạm Ngọc Trung kết luận.

Xem thêm:

Bỏ biên chế giáo viên: Thực hiện đúng luật không thí điểm giáo viên

Tiến Dũng

Cùng tác giả

Nghệ sĩ chưa hiểu rõ luật hay e ngại không muốn "làm tới cùng” khi bị "khai tử" trên mạng xã hội?

Chủ nhật, 05/07/2020 | 19:45
Luật sư La Văn Thái cho rằng, việc danh hài Thúy Nga hay một số nghệ sĩ khác từng bị “khai tử” trên mạng xã hội cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng tung tin đồn. Danh hài Thúy Nga nên làm đơn yêu cầu xử lý, thậm chí khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như phòng ngừa cho những người khác.

Băng ổ nhóm chính chưa được diệt tận gốc, dễ lọt lưới và tiếp tục gây họa

Thứ 5, 11/06/2020 | 14:11
Vụ 200 người náo loạn ở Q.Bình Tân, TP.HCM một lần nữa khiến dư luận xã hội lo ngại về hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có quy mô, có thể tập hợp lượng lớn người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, bức xúc dư luận xã hội…

Nguyên tắc sống còn của “hiệp sĩ chống dịch”: “3 diệt” và bao vây dập dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 14:00
Ở tuổi 70, với gần 40 năm gắn bó với chuyên ngành Truyền nhiễm mà ngày nay gọi là chuyên ngành các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới, bác sĩ Ngô việt Hùng đã trải qua không biết bao nhiêu vụ dịch từ lúc mới ra trường. Với ông nghề nghiệp chọn ông chứ không phải do ông chọn.

Cán bộ có con được nâng điểm thi ở Sơn La: “Không quy hoạch, không bổ nhiệm, kiểm điểm có hình thức”

Thứ 4, 09/10/2019 | 07:59
Đó là lời khẳng định của ông Cầm Văn Hoan - Chi cục trưởng cục Kiểm lâm Sơn La khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc sẽ xử lý ông Bùi Minh Hải - cán bộ kiểm lâm có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Sự việc cô giáo liên tục tát học sinh: Không có phương pháp giáo dục không nên làm thầy

Thứ 2, 07/10/2019 | 16:04
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.