Bỏ

Bỏ "màng lọc méo mó" làm khổ giáo viên: Việc cần làm từ lâu!

Chủ nhật, 06/12/2020 | 11:33
1
Tới đây, giáo viên sẽ trút được “gánh nặng”, yên tâm công tác và xã hội cũng bớt đi vấn nạn mua bán chứng chỉ rởm. Đây là một tin vui đối với nhiều thầy, cô giáo.

Tin vui cho giáo viên

Mới đây, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ trong buổi tiếp xúc cử tri có thông tin về việc thống nhất với bộ Nội vụ, xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.

Trước thông tin này, nhiều giáo viên cho biết, đây là một tin vui. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa - giáo viên tại Đan Phượng (Hà Nội) - bày tỏ: “Mặc dù mới chỉ nghe đến thông tin này, tuy chưa chính thức, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy rất vui mừng. Nếu thực sự bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, việc thi tuyển sẽ dễ hơn, giáo viên sẽ thoát khỏi cảnh nơm nớp lo chứng chỉ cho đủ chuẩn, vừa đỡ hao công tổn sức, vừa đỡ tốn thời gian lại đỡ hẳn một khoản tiền, bởi, đã đi học là lại tốn tiền”.

Đồng tình với chia sẻ của cô Hoa, thầy Nguyễn Tiến Mạnh - giáo viên tại Hà Nội -cũng cho biết: “Tôi đã đọc một số thông tin về vấn đề này. Theo tôi, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là đúng đắn, vì giáo viên học xong cũng nhiều người không sử dụng đến. Tiếng Anh với tin học thì phải rèn luyện thường xuyên và có nhiều cách để bồi dưỡng tin học, trau dồi ngoại ngữ cho giáo viên mà không nhất thiết phải cấp chứng chỉ. Cấp chứng chỉ gây tốn kém, làm rườm rà thủ tục hành chính, tạo “lỗ hổng” cho những người môi giới văn bằng trục lợi”.

Thầy Nguyễn Viết Tiến - giáo viên tại Sơn Tây (Hà Nội) - chia sẻ: “Tôi thấy hợp lý vì trong trường sư phạm, các sinh viên sư phạm đã được trang bị đầy đủ ngoại ngữ, tin học theo chương trình của bộ GD&ĐT để khi ra trường sử dụng. Còn trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, các thầy cô nếu không theo kịp công nghệ thông tin hay những kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyên môn thì các thầy cô sẽ phải tự học để nâng cao trình độ, để phục vụ cho thực tế công việc giảng dạy.

Giáo dục - Bỏ 'màng lọc méo mó' làm khổ giáo viên: Việc cần làm từ lâu!

Thầy Nguyễn Viết Tiến - giáo viên tại Sơn Tây (Hà Nội) chia sẻ trước thông tin bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáio viên.

Tôi hoàn toàn ủng hộ bỏ các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, vì khi đó, các thầy cô không phải chạy đôn chạy đáo đi đến trung tâm này trung tâm nọ học các chứng chỉ ngoại ngữ, sau đó, về bỏ có một chỗ không phục vụ cho chuyên môn mà lại là cơ hội cho các trung tâm mọc lên và không được kiểm soát chất lượng. Mà lại gây lãng phí về công sức, tiền bạc và thời gian của các thầy cô”.

Đồng cảm với nỗi lòng của giáo viên, ông Nguyễn Minh Luân - Giám đốc sở GD&ĐT Cà Mau - đánh giá: “Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cũng chính là mong mỏi của giáo viên suốt bao lâu nay. Nếu bỏ được những chứng chỉ này, cũng chính là bỏ dược gánh nặng cho giáo viên, bớt đi những nỗi lo chi phí và mở ra cơ hội lớn hơn cho giáo viên. Đồng thời, đây cũng là một cải cách về mặt điều kiện, thủ tục của ngành giáo dục. Giáo viên hiện nay vốn đã có nhiều “gánh nặng”, chịu nhiều áp lực, nên nếu bỏ được thì rất tốt, giáo viên sẽ yên tâm công tác hơn”.

Đào tạo thực chất từ môi trường sư phạm

Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, GS.TS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Hà Nội - nhận định: “Giáo viên cần có năng lực ngoại ngữ và tin học, nhưng không cần thiết phải “đóng đinh” qua chứng chỉ, mà sẽ đào tạo trực tiếp từ trong các trường sư phạm. Chỉ cần bản thân giáo viên tự vận dụng thực tế, đảm bảo chuyên môn.

Theo tôi, khi tuyển dụng giáo viên, không phải chỉ chăm chăm căn cứ vào các chứng chỉ, mà có thể đưa ra ngay những bài kiểm tra nhanh về năng lực ngoại ngữ, tin học, nếu những nội dung này liên quan trực tiếp đến công việc sau này của giáo viên đó. Nhiều khi, có nhiều người có chứng chỉ trong tay những chưa chắc đã có năng lực thực sự, cứ kiểm tra qua thực tiễn là tốt nhất”.

Giáo dục - Bỏ 'màng lọc méo mó' làm khổ giáo viên: Việc cần làm từ lâu! (Hình 2).

GS.TS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Hà Nội.

“Bỏ chứng chỉ nhưng không có nghĩa là không cần những năng lực đó mà sẽ lồng ghép bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chẳng hạn, ngay trong mỗi nhà trường sư phạm, cần đẩy mạnh hơn nữa, tăng cường hơn nữa thời lượng và chất lượng giảng dạy về ngoại ngữ, tin học, để làm sao cho sinh viên sau khi ra trường, đảm bảo đáp ứng nghề nghiệp, không cần phải đi học thêm các chứng chỉ. Chính vì những yêu cầu cứng nhắc đó trước đây, mà sinh ra những tiêu cực về cấp chứng chỉ” - GS.TS Đinh Quang Báo nhấn mạnh.

Ông Phạm Việt Đức - Giám đốc sở GD&DT tỉnh Thái Nguyên - cũng cho biết: “Trong chương trình đào tạo hiện nay tại các nhà trường sư phạm, đã có chuẩn ngoại ngữ, tin học cho sinh viên tốt nghiệp rồi, nếu sau khi ra trường, lại cần thêm chứng chỉ để tuyển dụng giáo viên thì sẽ gây ra sự chồng chéo. Chưa kể, một số tiêu cực có thể xuất hiện, tức là, sinh ra thêm một “màng lọc”, nhưng lại là “lọc méo mó”, vừa gây lãng phí lại vừa áp lực cho giáo viên. Chính vì vậy, tôi cho rằng, để các trường sư phạm cam kết sản phẩm đầu ra đạt chuẩn rồi thì không cần phải yêu cầu thêm chứng chỉ nữa, làm ít “màng lọc” nhưng phải chuẩn”.

Thông tư sẽ có hiệu lực trong tháng 2/2021

Theo kế hoạch, Thông tư này sẽ ban hành trong tháng 12/2020. Sau khi ban hành thì sau 45 ngày sẽ có hiệu lực. Như vậy, trong tháng 2/2021, văn bản này sẽ có hiệu lực. Ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng phụ trách cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (bộ GD&ĐT) - cho biết: “Điểm chú ý của các dự thảo Thông tư này, chính là tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; không quy định giáo viên dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ 2; không quy định giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc. Bộ trưởng cũng chỉ đạo những nội dung về ngoại ngữ, tin học tới đây sẽ được tính toán để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên một cách phù hợp; để khi ra trường, giáo viên có đủ năng lực ngoại ngữ, tin học phục vụ công việc”.

Cẩm Mịch

Sách giáo khoa ngập “sạn”: Khi “lão làng” còn ngây thơ đến ngớ ngẩn

Thứ 7, 05/12/2020 | 07:42
Khi Cánh Diều bị “nhặt sạn”, một vài người có thể tặc lưỡi bênh vực, nhưng nếu các bộ sách của NXBGDVN cũng cùng chung một “vết xe đổ” thì chẳng ai có thể chấp nhận.

Chứng chỉ hành nghề cho giáo viên: Thừa giấy vẽ voi?

Thứ 2, 14/01/2019 | 13:05
Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, ông Lê Quán Tần đã kiến nghị “Việt Nam nên có chế độ cấp chứng chỉ hành nghề dạy học để kiểm soát chất lượng đảm bảo của giáo viên trong thực tế hành nghề”. Nhiều ý kiến không ủng hộ và cho rằng nên giảm bớt thủ tục.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Bản tin 26/4: Lịch học bù của học sinh Hà Nội sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 05:30
Lịch học bù của học sinh sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5; Nuốt đồng xu của máy trò chơi, bé gái 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu...