Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: “Không để một rừng vướng mắc như hiện nay”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 7, 25/05/2024 | 16:41
0
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, Quốc hội tập trung làm vấn đề lớn quyết sách, còn chi tiết điều hành nên giao lại cho Chính phủ thì vấn đề mới xử lý nhanh được.

Tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận chiều 25/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cảm ơn các ý kiến thẳng thắn, xác đáng của các đại biểu Quốc hội, những ý kiến này sẽ là những bài học quý cho quá trình xây dựng và thực hiện chính sách sau này.

Chưa bao giờ Chính phủ làm quyết liệt như vậy

Theo Tư lệnh ngành KH&ĐT, Nghị quyết 43/2022 là chủ trương lớn, chính sách chưa có tiền lệ, có tính cấp bách - chiến lược nên yêu cầu nhanh, đảm bảo các mục tiêu chương trình là không để trục lợi, tránh thất thoát lãng phí.

“Chương trình này là lần đầu tiên thực hiện, quy mô lớn, rộng và liên quan nhiều lĩnh vực, thủ tục rườm rà, vướng mắc. Kỳ họp nào cũng nói. Chúng tôi nhận thấy một yếu tố đúc rút là ngoài vấn đề chưa có tiền lệ, thì kinh nghiệm năng lực thực thi của chúng ta còn hạn chế, việc phối hợp các cơ quan liên quan bất cập, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm”, Bộ trưởng nói và cho rằng, đây là nguyên nhân làm cho kết quả một số chính sách chậm, một số chính sách chưa hiệu quả, một số chính sách chưa thực hiện được.

Tuy nhiên, đánh giá chung ông Dũng cho rằng: Chủ trương lớn của Quốc hội, Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế rất khó khăn… về tổng thể qua 2 năm thực hiện, cơ bản đạt được yêu cầu.

"Chúng ta đã đưa được lượng vốn lớn ra nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và kìm giữ được lạm phát, các cân đối lớn vẫn đảm bảo, việc làm, cải thiện hạ tầng giao thông", ông Dũng nói.

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: “Không để một rừng vướng mắc như hiện nay”

 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo giải trình (Ảnh: Quochoi.vn).

Theo ông, kết quả lớn hơn việc thực hiện Nghị quyết 43/2022 còn cho chúng ta bài học kinh nghiệm hết sức quý, để sau này phản ứng chính sách nhanh, cách xây dựng hiệu quả.

"Thủ tướng và các bộ ngành, địa phương đã hết sức cố gắng, Chính phủ đã ban hành 20 Nghị định hướng dẫn, 1 Chỉ thị, duy trì 5 Tổ Công tác thực hiện các lĩnh vực, cùng 26 đoàn công tác, phân công tất cả thành viên Chính phủ xuống địa phương để giải quyết vướng mắc từng dự án…. "chưa bao giờ làm quyết liệt như vậy", ông Dũng nói. Riêng Bộ KH&ĐT, cũng đã ban hành 10 công điện, 20 văn bản hướng dẫn đôn đốc.

“Còn chúng ta lại tiếp cận qua các chính sách mà các chính sách thì phải có văn bản hướng dẫn, quy trình, thủ tục, lại hết giờ, không còn tính hiệu quả. Khi chúng ta làm xong, thì không còn tính thời sự nữa, như các đại biểu Quốc hội đã nêu", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích.

Hoàn thiện thể chế cần nhanh hơn

Theo ông Dũng, từ chủ trương gói hỗ trợ, nguyên tắc, tiêu chí làm rất bài bản, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội các tiêu chí này để lựa chọn, kèm theo danh mục. Nhưng danh mục ban đầu là dự kiến để xác định số vốn cần thiết, đảm bảo thời gian ban hành. Sau Quốc hội cho chủ trương, chúng ta mới xây dựng chi tiết, rà lại, xem lại và thay đổi dự án, quy mô, lại điều chỉnh và mất thời gian… các đại biểu hết sức thông cảm.

Ông Dũng cho biết, các cơ chế chính sách thực hiện Nghị quyết chỉ quy định thời gian ngắn, thủ tục phức tạp, không có cơ chế rút ngọn. Khi xây dựng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi trung ương muốn tập trung vào các dự án trọng tâm trọng điểm dự án lớn, kéo dài.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng cho rằng: "Hiện các dự án lớn thuộc nhóm C sẽ phải mất 3 năm, dự án nhóm B 4 năm và dự án nhóm A là 5-6 năm… song thời gian chuẩn bị mất ít nhất 1 năm. Chúng ta mới đi qua 2 năm thực hiện Nghị quyết nên nếu áp theo quy định các dự án lớn nhóm A, B, C thì chắc chắn là chậm".

Ông Dũng đề xuất, nếu kéo dài thời gian chương trình phục hồi của Nghị quyết 43, bài học là không nên đưa dự án lớn vào. Còn nếu đưa dự án lớn nhóm A, B, C thì phải kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết.

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: “Không để một rừng vướng mắc như hiện nay” (Hình 2).

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ngày 25/5 (Ảnh: Quochoi.vn).

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội là nghiên cứu đánh giá phương thức hỗ trợ để đạt hiệu quả cao nhất.

"Các nước hỗ trợ ngay bằng tiền mặt, mỗi người dân được 1.000 đến 2.000 USD, cứ thế phát, đưa ngay vào nền kinh tế. Còn chúng ta lại tiếp cận qua các chính sách mà các chính sách thì phải có văn bản hướng dẫn, vướng mọi quy trình, thủ tục, lại hết giờ, không còn tính hiệu quả", ông Dũng nói và cho rằng, với cách làm chính sách hỗ trợ như hiện nay, khi chúng ta làm chính sách xong, thì không còn tính thời sự nữa.

Thứ hai là xây dựng và thực thi các chính sách cần đơn giản, dễ hiểu, dễ giám sát và dễ thực hiện giữa các bên. Đây là nguyên tắc rất quan trọng. Bộ trưởng Dũng cho rằng “hoàn thiện thể chế cần nhanh hơn, không để một rừng vướng mắc như hiện nay".

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, xây dựng chính sách pháp luật phải xây dựng dựa trên niềm tin. Có nghĩa là các cơ quan bộ ngành với địa phương, giữa cấp dưới với cấp trên; phứ ba là phân cấp, phân quyền triệt để, hiệu quả hơn và kể cả Quốc hội với Chính phủ.

Ông Dũng nêu ví dụ: "Tất cả danh mục dự án trong Chương trình phục hồi kinh tế của Nghị quyết 43, Chính phủ đề nghị Quốc hội thông qua, làm bao nhiêu vòng, rất kỹ, nhưng khi Quốc hội làm xong, giao Chính phủ làm, nhưng mỗi lần làm xong thủ tục một dự án, lại phải trình Quốc hội lại. Nếu Quốc hội không họp lại phải trình Uỷ ban Thường vụ".

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT bày tỏ quan điểm: "Việc này gây mất rất nhiều thời gian, tôi cho là không thực sự cần thiết. Quốc hội tập trung làm vấn đề lớn quyết sách, còn chi tiết điều hành nên giao lại cho Chính phủ thì vấn đề mới xử lý nhanh được".

Nhiều nơi đề xuất có “cơ chế đặc thù” để giải quyết cho nhanh

Thứ 7, 25/05/2024 | 14:27
Các ĐBQH nhìn nhận, thời gian tới, các địa phương sẽ tiếp tục xin các cơ chế đặc thù, bởi nếu tuân thủ theo quy định hiện hành thì sẽ không thể làm được.

ĐBQH "thực sự đau" trước tình trạng cán bộ đùn đẩy, sợ trách nhiệm

Thứ 7, 25/05/2024 | 14:02
Các ĐBQH cho rằng, tình trạng đùn đầy trách nhiệm, sợ sai của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức dẫn đến việc giải quyết công việc chưa hiệu quả.

Đề nghị kéo dài giảm 2% thuế VAT cho tất cả các mặt hàng

Thứ 7, 25/05/2024 | 10:20
ĐBQH đề nghị Quốc hội cân nhắc xem xét cho phép tiếp tục kéo dài việc thực hiện chính sách giảm 2% thuế VAT cho tất cả các mặt hàng đến hết năm 2024.

Gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỉ lệ giải ngân thấp

Thứ 7, 25/05/2024 | 09:28
Bên cạnh những kết quả tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết số 43, báo cáo giám sát cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết này.
Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ các Phó Thủ tướng

Thứ 5, 13/06/2024 | 19:25
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 506 ngày 13/6/2024 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ họp chuyên đề pháp luật, thảo luận nhiều nội dung quan trọng

Thứ 5, 13/06/2024 | 09:56
Ngày 13/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2024 - là phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 5 của năm 2024.

Thẩm định Quy hoạch Tp.HCM: Xác định "điểm nghẽn" để phát triển

Thứ 4, 12/06/2024 | 11:10
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT yêu cầu làm rõ Quy hoạch Tp.HCM đã tương xứng với mục tiêu phát triển đầy tham vọng cùng thách thức rất lớn mà Tp.HCM đang phải đối mặt hay chưa.

Từ 1/7, dùng VNeID là tài khoản duy nhất khi thực hiện thủ tục hành chính

Thứ 2, 10/06/2024 | 14:54
Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành "chỉ bàn làm, không bàn lùi", tập trung xử lý dứt điểm các điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06.

Thủ tướng chủ trì hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ “điểm nghẽn” Đề án 06

Thứ 2, 10/06/2024 | 10:11
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Đề án 06 là một trong những “điểm sáng” của chuyển đổi số ở nước ta trong thời gian qua.
Cùng chuyên mục

Phát triển bền vững không phải câu chuyện xa xỉ của doanh nghiệp

Thứ 2, 17/06/2024 | 09:10
Với mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần cân nhắc giữa yếu tố kỹ thuật, kinh tế và môi trường trong các chính sách để điều chỉnh sao cho phù hợp.

Bức tranh thị trường cà phê Việt Nam và thế giới

Chủ nhật, 16/06/2024 | 14:00
Dự báo cà phê xuất khẩu có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Dự kiến cà phê có thể đạt khoảng 4,5 đến 5 tỷ USD trong năm 2024.

Kiên Giang: Làm đường dẫn hơn ngàn tỷ ra cảng tổng hợp ở Hà Tiên

Thứ 7, 15/06/2024 | 16:11
Dự án đường dẫn ra cảng tổng hợp Tp.Hà Tiên được chia làm 2 giai đoạn. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.177 tỷ đồng (nguồn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh).

"Du lịch cất cánh" hướng đến mục tiêu năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ 7, 15/06/2024 | 11:00
Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới.

Tìm chính sách, nguồn lực xây dựng và phát triển Hội An

Thứ 6, 14/06/2024 | 19:00
Ngày 14/6, UBND thành phố Hội An đã tổ chức Hội thảo “Chính sách, nguồn lực xây dựng và phát triển Hội An – Thành phố sáng tạo toàn cầu”.
     
Nổi bật trong ngày

Vàng thế giới tăng vọt, chuyên gia dự báo tích cực

Chủ nhật, 16/06/2024 | 22:00
Sau khi Mỹ công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm mạnh, giá vàng lập tức tăng vọt. Các chuyên gia dự báo tích cực về triển vọng kim loại quý trong ngắn hạn.

Giá vàng 16/6: Giá vàng biến động thế nào trong tuần tới?

Chủ nhật, 16/06/2024 | 09:17
Giá vàng thế giới cuối tuần đứng ở mức 2.333,8 USD/ounce. Nhiều chuyên gia cũng như các nhà đầu tư đưa ra dự báo khá tích cực về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn.

Bức tranh thị trường cà phê Việt Nam và thế giới

Chủ nhật, 16/06/2024 | 14:00
Dự báo cà phê xuất khẩu có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Dự kiến cà phê có thể đạt khoảng 4,5 đến 5 tỷ USD trong năm 2024.

5 tháng đầu năm, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đạt 334,5 triệu USD

Chủ nhật, 16/06/2024 | 07:00
Tính chung, trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 334,5 triệu USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 17/6: Vàng SJC vẫn ổn định ở mức gần 77 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 17/06/2024 | 09:51
Sáng 17/6, giá vàng trong nước giữ ổn định, trong đó thương hiệu SJC niêm yết quanh ngưỡng 76,98 triệu đồng/lượng.