Bộ trưởng phải là nhà chiến lược

Bộ trưởng phải là nhà chiến lược

Trần Quang Vũ
Thứ 6, 18/08/2017 | 09:48
3
Chỉ riêng về giáo viên trong ngành Giáo dục, trong 2 tháng, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có đến 3 quan điểm khác nhau, thậm chí ngược nhau.
Đa chiều - Bộ trưởng phải là nhà chiến lược

Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Các cơ quan cấp cao nói về giảm biên chế, ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ “té nước theo mưa” là sẽ bỏ chế độ biên chế giáo viên trong ngành Giáo dục. “Miệng nhà quan có gang có thép” nên ngay lập tức, kỳ tuyển sinh năm 2017, thí sinh tránh các trường sư phạm. Hậu quả, có trường đại học phải tuyển sinh ở mức 3 môn 12,5 điểm, trường cao đẳng 9 điểm.

Tuyển học sinh kém để làm thầy trong sự nghiệp trồng người thì Quốc gia này từ cổ chí kim chưa có! Lớp học sinh dốt sẽ làm thầy ở Quốc gia này 35 đến 40 năm, hậu quả chẳng biết đến đâu. Những rối ren của ngành Giáo dục cả hiện tại và vài chục năm sau, trách nhiệm số 1 thuộc về Bộ trưởng!

Thay vì điềm tĩnh tìm các lỗ hổng trong ngành, Bộ trưởng vội vàng hướng ngành Giáo dục học tập ngành Công an và ngành Quân đội. Có lẽ vì các ngành này hấp dẫn nên điểm tuyển sinh kịch trần. Lời ra khỏi miệng mới nghĩ và nhận ra sai, Bộ trưởng  không thể đưa lương giáo viên lên gấp 2 lần lương viên chức các ngành khác, không thể đặt ra chế độ ưu tiên cho tất cả con giáo viên... nên ông xoay hướng khác.

Ngày 17/8, trong cuộc họp với lãnh đạo các trường có đào tạo giáo viên, “Tư lệnh” ngành Giáo dục lại bảo, từ năm sau sẽ áp dụng điểm sàn riêng cho ngành Sư phạm!

Thưa Bộ trưởng, công việc mang tính chiến lược trong đào tạo giáo viên là: Thế giới vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam đang trong công cuộc phát triển theo thế giới thì cần dạy gì, theo hướng nào cho con trẻ. Từ đó, định lượng, định chất thầy cô giáo theo nhu cầu phát triển; biên soạn sách giáo khoa cũng theo hướng ấy và trước hết giải thể các trường sư phạm, các khoa sư phạm trong các trường đại học không chuyên về sư phạm đã đào tạo không theo nhu cầu xã hội và chất lượng không cao gây thừa giáo viên cục bộ.
Bộ trưởng là cấp vừa quản lý cái tức thời vừa làm chiến lược và phần chiến lược mới cần người có tầm!

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

Khó “thấu cảm” với những “sóng sánh” của ngành Giáo dục

Chủ nhật, 13/08/2017 | 08:15
Những ngày này, nhiều giáo viên đang cố gắng “cảm” với những “sóng sánh” mà Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói tới trong hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 mà dường như chẳng “thấu”.

VNEN và cuộc ‘cưỡng hôn’ tốn hơn 80 triệu USD của ngành giáo dục

Thứ 6, 21/07/2017 | 15:12
Năm 2012, giáo dục Việt Nam “kết hôn” với một “nhân vật” đến từ châu Mỹ La tinh, tiêu tốn hơn 80 triệu USD: VNEN. Cho đến hiện tại, cuộc "hôn nhân" đắt đỏ này vẫn là nỗi trăn trở của nhiều người.

Hà Nội: Thực hư thông tin bỏ công chức, viên chức ngành giáo dục

Thứ 2, 22/05/2017 | 10:53
Nhiều giáo viên tại Hà Nội đang hoang mang trước thông tin từ đầu tháng 1/2017, cấp hiệu phó trở xuống và toàn bộ giáo viên sẽ phải ký hợp đồng lao động với Nhà nước, bỏ khái niệm biên chế.
Cùng tác giả

Người nghèo vinh quang

Thứ 7, 09/09/2017 | 15:00
BOT, xăng, điện, VAT… tăng không ảnh hưởng tới người nghèo. Mọi chính sách liên quan tới giá và thuế không ảnh hưởng tới người nghèo…

Nhật, Việt hành xử ngược nhau

Thứ 5, 07/09/2017 | 06:30
Trẻ Nhật đến trường sách cũ, nhẹ tênh nhưng giáo dục tiên tiến. Trẻ Việt năm nào cũng sách mới, người làm giáo dục chưa giỏi truyền đạt kiến thức nhưng khôn về tạo thị trường móc túi tiền học trò.

Khởi tố, bắt giam, không vui mới lạ!

Thứ 7, 02/09/2017 | 15:00
Một ngày trước dịp kỷ niệm 72 năm lập nước, cơ quan điều tra khởi tố 5 người và bắt tạm giam 3 người nguyên là lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Tăng - giảm thiệt ai?

Thứ 6, 01/09/2017 | 09:09
Quốc gia cần tiền trả nợ, cần tiền chi tiêu công chỉ có hai cách là tăng thu và giảm chi.

Lỗ hổng ngân hàng

Thứ 4, 30/08/2017 | 14:24
TAND TP.Hà Nội đang xét xử “đại án” xảy ra tại ngân hàng Đại dương (Oceanbank). Nhiều vụ án khác tương tự cũng đã được xét xử cho thấy, hệ thống ngân hàng đang có lỗ hổng lớn.
Cùng chuyên mục

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.