Cái nhìn từ Việt Nam trước cuộc đảo chính ở Ai Cập

Cái nhìn từ Việt Nam trước cuộc đảo chính ở Ai Cập

Thứ 5, 04/07/2013 | 15:28
0
Trước cuộc đảo chính “chóng vánh” tại Ai Cập, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn “nóng” với PGS.TS. Bùi Nhật Quang - Viện trưởng, Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông về những khúc mắc ẩn sau sự kiện này.

- Xin tiến sỹ cho biết, tại sao dù được bầu cử một cách dân chủ mà chỉ sau một thời gian ngắn, Tổng thống Morsy “theo bước” người tiền nhiệm Mubarak? Và người dân Ai Cập lại bày tỏ sự đồng tình trước diễn tiến này?

Trước hết, chúng ta cần thấy rằng Ai Cập là quốc gia có hệ thống chính trị rất phức tạp với quy trình bầu cử Tổng thống được thay đổi nhiều lần, từ bầu gián tiếp sang bầu trực tiếp. Ông Mohamed Morsy là Tổng thống thứ 5 của Ai Cập và cũng là vị Tổng thống đầu tiên của thời kỳ “hậu Mùa xuân Arab”. Mặc dù vậy, vị thế của ông Morsy không được vững chắc dù đã được bầu cử dân chủ do hai lý do chính như sau:

Thứ nhất, khi tổ chức bầu cử năm 2012, nếu như tỷ lệ cử tri hào hứng đi bầu cử lên đến 80% ở đợt 1 thì đến đợt hai, chỉ có 35% cử tri đi bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bầu cử như vậy là quá thấp do người dân biểu thị sự chán nản với cả hai ứng viên lúc đó là ông Morsy – ứng viên của phong trào Anh em Hồi giáo và ông Ahmed Shafiq – nguyên Thủ tướng của chế độ Mubarak. Kết quả bầu cử thì như chúng ta đã biết, ông Morsy chỉ dành được chiến thắng với tỷ lệ 51,73% số phiếu bầu. Số cử tri đi bầu ít và số phiếu dành được chỉ quá bán một chút có nghĩa rà một bộ phận lớn dân chúng Ai Cập không ủng hội ông Morsy.

Thứ hai, trong hơn một năm điều hành đất nước, Tổng thống Morsy đã không làm được nhiều điều như cam kết: ông có xu hướng thâu tóm quyền lực cho cá nhân và cho tổ chức Anh em Hồi giáo bằng việc đưa ra Hiến pháp mới, cùng với đó tình hình kinh tế, xã hội ngày càng bi đát, tăng trưởng kinh tế giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đến mức kỷ lục 13,2%, v.v…

Như vậy, một vị Tổng thống dù được bầu cử dân chủ nhưng không nhận được sự ủng hộ của số đông và kết quả điều hành đất nước không đáp ứng được kỳ vọng của dân chúng sẽ khó có thể giữ được vị trí của mình.

Tiêu điểm - Cái nhìn từ Việt Nam trước cuộc đảo chính ở Ai Cập

PGS.TS. Bùi Nhật Quang (người thứ 3 từ trái sang) trong buổi làm việc với Bộ Ngoại giao Ai Cập. Ảnh do nhân vật cung cấp

 - Theo ông, vai trò và vị trí của quân đội trong cuộc đảo chính lần này là gì?

Quân đội luôn có vai trò quan trọng trong suốt lịch sử phát triển cận, hiện đại của Ai Cập. Chúng ta cần ghi nhớ rằng 4 Tổng thống đầu tiên của Ai Cập đều xuất thân từ phong trào Sĩ quan Tự do (Free Officers) của lực lượng quân đội và tham gia lật đổ chế độ quân chủ vào năm 1952 để thành lập Cộng hòa Arab Ai Cập. Các đời tổng thống đã xây dựng và phát triển nhà nước dựa trên quân đội như một lực lượng chính đảm bảo an ninh và ổn định, dần dần biến Ai Cập trở thành một quốc gia do quân đội nắm quyền.

Quân đội là trụ cột của nhà nước Ai Cập và có truyền thống là lực lượng chính trị quan trọng nhất, có ảnh hưởng to lớn đối với toàn bộ hệ thống thể chế nhà nước. Việc ông Mubarak bị phong trào Mùa xuân Arab lật đổ năm 2011 phần lớn là do mất đi sự ủng hộ của quân đội và mới đây, chính quân đội cũng là lực lượng phế truất vị Tổng thống thứ 5, cũng là Tổng thống đầu tiên thời kỳ hậu Mùa xuân Arab – ông Mohamed Morsy.

Sự việc lần này có điểm nào giống và khác so với sự kiện lật đổ ông Hosni Mubarak trước kia?

Việc lật đổ ông Mubarak và ông Mursy có một số điểm tương đồng: đó là vai trò quyết định của lực lượng quân đội. Trong trường hợp ông Mubarak, vì không được quân đội ủng hội nên Chính phủ đã nhanh chóng sụp đổ sau vài tháng biểu tình của phong trào Mùa xuân Arab dù rằng đó là một chính phủ đã được ông Mubarak lãnh đạo và nắm quyền trong suốt 30 năm. Đối với trường hợp ông Mursy, chúng ta vẫn thấy vai trò quyết định của quân đội và trong lần này, quân đội là lực lượng trực tiếp can thiệp và phế truất Tổng thống.

Mặc dù vậy, vẫn có sự khác biệt đáng kể. Chính phủ của cựu Tổng thống Mubarak sụp đổ trước hết là do các nguyên nhân bên trong của một chế độ đã cầm quyền quá lâu và cũng cần nhắc lại rằng, Ai Cập thời kỳ Mubarak luôn trong tình trạng thiết quân luật với những hạn chế đáng kể đối với quyền tự do của người dân trong suốt 30 năm. Những căng thẳng nội bộ, phản ứng của người dân với cá nhân nhà lãnh đạo, lại được truyền cảm hứng từ thành công của phong trào biểu tình tại nước Tunisia láng giềng đã khiến cho ông Mubarak bị lật đổ vào năm 2011.

Đối với ông Morsy, vấn đề lại là sự bức xúc của người dân đối với tình trạng kinh tế, xã hội không được cải thiện, xu hướng thâu tóm quyền lực và đặc biệt là xu hướng Hồi giáo hóa chính trị tại quốc gia có truyền thống lâu năm của Chủ nghĩa Thế tục.

Kết quả là Ai Cập tiếp tục lâm vào khủng hoảng và tình trạng hiện tại khiến cho tôi dự đoán rằng các khó khăn, vướng mắc của Ai Cập vẫn sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới. Trong tương lại gần, chưa thể có một kịch bản phát triển nào thực sự sáng sủa đối với quốc gia ra quan trọng hàng đầu trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi này. 

Tuệ Minh

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Tổng thống Ai Cập bị phế truất, Hiến pháp bị đình chỉ

Thứ 5, 04/07/2013 | 10:26
Ngày 3/7, người đứng đầu lực lượng vũ trang Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã ra tuyên bố đình chỉ Hiến pháp và bổ nhiệm Chánh án Tòa án Hiến pháp làm lãnh đạo lâm thời của nước này.

Những con số 'nóng' từ biểu tình tại Ai Cập

Thứ 3, 02/07/2013 | 14:00
Cơn “bão” biểu tình tại Ai Cập đã khiến 16 người thiệt mạng và 780 người bị thương, bên cạnh đó, theo hãng tin Egypt News, đã có 8 người thiệt mạng riêng trong vụ đụng độ tại trụ sở quốc gia của Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo. Tờ nhật báo Al-Ahram cho biết, trong những ngày biểu tình phản đối tổng thống kể từ hôm 30/6 đã xảy ra 46 vụ tấn công tình dục.

Ký ức kinh hoàng của các nữ phóng viên bị hiếp dâm ở Ai Cập

Thứ 4, 03/07/2013 | 11:05
Vụ việc nữ phóng viên người Hà Lan bị cưỡng hiếp tập thể tại Ai Cập không phải là trường hợp duy nhất. Các cuộc biểu tình tại Ai Cập luôn là nỗi khiếp đảm của nhiều nữ phóng viên khi nhận nhiệm vụ tác nghiệp tại đây.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.