Cần thiết lập quy trình xử lý bạo lực học đường

Hoàng Thị Bích
Chủ nhật, 23/04/2023 | 08:34
0
Các chuyên gia tâm lý, giáo dục cho rằng một đứa trẻ nếu bị bạo lực học đường thì cần phải thiết lập quy trình an toàn 24/24 cho trẻ.

Nguyên nhân bị bạo lực học đường

Từ vụ việc Y.N, nữ sinh lớp 10 (Nghệ An) tự tử nghi vấn do bạo lực học đường, học sinh, thầy cô và cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con trẻ trước nạn bạo lực học đường? Đây là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm suốt tuần qua.

Đây không phải lần đầu tiên vụ bạo lực học đường nhận được sự quan tâm của dư luận, mà trước đó có rất nhiều vụ việc đã bị lên án, cảnh báo. Tuy nhiên, thực trạng này vẫn tiếp diễn.

Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Hoàng Thị Thu Nhiên, chuyên gia lập trình ngôn ngữ tư duy - Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Thu Nhiên Better Minds đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

Theo chuyên gia Thu Nhiên, chỉ cần không ưng ý hay không hợp với một bạn nào đó trong nhóm, nhất là khi học sinh đó không giỏi kết nối với bạn bè thì sẽ có nhiều khả năng bị cô lập, tẩy chay trong lớp học.

“Bạn bị cô lập sẽ luôn có cảm giác bị các bạn khác bàn tán sau lưng mình”, bà Nhiên cho hay.

Sự kiện - Cần thiết lập quy trình xử lý bạo lực học đường

Nguyên nhân khiến trẻ bị bạo lực học đường là do ảnh hưởng từ mạng xã hội.

Nhìn nhận dưới góc độ tâm lý, bà Nhiên cho rằng khi bị các bạn cô lập, không có bạn bè chơi cùng sẽ khiến con vô cùng khổ tâm.

“Tâm lý của các em chỉ phát triển đạt tới một ngưỡng nhất định và chưa thể biết cách tự cân bằng cảm xúc. Nếu bố mẹ không nắm bắt được vấn đề trẻ đang phải trải qua thì trẻ sẽ dễ rơi vào trạng thái stress, sợ đi học, sợ phải đến lớp, tiếp xúc với các bạn”, bà Nhiên phân tích.

Bà Nhiên chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ bị bạo lực học đường là do ảnh hưởng từ mạng xã hội. Nhiều khúc mắc nảy sinh do chat, tám chuyện qua Facebook, zalo. Ngoài ra, nhiều trào lưu không sạch sẽ, phản giáo dục trên mạng xã hội: TikTok, Youtube… ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của giới trẻ.

Việc thiếu chia sẻ giữa bố mẹ với các con cũng là một nguyên nhân rất lớn khiến trẻ không thoát ra được tình trạng bị bạo lực học đường.

“Các con có thể đã từng tâm sự với bố mẹ về vấn đề mình đang gặp phải nhưng bố mẹ lại không dành cho con sự quan tâm mà con cần. Ở trường con đã bị bế tắc và ở nhà, con lại không nhận được sự chia sẻ của bố mẹ nên con sẽ không có cách giải quyết vấn đề”, bà Nhiên cho biết.

Làm gì để tránh sự việc đau lòng?

Từ những vụ việc đau lòng xảy ra thời gian qua liên quan đến bạo lực học đường, bà Nhiên cho rằng các phụ huynh nên gần gũi, là bạn của con.

“Phải thực sự thân thiết với bố mẹ thì trẻ mới dám kể câu chuyện của mình. Sau đó, cha mẹ nên hỏi thái độ của con với việc đó như thế nào?”, bà Nhiên đưa ra giải pháp.  

Theo bà Nhiên, khi chia sẻ về rắc rối mà trẻ đang gặp phải ở trường, sẽ không ít bố mẹ nói với con rằng: “Chắc tại vì con như thế nào nên mới cùng lúc bị nhiều bạn cô lập con như thế, con cần xem lại mình trước”. Đó sẽ là câu phổ thông nhiều bậc cha mẹ hay nói.

“Tuy nhiên, không nên làm như vậy. Đó là hành động tự ngắt kết nối với con và những câu chuyện tiếp theo, con sẽ không kể thật thậm chí không chia sẻ vì thấy thiếu sự đồng cảm ở cha mẹ”, bà Nhiên nói.

Vì vậy, theo bà Nhiên, khi thấy con chia sẻ câu chuyện, cha mẹ cần lắng nghe để nắm được câu chuyện.

Sau đó, cần cảm ơn con đã kể câu chuyện ra cho cha mẹ, ghi nhận những điều con sẽ làm. Sau đó, cần hỏi con để con tự đưa ra phương án giải quyết vấn đề: “Ngày mai, tới trường, con sẽ làm gì để giải quyết việc này?”.

Sau khi nghe con nói rồi thì cha mẹ mới bày tỏ ý kiến bằng cách đưa ra đề xuất: “cha mẹ góp ý với con một chút được không?”. Khi con đồng ý lắng nghe lời góp ý của cha mẹ thì đó là lúc con sẵng sàng làm theo lời cha mẹ khuyên. Ngoài ra, việc trao đổi, tương tác với thầy cô để giải quyết vấn đề của con là điều rất cần thiết.

Sự kiện - Cần thiết lập quy trình xử lý bạo lực học đường (Hình 2).

Cha mẹ nên gần gũi, là bạn của con để lắng nghe những vấn đề con đang gặp phải (Ảnh minh họa).

Thiết lập quy trình an toàn 24/24

Trong khi đó, PGS.TS Trần Thành Nam - giảng viên đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, qua vụ việc đau lòng nêu trên cần có một quy trình xử lý bạo lực học đường. Một đứa trẻ nếu bị bạo lực học đường thì cần phải thiết lập quy trình an toàn 24/24 cho trẻ.

Sau khi thông báo với cha mẹ và nhà trường, trẻ cần được gia đình và nhà trường kết hợp để có các biện pháp chấm dứt ngay việc bị bạo hành đối với trẻ chứ không chỉ dừng lại ở việc “hứa sẽ xem xét sự việc và không làm gì, khiến những đối tượng đang bạo hành trẻ tiếp tục đe dọa".

Cần xem xét trẻ bị tổn thương tâm lý như thế nào sau khi bị bạo hành? có biểu hiện của trầm cảm, suy nghĩ tự sát hay không? Sau khi vụ việc bạo hành đã được trẻ tiết lộ rồi thì cần hỏi trẻ để biết tình hình trẻ có bị bạo hành tiếp không? Đã được cải thiện chưa? để có cách thức hỗ trợ tiếp theo.

Theo ông Nam, cần thiết lập một quy trình xử lý bạo lực học đường. Khi một vụ việc bạo lực học đường được thông báo tới thì cần làm các bước theo một sơ đồ chung như sau:

Nhận thông tin bạo lực học đường -> giao cho phòng tư vấn học đường tìm hiểu vụ việc có kế hoạch bảo vệ cho học sinh bị bạo lực -> làm việc với kẻ gây ra bạo lực, và phụ huynh của người này, đưa ra một hợp đồng cam kết đảm bảo không được tiếp diễn hành động bắ nạt học sinh kể cả ở không gian thực và trên mạng -> gia đình nạn nhân giám sát cả nạn nhân và cả người bắt nạt trong một khoảng thời gian để đảm bảo các hành vi bạo lực không tái diễn.

Triệu tập nữ sinh viên đăng thông tin kích động bạo lực học đường

Thứ 6, 21/04/2023 | 10:37
L.T.T đã đăng tải nội dung chưa xác thực, kích động bạo lực liên quan vụ việc tại Trường THPT chuyên Đại học Vinh.

Công an vào cuộc vụ nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường

Thứ 3, 18/04/2023 | 21:14
Liên quan đến vụ nữ sinh lớp 10A15, trường THPT chuyên Đại học Vinh tự tử nghi do bạo lực học đường, phía công an đã vào cuộc để xác minh.

Cô giáo chủ nhiệm nói gì về vụ nữ sinh lớp 10 tự tử nghi bạo lực học đường?

Thứ 2, 17/04/2023 | 16:15
Trước thông tin về việc một nữ sinh lớp 10 trường chuyên tại Nghệ An tự tử đang gây xôn xao dư luận, cô giáo chủ nhiệm của nữ sinh đã có những chia sẻ với báo chí.
Cùng tác giả

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 14:29
Sáng 5/5, tại tỉnh Tây Ninh đã diễn ra Hội nghị hội đồng điều phối Vùng Đông Nam Bộ lần thứ 3 và Công bố quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Thủ tướng thành lập tổ công tác giúp việc về đường sắt đô thị

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng điều phối, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và Tp.HCM đảm bảo tiến độ.

Bộ GTVT không đồng ý đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng của Bamboo Airways

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:24
Bộ GTVT cho rằng đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất của Bamboo Airways là chưa phù hợp với quy hoạch.

Các phương tiện đi qua cầu vượt nút giao Mai Dịch từ 6/5 cần lưu ý gì?

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:22
Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo phương án tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lưu thông qua nút giao Mai Dịch, từ ngày 6/5.

Lãnh đạo Tp.Hà Nội tri ân các chiến sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Sáng 4/5, Tp.Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân 245 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng thành lập tổ công tác giúp việc về đường sắt đô thị

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng điều phối, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và Tp.HCM đảm bảo tiến độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 14:29
Sáng 5/5, tại tỉnh Tây Ninh đã diễn ra Hội nghị hội đồng điều phối Vùng Đông Nam Bộ lần thứ 3 và Công bố quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Lãnh đạo Tp.Hà Nội tri ân các chiến sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Sáng 4/5, Tp.Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân 245 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hà Tĩnh: Luân chuyển, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:23
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm 24 cán bộ, lãnh đạo chủ chốt.

Bộ GTVT không đồng ý đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng của Bamboo Airways

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:24
Bộ GTVT cho rằng đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất của Bamboo Airways là chưa phù hợp với quy hoạch.