Căng thẳng leo thang giữa hai miền Bắc - Nam Sudan

Căng thẳng leo thang giữa hai miền Bắc - Nam Sudan

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Cuộc nội chiến kéo dài suốt 50 năm có thể sẽ tiếp tục, sau sự kiện quân đội Cộng hòa Nam Sudan chiếm đóng khu vực Heglig đầy tài nguyên dầu mỏ.

Hôm 9/7, thế giới kỷ niệm tròn một năm Cộng hòa Nam Sudan chính thức tách ra khỏi Sudan, trở thành quốc gia độc lập. Dấu mốc ấy đánh dấu sự khép lại của cuộc nội chiến kéo dài suốt 50 năm, làm hàng triệu thường dân bỏ mạng. Nhưng cũng trong ngày kỷ niệm đặc biệt ấy, cộng đồng quốc tế lại không khỏi lo lắng cho mối quan hệ đang trở nên ngày càng căng thẳng giữa hai nước láng giềng.

Thế giới - Căng thẳng leo thang giữa hai miền Bắc - Nam Sudan

Tranh chấp “vàng đen” là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai nước

Suốt một năm qua, mâu thuẫn về việc chia sẻ dầu mỏ, vốn được sản xuất ở Nam Sudan nhưng lại được xuất khẩu thông qua cơ sở hạ tầng dầu mỏ và các cảng ở phía Bắc Sudan đã ngăn cản việc thiết lập mối quan hệ bình thường giữa Khartoum và Juba.

Những tranh chấp nguồn lợi nhuận từ “vàng đen” mang lại đã lên đến đỉnh điểm, khi Nam Sudan quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ (hôm 20/1/2012) vì chính quyền Khartoum cố tình giữ lại một phần dầu khai thác, coi đó là khoản đền bù cho việc Nam Sudan sử dụng các đường ống dẫn ở phía Bắc.

Hành động này đã gây ra những thiệt hại to lớn tới nền kinh tế của cả hai nước. Sudan đã bị mất doanh thu dầu mỏ dẫn đến việc chính phủ Sudan áp dụng cải cách kinh tế sâu rộng, dẫn đến việc tăng giá các mặt hàng cơ bản và thúc đẩy các cuộc biểu tình diễn ra

Tiến sĩ Mohamed Hassan Saeed, một chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Sudan nhận định: “Mâu thuẫn thường trực tại sông Nile xanh, khu vực Nam Kordofan và khu vực Abyei cần được giải quyết ngay lập tức. Sau đó, hai bên có thể dễ dàng tìm kiếm thỏa thuận để khôi phục lại việc bơm dầu của miền Nam thông qua Sudan”.

Ông cho biết thêm: “Các tranh chấp hiện nay hoàn toàn là do kết quả của việc phân tách hai nước bởi vì cả hai đều đang phải đối mặt với những khó khăn của tình hình mới. Phía Nam đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một nhà nước hoàn toàn mới từ những cuộc xung đột bộ tộc, sự khan hiếm của các nguồn tài nguyên và thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu. Trong khi đó Sudan lại gặp phải những vấn đề về kinh tế, an ninh và chính trị”.

Nhà phân tích chính trị của Sudan, ông Ahmed Abdul-Azeem chia sẻ: “Tôi cho rằng hai nước không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thiết lập mối quan hệ dựa trên lợi ích chung và cùng có lợi. Có vẻ như đây là một nhu cầu cần thiết để giải quyết các vấn đề chung trong một khuôn khổ chính trị bởi vì cả hai quốc gia cần có sự ổn định cũng như cần phải tạo ra những cơ hội và thách thức để cả hai bên không cảm thấy bị cô lập”.

Bất chấp những giải pháp đó, người dân Cộng Hòa Nam Sudan vẫn phải kỷ niệm một năm ngày thành lập giữa âu lo. Hai miền Nam – Bắc Sudan lại leo thang căng thẳng lên mức mới, khi quân đội của Nam Sudan quyết định chiếm đóng khu vực Heglig nhiều dầu mỏ nhất của Sudan từ ngày 10/4 năm nay và nhất quyết không chịu rút.

Cả thế giới đã chứng kiến sự căng thẳng giữa Bắc và Nam Sudan trong hơn hai thập kỷ qua cho đến khi Hiệp Định Hòa Bình toàn diện (CPA) chính thức được ký kết giữa hai bên vào tháng giêng năm 2005 đã kết thúc cuộc chiến tranh dân tộc dài nhất ở lục địa Châu Phi. Theo Hiệp định hòa bình toàn diện, một cuộc trưng cầu dân ý đã được diễn ra ở miền Nam Sudan trong tháng 1/2011 thì có khoảng 98% người dân Nam Sudan nhất trí cho nền độc lập.

Nguyễn Sen (Theo Xinhua)


Tag: Báo Soha
Cùng chuyên mục

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.

Thụy Sĩ xác nhận mời các nước G7, G20, EU, BRICS tới hội nghị Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:07
Nga không được mời tới hội nghị hòa bình Ukraine dù “Thụy Sĩ luôn tỏ ra cởi mở trong việc đưa ra lời mời”, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.