Châu Âu vẫn phải đối mặt với “vấn đề cũ” trong năm mới

Châu Âu vẫn phải đối mặt với “vấn đề cũ” trong năm mới

Thứ 4, 04/01/2023 | 15:39
0
Làn sóng di cư bất thường vẫn đè nặng lên EU, nơi các quốc gia thành viên đang có 2 lập trường đối lập không thể dung hòa về vấn đề này.

Công cuộc tìm kiếm một chính sách của Liên minh châu Âu (EU) về nhập cư và tị nạn dựa trên sự đoàn kết sẽ tiếp tục trong năm mới.

Trên thực tế, ở EU đang có 2 lập trường đối lập không thể dung hòa về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là liệu EU sẽ tiếp nhận nhiều người hơn hay tăng rào cản hạn chế?

Xung đột Nga-Ukraine bùng phát đầu năm ngoái đã gây ra một làn sóng tị nạn lớn hướng về phương Tây.

Tính đến đầu tháng 12/2022, khoảng 4,8 triệu người đã được Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc ghi nhận là những người tìm kiếm sự bảo vệ tạm thời, chủ yếu ở các nước nằm ở phía Đông, gồm Ba Lan, 3 nước Baltic, Romania, Slovakia và nước Đức ở Tây Âu. Tùy thuộc vào diễn biến của cuộc xung đột, năm 2023 có thể chứng kiến số lượng người tị nạn còn lớn hơn.

Cuộc khủng hoảng lớn nhất

Bà Ylva Johansson, Ủy viên Nội vụ EU, cho biết tại Brussels vào giữa tháng 12/2022 rằng khối này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến II, đồng thời cho biết thêm rằng châu Âu sẽ cùng nhau tiếp tục hỗ trợ người dân.

Tuy nhiên, một số quốc gia EU đã phàn nàn về việc bị quá tải. Chẳng hạn ở Đức, chính quyền liên bang và địa phương viện dẫn những khó khăn về chỗ ở.

Thế giới - Châu Âu vẫn phải đối mặt với “vấn đề cũ” trong năm mới

Người di cư chờ lên một con tàu thương mại trước khi được chuyển đến một trung tâm tiếp nhận tại đảo Lampedusa, Italy, ngày 4/8/2022. Italy là một trong những nước ở tuyến đầu của dòng người di cư qua Địa Trung Hải vào châu Âu. Ảnh: Getty Images

Bà Johansson phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì đoàn kết giữa các quốc gia thành viên trong năm 2023. Đó là bởi vì cho đến nay, những người tị nạn chạy trốn giao tranh đến các nước thành viên EU không được phân bổ theo bất kỳ công thức nào. Thay vào đó, họ đang di chuyển tự do trong EU với tư cách đối tượng được bảo vệ đặc biệt mà không cần làm thủ tục xin tị nạn.

Trong năm qua, làn sóng người tị nạn Ukraine cũng đã chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi các hoạt động di cư đang gia tăng ở sườn Đông Nam của “lục địa già”.

Số người xin tị nạn đến từ Syria, Afghanistan, Pakistan và Ai Cập, cùng với những người vượt biên trái phép vào châu Âu, đã tăng mạnh trong năm 2022. Cơ quan của EU về quản lý biên giới Frontex đã ghi nhận khoảng 280.000 lượt nhập cảnh bất thường vào tháng 10/2022 – nhiều hơn 77% so với năm 2021, và là con số cao nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng người tị nạn vào năm 2015-2016.

Xung đột Nga-Ukraine cũng có thể có tác động lớn ở những nơi cách xa hàng nghìn km như châu Phi, với việc gián đoạn nguồn cung lương thực có thể làm tăng thêm những thách thức hiện có, chẳng hạn như thay đổi thời tiết và thiếu nước do biến đổi khí hậu, cũng như tác động của đại dịch Covid-19. Điều này có thể tạo thêm động lực thúc đẩy số lượng người di cư bất thường - vốn đã trên đà tăng - mạo hiểm tới châu Âu.

Nhiệm vụ khó khăn

Trong bản “Phân tích Rủi ro” cho những năm tới cho đến năm 2032, Frontex dự đoán áp lực di cư sẽ tiếp tục gia tăng.

“Trong thập kỷ tới, việc quản lý biên giới của EU sẽ chứng kiến sự xuất hiện nhiều hơn của các cuộc khủng hoảng di cư/tị nạn, điều sẽ kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát biên giới. Sự tương tác phức tạp của địa chính trị, xung đột an ninh và các xu hướng lớn khác sẽ ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau của thế giới, bao gồm cả các quốc gia gần châu Âu”, báo cáo của Frontex cho biết.

Bộ trưởng Nội vụ của các nước thành viên EU đã xem xét những cảnh báo này một cách nghiêm túc, và tại cuộc họp cuối cùng của năm 2022 tại Brussels đã hứa sẽ một lần nữa tăng cường nỗ lực hơn nữa vào năm 2023.

Thế giới - Châu Âu vẫn phải đối mặt với “vấn đề cũ” trong năm mới (Hình 2).

Hơn 29.000 người di cư đã tử vong trên đường đến châu Âu kể từ năm 2014, với 5.000 người chết trong 2 năm 2021 và 2022, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết trong một báo cáo công bố ngày 25/10/2022. Ảnh: The New Humanitarian

Trong nửa đầu năm nay, Thụy Điển – nước giữ chức Chủ tịch luân phiên EU – dự kiến sẽ thúc đẩy cải cách chính sách tị nạn và quản lý biên giới, những chủ đề mà các Bộ trưởng EU đã không thể thống nhất trong nhiều năm.

Nhưng khả năng cao là xung đột cơ bản giữa các quốc gia muốn hạn chế hơn nữa quyền tiếp cận của người di cư và những quốc gia vẫn sẵn sàng chấp nhận người di cư khó có thể được giải quyết vào năm 2023.

Ông Gerald Knaus, một nhà nghiên cứu về di cư, cho rằng EU cần làm việc nhiều hơn với các quốc gia nơi người di cư xuất phát để vào châu Âu, như Pakistan, Afghanistan, Ai Cập, Syria và các nước khác, nhằm ngăn chặn làn sóng di cư bất thường và từ đó giảm bớt áp lực đè nặng lên các nước châu Âu.

Đây “sẽ vẫn là một nhiệm vụ khó khăn đối với EU vào năm 2023”, ông Knaus nhận định.

Minh Đức (Theo DW, Frontex)

EU muốn hợp tác với các nước thứ 3 về vấn đề di cư

Thứ 3, 22/11/2022 | 09:54
Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng dòng người di cư cao bất thường qua tuyến Trung Địa Trung Hải - một trong những tuyến đường nguy hiểm nhất.

Khủng hoảng người di cư buộc EU hành động sớm

Thứ 6, 18/11/2022 | 14:13
Vấn đề người di cư đến các quốc gia châu Âu đã gây chia rẽ giữa các nước thành viên EU và bản thân người tị nạn cũng đối mặt với số phận bất định.

Các nước châu Âu tìm cách hạn chế vấn đề di cư

Thứ 5, 17/11/2022 | 12:38
Cho rằng hệ thống quản lý người tị nạn của EU đã thất bại, một số nước châu Âu đang muốn củng cố phòng tuyến chống người di cư ở khu vực Balkan.

Quyết định “không thể hiểu nổi” của Pháp, Italy và điều châu Âu cần

Thứ 7, 12/11/2022 | 20:11
Người tị nạn đến châu Âu luôn là một vấn đề “đau đầu” đối với EU và căng thẳng cho các nước thành viên của khối này, mà mới đây nhất là Pháp và Italy.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.