Chủ bưởng vàng khét tiếng một thời 'gác kiếm'... trồng rừng

Chủ bưởng vàng khét tiếng một thời 'gác kiếm'... trồng rừng

Chủ nhật, 03/02/2013 | 08:52
0
Ông đã từng cai quản 43 bưởng vàng với hàng nghìn nhân công khai thác vàng sa khoáng tàn phá không thương tiếc những cánh rừng, bỗng nhiên "đại ca" kết duyên với nghề trồng rừng, mong trả lại màu xanh cho vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội).

Qua sự giới thiệu của bạn bè, chúng tôi lên đường tìm đến nhà Hoàng Thân, "đại ca" khét tiếng vùng Ba Vì một thuở. Vừa dừng xe ở cổng vườn Quốc gia Ba Vì, chúng tôi nói lên gặp Hoàng Thân và ngạc nhiên trước thái độ niềm nở của người gác cửa: Mời vào và không cần... mua vé!.

Từ kẻ đào vàng thuê trở thành... ông ch

Lối mòn dẫn vào nhà Hoàng Thân cheo leo và nguy hiểm, lưng tựa núi trước mặt là vực sâu. Nơi đây vốn là bãi khai thác vàng sa khoáng Lũng Cua, cốt 400 Ba Vì. Xe vừa dừng, một người phụ nữ rất trẻ gọi với vào trong nhà "anh Thân ơi, ông Bảo đến" rồi chạy ra ôm chầm lấy người bạn vong niên của tôi. Tiếng gọi vừa dứt, một người đàn ông khoảng 60 tuổi đội mũ lưỡi trai, tóc búi tó với gương mặt hiền lành, chất phác xuất hiện. Đó chính là Hoàng Thân, "đại ca" cai quản bãi vàng khét tiếng một thuở...

Xã hội - Chủ bưởng vàng khét tiếng một thời 'gác kiếm'... trồng rừng

"Đại ca" Hoàng Thân để tóc dài vì... không có thời gian xuống núi cắt

20 năm trở về trước, khu vực xung quanh nhà của Hoàng Thân là rừng phòng hộ nhưng chẳng có bóng cây. Đất, đá ở đây bị những người thợ khai thác vàng sa khoáng đào bới "nham nhở" trông như những hố bom khổng lồ. Nước suối đỏ au, nồng hắc mùi xya-nua và thuỷ ngân, môi trường ô nhiễm nặng bởi hoạt động đãi vàng. Bởi từ một bưởng khai thác vàng nhỏ lẻ với vài chục người, chỉ trong một thời gian ngắn, người khắp nơi kéo tới tìm vận may, cao điểm có tới vài nghìn người ngày đêm đào đất tìm vàng... Những tán lá, túp lều được dựng lên như nấm sau mưa, máy xúc, máy ủi được con người đưa đến khai thác vàng. Rừng phòng hộ trởã nên tan hoang, những ngọn núi Ba Vì bị xẻ thịt, hệ sinh thái nơi đây bị phá vỡ nghiêm trọng.

Ông kể lại: "Tôi thấy núi bị đục khoét, cây mất đi màu xanh. Cứ đà khai thác này, chẳng mấy chốc vùng đất thiêng này bị san bằng nên, tôi quyết tâm giải tán 43 bưởng vàng. Ra quyết định đã khó nhưng để thực hiện nó còn khó khăn hơn vì đấy là miếng cơm manh áo của dân đào vàngå. Còn nhớ khi tôi quyết tâm thực hiện cái tâm nguyện ấy, nhiều người không phục còn cho rằng tôi định "ăn" một mình. Một số bưởng cộm cán gần trăm người còn đòi ăn thua và thuê người tới "thanh toán" tôi". Nói đến đây ông cười, rồi đưa tay chỉ vào chân bảo: "Cái chân này để đổi lại màu xanh, sự bình yên cho rừng đấy".

Hồi ấy, sau khi những "ông trùm" của các bưởng khác đến thương lượng nhưng không thay đổi được quyết định của Hoàng Thân, họ thuê "đầu gấu" đến đòi giết ông để chiếm bãi vàng. Ông ra ngăn cản, có kẻ manh động đã phi thẳng xe vào người ông. Cú đâm khiến ông bị gãy chân nhưng ông vẫn đứng dậy đánh lại. "Đánh xong, tôi hỏi nó: "Mày có biết "đại ca" Hoàng Thân không? Tao chính là Hoàng Thân đây". Biết tên không biết mặt, biết mình đã sai, nó quỳ xuống lạy xin tha mạng", ông nhớ lại.

Để dân bãi vàng tôn xưng ông là "đại ca" Hoàng Thân, đó là cả một quá trình "đấu tranh sinh tồn" lâu dài. Hoàng Thân sinh ra trong gia đình có 8 anh em, mẹ mất sớm, bố "gồng mình" cam chịu cảnh gà trống nuôi con. Bốn anh trước của ông đều đi bộ đội, học tập các anh, ông cũng lên đường vào Nam chiến đấu. Năm 1973, Hoàng Thân tròn mới 17 tuổi nặng 36kg, cao 1m45, vừa học hết lớp 7 tham gia quân đội và  được điều về đội đặc nhiệm, Sư đoàn 773, Quân khu 5, Tây Nguyên. Trước khi vào quân đội, Hoàng Thân đã là tay tinh thông võ nghệ do học lỏm được từ bộ đội đặc công đóng quân và tập luyện sau vườn nhà. Thế nên, vào quân ngũ, ông trở thành lính trinh sát giỏi của Sư đoàn. Người ta còn đặt cho ông biệt danh "Cọp xám đường Tám Tây Nguyên". Cả Sư đoàn biết tên nhưng không ai biết mặt ông bởi 9 năm ở trong quân ngũ ông không được mặc áo quân phục, chuyên nằm rừng để tiêu diệt địch.

Sau khi xuất ngũ, ông đã đi nhiều nơi tìm kế sinh nhai nhưng không bám trụ được. Trong cuộc tìm kế mưu sinh vất vả ấy, ông tìm đến Ba Vì trong vai trò công nhân đào vàng. Ngày mới vào nghề lơ ngơ trong những bưởng vàng đi đâu ông cũng gặp những ánh mắt xoi mói, doạ nạt... Và để tồn tại được, ông biết mình phải "vùng lên" bởi ở đây, lẽ phải, chân lý chỉ thuộc về kẻ mạnh. Vì thế, sau khi "chiến đấu" để trở thành đại ca cai quản các bưởng vàng, Hoàng Thân luôn quấn dây xích sắt quanh bụng, kiếm sắt và súng đeo bên hông đúng kiểu... "anh chị có số". Thế nhưng ông luôn được lòng các anh em bởi biết chia sẻ và thăm nom đúng lúc, đúng chỗ. Ngày giải tán các bưởng vàng, có bao nhiêu vàng, ông đổi sang tiền, chia cho mọi người để làm vốn về quê sinh sống.

Xã hội - Chủ bưởng vàng khét tiếng một thời 'gác kiếm'... trồng rừng (Hình 2).

Con đường đá dài 476 bậc do "đại ca" Hàng Thân bỏ tiền ra đắp

Hạnh phúc bất ngở độ tuổi... U40

Sau khi giải tán bãi vàng năm 1991, Hoàng Thân bắt tay vào công cuộc trả lại màu xanh cho gần 50 ha rừng do Nhà nước giao cho. Hoàng Thân tâm sự: "Giải tán hết công nhân đào vàng, số tiền còn lại được tôi sử dụng cho mục đích trồng rừng. Gần 50 ha rừng là quá lớn, một mình làm không hết, tôi phải thuê thêm rất nhiều nhân lực. Lúc đông nhất, công nhân trồng rừng của tôi lên đến hơn 200 người, lúc thấp nhất khoảng vài chục người. Những người công nhân trồng rừng chủ yếu là những người nghèo khổ đến từ những miền quê xa xôi. Khi giải tán bãi vàng, những người này không biết đi về đâu, xin được ở lại làm công nhân trồng rừng cho tôi. Một số khác là những người lính trở về từ chiến trường chưa có việc làm...".

Khi những rừng mơ, rừng chè, bạch đàn... đang vươn mình trỗi dậy cùng thời gian để trả lại màu xanh cho rừng cũng là lúc Hoàng Thân tìm được hạnh phúc của mình. Kể đến đây ông cười bảo: "Vợ chồng là duyên phận. Khi ở vào cái tuổi ấy, sau bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, tôi nghĩ chỉ sống một mình, không ngờ lại gặp được cô ấy. Tôi chỉ là kẻ lang bạt, trắng tay lại già trong khi cô ấy lại là con nhà dòng dõi, trẻ trung, xinh đẹp, ăn nói có duyên...".

Năm 1995 khi tổ chức sinh nhật tuổi 40, ông được bạn bè giới thiệu với Nghĩa, người con gái trẻ trung, xinh đẹp kém ông 17 tuổi ở Đường Lâm (Sơn Tây- Hà Nội). Mới gặp, Hoàng Thân thấy Nghĩa là một cô gái xinh xắn, ưa nhìn nhưng chưa bao giờ ông nghĩ mình sẽ nên duyên với cô. Thế nhưng sau lần gặp gỡ ấy, Nghĩa xin vào làm công nhân trồng rừng cho Hoàng Thân. Sựå từng trải của Hoàng Thân đã thu hút Nghĩa và một thời gian sau hai người nên duyên vợ chồng. Vì Nghĩa còn trẻ, lại quyết định lấy một người đã nổi tiếng khắp bãi vàng, nên gia đình cô không đồng ý. Kiên trì thuyết phục gia đình, Nghĩa đã gắn bó đời mình với Hoàng Thân cùng nhau ươm lại màu xanh cho rừng.

Trước khi lên thăm "đại ca" Hoàng Thân, tôi đã được người bạn vong niên bật mí: Đối với vợ chồng Hoàng Thân, quà quý nhất chính là những trang báo chí cũ, mới. Gia đình Hoàng Thân nằm lưng chừng núi, không có điện, nước dùng trong sinh hoạt được lấy từ hang đào vàng. Gia đình Thân biệt lập với xã hội nên luôn "khát" thông tin. Tổ ấm của họ là căn nhà xây bằng đá rộng chừng 80m2 luôn đầy ắp tiếng cười: Tiếng cười của niềm vui, hạnh phúc... Ông chia sẻ: "Sau bao năm phiêu bạt, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ có con, thế nên khi Nghĩa thông báo tôi sắp được làm cha, tôi vô cùng hạnh phúc". Không chỉ sinh cho Hoàng Thân một đứa mà vợ ông sinh cho ông tới ba đứa con, đứa nào đứa lấy đều kháu khỉnh, ngoan ngoãn.

Từ ngày có con, làm gì ông cũng đắn đo, suy nghĩ trước sau: "Tôi nghĩ đến việc làm để tạo dựng phúc đức cho con cháu, phải là tấm gương cho con cháu học theo. Tôi không muốn vì lợi ích trước mắt mà đánh mất tất cả". Thế nên, gần 20 năm sống một mình trên núi, bao nhiêu người trả giá cao để mua lại rừng, đổi lại ông có nhiều tiền xuống núi sống cuộc đời vương giả nhưng Hoàng Thân đều chối. Ông tâm sự: "Cho đến giờ phút này, chưa bao giờ tôi hối hận vì những gì mình đã làm. Đó là giữ lại vàng cho đất và trả lại màu xanh cho rừng bằng tiền của bao năm tích cóp". Không chỉ phủ xanh rừng, ông còn dày công làm con đường đá dài 476 bậc dẫn lên núi, nơi có đền thờ Ngọc Hoa công chúa. Hiện nay, đền thờ này đang có dự án cải tạo, xây dựng mới.

Và sau hơn 20 năm gây dựng, đổ cả mồ hôi, máu và nước mắt, vượt khó khăn, vất vả, giờ đây gia đình Hoàng Thân đã trồng được hơn 50ha rừng.  Đất trống năm xưa đã được phủ kín một màu xanh ngút tầm mắt nhờ một "đại ca" dám từ bỏ cái lợi trước mặt, giải tán bãi vàng để trồng rừng.

ịnh mức" cho vợ đọc ba trang báo mỗi ngày

Hoàng Thân chia sẻ: "Trước khi cưới, tôi không yêu cầu vợ mình phải biết nấu ăn, biết kiếm tiền... mà chỉ yêu cầu mỗi ngày phải đọc ba trang báo. Cô ấy đọc xong phải nói lại nội dung cho tôi kiểm tra. Tôi nghĩ, mình đã sống tách biệt với mọi người thì phải biết trau dồi kiến thức. Chỉ có vậy, tôi mới trò chuyện được với những vị khách là nhà khoa học, nhà báo... đến chơi nhà".

Hồng Mây

Con đường phục thiện của "đại ca" khét tiếng xứ Nghệ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Lại Thế Sơn từng tung hoành khắp đất Bắc rồi quay về Nghệ An xưng hùng, xưng bá khiến cho nhiều "đại ca" ở khắp nơi thời bấy giờ phải nể phục. Ai cũng nghĩ, cuộc đời Sơn sẽ mãi dấn thân vào những cuộc đâm thuê chém mướn, rượu và ma túy vì ra tù rồi Sơn lại vào tù…

Chuyện “đại ca” miền sơn cước hoàn lương thành tỷ phú

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Từng mệnh danh "đại ca" thống soái thế giới lâm tặc một thời, với súng, tiền sẵn và nhiều như... cỏ, cũng từng vào tù ra tội nhưng Trịnh Văn Yên (sinh năm 1965, ở thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) trước mặt tôi hôm nay thực sự trở về hai từ "hoàn lương" đúng nghĩa.

Đại ca “tầm gửi” giang hồ vương giả nhất Khánh Hòa

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Hạnh "Nhật" (SN 1974) tên thật là Nguyễn Ngọc Thành Hạnh, quê ở huyện Diêm Khánh, tỉnh Khánh Hòa, thường trú tại 338/8 Lê Hồng Phong, phường Phước Long, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Dù ít tuổi nhất Hạnh "Nhật" được xác định là trùm "tầm gửi", tàn bạo nhất.

Khi những đại ca nhí rũ bỏ "gươm đao"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Những đứa trẻ phạm tội đang được giáo dưỡng ở trung tâm giáo dưỡng số I Hà Nội (Thanh Trì, Hà Nội) , tuy mỗi đứa có một hoàn cảnh, cách phạm tội khác, nhưng tất cả chúng trước khi vào đây đều có hoàn cảnh gia đình không hề yên ấm, không được yêu thương như bao đứa trẻ bình thường khác.