Đăng ký tài sản có ngăn được tài sản tham nhũng “ẩn nấp”?

Đăng ký tài sản có ngăn được tài sản tham nhũng “ẩn nấp”?

Thứ 2, 08/02/2021 | 07:00
0
Đó là vấn đề được dư luận quan tâm khi đối tượng tham nhũng thường dùng những thủ đoạn tinh vi để "ẩn nấp" tài sản tham nhũng.

Công tác PCTN không “chững lại” hay “chùng xuống”

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho hay, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2020 tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ. Tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm.

Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán, chú trọng vào những lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tham nhũng như các dự án đầu tư lớn, việc quản lý, sử dụng đất đai, tài chính công, tài sản công. Cơ quan điều tra, VKSND, TAND tập trung khám phá, đẩy nhanh tiến độ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm…

Pháp luật - Đăng ký tài sản có ngăn được tài sản tham nhũng “ẩn nấp”?

Một biếm họa cho thấy việc thu hồi tài sản tham nhũng đang gặp khó khăn.

Theo Tổng Thanh tra, các vụ án thụ lý đưa ra xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, không có oan sai, bỏ lọt tội phạm, được dư luận và nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga khái quát, “với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác đấu tranh PCTN đạt nhiều kết quả tích cực cả về phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng”.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh tác động chưa từng có do đại dịch Covid -19 gây ra, công tác PCTN đã không “chững lại” hay “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” của Đảng. Thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng có những chuyển biến tích cực.

Đánh giá như thế nào về kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng thời gian gần đây, nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền cho rằng có những chuyển biến tốt.

“Theo báo cáo của Viện trưởng VKSND Tối cao, trong nhiệm kỳ 2016- 2021, tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng đạt gần 80.000 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vượt trội so với nhiệm kỳ trước. Điều này cho thấy, biện pháp để phát hiện, thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng kinh tế có bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận thẳng thắn, việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng và chức vụ thấp hơn nhiều so với số tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt và tài sản tham nhũng được ẩn nấp dưới nhiều hình thức khác nhau", ông Thuyền đánh giá.

Làm thế nào để ngăn được tài sản tham nhũng “ẩn nấp”?

Để phòng chống tham nhũng và ngăn được tài sản tham nhũng “ẩn nấp” dưới nhiều hình tinh vi, cách đây không lâu, Viện trưởng VKSND Tối cao về việc ban hành luật Đăng ký tài sản.

Xung quanh đề xuất này, trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, ĐBQH khóa XIII, nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, không nhất thiết phải có luật Đăng ký tài sản. Nếu ban hành luật đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác (ai là người đăng ký, quy mô đối tượng thực hiện ra sao, xác minh thế nào và cơ quan nào chịu trách nhiệm-PV). Chúng ta chỉ cần thực hiện cho thật tốt những đạo luật đã ban hành, làm một cách minh bạch, công khai.

Cũng theo ông Thuyền, hiện nay, môi trường giao dịch bằng tiền mặt dung dưỡng tham nhũng. Chính sách sử dụng tiền mặt trong giao dịch dân sự tạo điều kiện cho việc tẩu tán tài sản tham nhũng một cách dễ dàng, rửa tiền một cách hợp pháp. Việc thanh toán tiền mặt tạo điều kiện cho tệ nạn hối lộ cán bộ, công chức Nhà nước, gây ra tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong quá trình xử lý sự vụ, tạo thành thói quen xấu cho người dân, muốn xong việc nhanh thì phải có “phong bì”.

Với các giao dịch dân sự như mua bán tài sản giá trị lớn, mua bán nhà đất... hầu hết đang thực hiện bằng tiền mặt, giá trị giao dịch kê khai nộp thuế thấp hơn rất nhiều lần giá trị giao dịch thật, gây thất thoát nguồn thu từ thuế rất lớn cho ngân sách Nhà nước cũng như tạo cơ hội để che giấu tài sản cá nhân do tham ô mà có…

“Theo tôi, điều cần làm là phải quản lý cả xã hội (kể cả trong Nhà nước, ngoài tư nhân) đều phải dùng hệ thống tài khoản, bằng thẻ. Tất cả giao dịch đều phải thể hiện trên tài khoản thì mới quản lý được. Khi anh mua một tài sản nào đó, anh phải chứng minh được nguồn tiền từ đâu. Tôi đã từng đi học tập ở nhiều nước và cách quản lý của họ thông qua tài khoản, thanh toán không dung tiền mặt. Doanh nghiệp tư nhân họ cũng lấy tiền như doanh nghiệp nhà nước (lấy phần trăm để tăng chi phí, giảm lợi nhuận, giảm tiền thuế, thậm chí trốn thuế…-PV)”, ông Thuyền nhấn mạnh.

Có ý kiến cho rằng, người đã tham nhũng thì không bao giờ tự mình đứng tên tài sản nên việc thu hồi tài sản tham nhũng như “bát nước hắt đi hốt lại không thể đầy”. Phải chăng chúng ta đang thiếu cơ chế xác minh tài sản nên khó thu hồi? Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Thuyền nhìn nhận: “Chúng ta không thiếu cơ chế pháp lý để xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng; điều quan trọng là chúng ta vận hành cơ chế đó như thế nào, có làm hết trách nhiệm hay không. Chúng ta cũng đã có luật Phòng chống tham nhũng, quy định rất rõ về nghĩa vụ kê khai tài sản, có luật về thanh tra, rồi Bộ luật Hình sự để phát hiện hành vi và xử lý tham nhũng hay quy định về kê khai tài sản của cán bộ… Nếu phát hiện ra tài sản bất minh, cứ căn cứ vào đó để xử lý.

Thế nhưng việc xác minh tài sản cũng còn nhiều bất cập. Đối tượng cán bộ công chức trong diện phải kê khai tài sản chỉ với khoảng 1 triệu người nhưng chỉ xác minh được vài chục trường hợp. Cán bộ phải kê khai tài sản nhưng con cái họ chưa thành niên thì không phải kê khai và họ tuồn hết tài sản cho con cái họ đứng tên. Đó cũng là lý do vì sao, có người 20, 30 tuổi đã đứng tên tài sản cả trăm tỷ, nghìn tỷ. Như vậy việc kê khai có ý nghĩa gì? Kê khai phải thực chất và đúng luật”.

“Thu hồi tài sản tham nhũng đã có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên các biện pháp phong tỏa, kê biên được áp dụng sau khi khởi tố vụ án, trong khi thực tế nhiều vụ án khi phát hiện tội phạm đã xảy ra trong thời gian dài đã kịp tẩu tán tài sản trước khi khởi tố vụ án.

Để tăng hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, theo tôi, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chú trọng từ giai đoạn giải quyết nguồn tin. Ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra, thậm chí từ khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng…cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với án kinh tế, tham nhũng, không để tội phạm tẩu tán tài sản nhằm thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, bị chiếm đoạt", ông Thuyền nêu quan điểm.

Hương Lan

Chống tham nhũng - Góc nhìn toàn cảnh từ một cuốn sách

Thứ 2, 18/01/2021 | 13:52
Tham nhũng là vấn đề xã hội nhức nhối của Việt Nam cũng như của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

Người nào đã tham nhũng thì không bao giờ "lạy ông tôi ở bụi này"!

Thứ 2, 18/01/2021 | 06:30
"Người nào đã tham nhũng thì không bao giờ "lạy ông tôi ở bụi này", họ sẽ tẩu tán tài sản bằng cách cho con cháu đứng tên..."- ĐBQH khóa XIII Nguyễn Bá Thuyền nói.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!
Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Thu giữ gần 3.500 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm nhập lậu

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Số mỹ phẩm, thực phẩm này bị phát hiện, thu giữ khi đang được vận chuyển đi tiêu thụ. Chủ hàng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.

Doanh nghiệp tư nhân bị xử phạt vì buôn bán trang sức giả mạo

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:51
Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An xử phạt một doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm về lĩnh vực giá và hàng hóa giả mạo.

Phúc thẩm Việt Á: VKS bất ngờ đề nghị miễn trách nhiệm cho 1 bị cáo

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:51
Sau phần bào chữa, VKS bất ngờ đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trần Thanh Phong, cựu Phó phòng Tài chính Kế toán, CDC tỉnh Bình Dương.

Huế: Mượn xe ô tô rồi đem đi cầm, nam thanh niên trả giá đắt

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:27
Tại phiên tòa, bị cáo Hoà thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận về hành vi của mình, bị cáo tác động người nhà khắc phục toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt.

Tài xế xe Thành Bưởi gây tai nạn khiến 5 người chết: VKS đề nghị 12-13 năm tù

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:14
Viện KSND huyện Định Quán đề nghị mức phạt từ 12-13 năm đối bị cáo Hoàng Văn Tính,  là người trực tiếp điều  khiển xe khách Thành Bưởi gây ra tai nạn.
     
Nổi bật trong ngày

Cảnh giác các thủ đoạn lừa đảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Thủ đoạn của các đối tượng này ngày càng tinh vi, am hiểu chính sách, người dân cần đặc biệt nêu cao cảnh giác, liên hệ với các kênh chính thống của BHXH Việt Nam.