Đằng sau vụ thử tên lửa với tầm bắn 2.000km của Iran

Đằng sau vụ thử tên lửa với tầm bắn 2.000km của Iran

Vũ Thu Hương
Thứ 3, 26/09/2017 | 05:00
0
Việc Iran thử thành công tên lửa đạn đạo với tên gọi Khorramshahr làm dấy lên nhiều quan ngại cho Washington. Đây được xem là lời thách thức trực tiếp tới Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bối cảnh Mỹ liên tục đưa ra lời cảnh báo và áp lực để ngăn cản chương trình vũ khí của Iran.

Vài giờ sau lễ diễu binh của quân đội hôm 22/9, Iran tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn 2.000km. Trong đoạn video mà đài phát thanh truyền hình Nhà nước Iran IRIB chiếu về vụ thử tên lửa không chỉ có hình ảnh vụ phóng từ xa, mà còn có cả quá trình tách rời phần đầu tên lửa mang hạt nhân.

"Những hình ảnh bạn đang nhìn thấy là hình ảnh thử thành công tên lửa đạn đạo Khorramshahr với tầm bắn 2.000km, tên lửa mới nhất của nước ta", đài IRIB bình luận. 

Đây được cho là tên lửa thứ ba của Iran có tầm bắn 2.000km. Theo Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, chỉ huy cấp cao của sư đoàn Hàng không thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), tên lửa đạn đạo này có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân.

Tiêu điểm - Đằng sau vụ thử tên lửa với tầm bắn 2.000km của Iran

Tên lửa Khorramshahr có tầm bắn tới 2.000 km. 

Phát biểu tại sự kiện, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, Tehran sẽ tăng cường sức mạnh tên lửa mà không cần sự cho phép của bất cứ quốc gia nào.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Rouhani tuyên bố: “Chúng ta sẽ phát triển quân sự vì mục đích quốc phòng. Chúng ta sẽ tiếp tục chế tạo tên lửa và sẽ không cần sự cho phép của bất kỳ ai để bảo vệ đất nước mình.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều ủng hộ thỏa thuận hạt nhân trong cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong năm nay, ngoại trừ Mỹ và Israel”.

Động thái này là lời thách thức trực tiếp tới Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã ký một dự luật trừng phạt những bên liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo của Iran hồi tháng Tám.

Hôm 19/9, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Iran đang phát triển hệ thống tên lửa và cáo buộc nước này góp phần gây ra tình trạng bạo lực ở Yemen, Syria và các khu vực khác của Trung Đông.

Ông cũng chỉ trích thỏa thuận năm 2015 của Mỹ và các cường quốc khác đối với Iran, trong đó Tehran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình để tránh bị trừng phạt kinh tế. Mỹ cho rằng Iran chưa hợp tác đầy đủ theo thoả thuận vì vẫn thử tên lửa đạn đạo và xúc tiến hoạt động gây bất ổn ở Trung Đông.

Ngày 15/10 tới, nếu ông Trump tuyên bố trước Quốc hội Mỹ Iran không tôn trọng thỏa thuận hạt nhân, Quốc hội sẽ có 60 ngày để áp đặt lệnh cấm vận mới đối với Iran.

Dù vậy, Iran cho rằng, việc phát triển tên lửa là hợp pháp và không vi phạm điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân mà nước này ký với các cường quốc vào năm 2015, vì “những tên lửa không được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân”.

Chính quyền Iran từng nhiều lần nhấn mạnh, nước này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc củng cố khả năng phòng thủ giữa lúc các đối thủ trong khu vực như Israel hay Arab Saubia mua nhiều lô vũ khí lớn từ Mỹ và các nước phương Tây.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng, nội dung thỏa thuận hạt nhân cần phải được thay đổi, như thế Mỹ mới chấp thuận để nó tồn tại. Trong khi đó Tổng thống Hassan Rouhani đã tuyên bố Iran không đàm phán lại về thỏa thuận hạt nhân.

Theo giới quan sát, nếu rút khỏi thỏa thuận, Mỹ sẽ gặp nhiều bất lợi. Bởi lẽ những năm gần đây, Iran đã tái lập quan hệ kinh tế với nước ngoài và bởi vậy nước này sẽ không còn rơi vào thế bị cô lập như trước.

Ông Franois Nicoullaud, người từng tham gia thương lượng về vấn đề hạt nhân Iran đánh giá: “Nếu Mỹ tái lập cấm vận đối với các doanh nghiệp ngoài Mỹ, lúc đó châu Âu sẽ phải phản ứng để bảo vệ các hợp đồng đã ký với Iran”.

Ông Ross Harrisson, giảng dạy tại trường Ngoại giao thuộc đại học Georgetown, Mỹ cho rằng nếu thỏa thuận hạt nhân Iran bị hủy bỏ, chiến tranh có thể bùng nổ.

Iran có thể sẽ kích động dòng Shiite ở Bahrain và Saudi Arabia, tăng cường hậu thuẫn cho cánh Houthis ở Yemen, yểm trợ cho Hezbollah ở Lebanon đối phó với Israel và gây rối loạn ở Syria và Iraq. Và như vậy nội chiến sẽ leo thang, bất ổn sẽ gia tăng. Nếu Mỹ can thiệp quân sự ắt sẽ rơi vào bẫy xung đột.

Nhiều quốc gia đồng minh Mỹ cũng đặc biệt lo ngại nếu Washington rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân, đặc biệt khi thế giới đang đối mặt với hiểm hoạt hạt nhân và tên lửa đạn đạo Triều Tiên. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của thỏa thuận hạt nhân Iran.

Xem thêm >> Tiết lộ lý do Mỹ không bắn hạ tên lửa Triều Tiên dù TT Trump luôn phản ứng dữ dội

V.T.H

Tiết lộ lý do Mỹ không bắn hạ tên lửa Triều Tiên dù TT Trump luôn phản ứng dữ dội

Chủ nhật, 24/09/2017 | 10:00
Trước việc Triều Tiên liên tục thử tên lửa và thử hạt nhân mới đây, Mỹ đã lên án gay gắt. Tuy nhiên, vì sao Mỹ không bắn hạ tên lửa của Bình Nhưỡng?

Điểm bất hợp lý trong dòng chia sẻ trên mạng của ông Trump về “Người Tên Lửa”

Thứ 3, 19/09/2017 | 13:00
Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter mới đây, Tổng thống Trump đã nhắc tới “Người Tên Lửa” và tình trạng mua bán xăng dầu ở Triều Tiên sau lệnh trừng phạt.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.