Đàm phán soạn thảo COC: Trung Quốc đang thực sự muốn gì?

Đàm phán soạn thảo COC: Trung Quốc đang thực sự muốn gì?

Thứ 5, 09/05/2013 | 20:10
0
Vấn đề đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông COC đang nóng hơn trong những ngày qua, đặc biệt từ khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đề xuất ASEAN mau tiến hành đàm phán COC trong chuyến công du đến bốn nước thành viên ASEAN. Việc này khiến nhiều nước bất ngờ và đặt ra nhiều quan tâm, tình huống...

Kịch bản cũ lặp lại?

Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã thực hiện chuyến công du, thăm bốn nước Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei kết thúc hôm 5/5. Trong buổi trả lời phỏng vấn của báo giới Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương có cho biết, chuyến viếng thăm bốn nước lần này chỉ là chuyến thăm trao đổi, hợp tác. Ngoại trưởng Vương cũng chỉ rõ, vấn đề quan trọng nhất của chuyến thăm lần này là đề cao quan hệ với các nước xung quanh, đặt ASEAN lên vị trí quan trọng bậc nhất và ưu tiên trong ngoại giao với các nước trong khu vực.

Ngoại trưởng Vương cũng nêu rõ, Trung Quốc và ASEAN cần kiên trì giải quyết những bất đồng và các vấn đề tồn tại giữa các nước có liên quan thông qua hiệp thương hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Hai bên cùng đồng ý đẩy mạnh tiến trình thực hiện toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, cùng nhau nghiên cứu, thảo luận và đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC trên cơ sở đồng thuận.

Nói về chuyến công du này của Ngoại trưởng Vương, báo giới các nước nhận định, ASEAN năm nay đã khởi động lại vấn đề Biển Đông, nhất là việc đàm phán COC với Trung Quốc và trên hết, Trung Quốc không muốn đẩy ASEAN về phía các cường quốc khác trong khu vực. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia an ninh khu vực, những động thái từ phía Trung Quốc trong những ngày qua khiến các nước đặt ra câu hỏi "Liệu Trung Quốc có thực sự mong muốn tiến đến COC hay chỉ là kịch bản cũ lại lặp lại?". Trong sự việc lần này, các nhà phân tích lo ngại rằng, Trung Quốc chỉ đưa ra đề nghị để loại bỏ sức ép từ cộng đồng quốc tế, cũng như sự can thiệp của Mỹ trong quá trình xây dựng COC. Từ đó, Trung Quốc có thể gây sức ép lên các nước ASEAN trong quá trình đàm phán, và rất có thể, COC lần này sẽ lại đi vào vết xe đổ của COC giai đoạn 1999 - 2002 nếu các nước ASEAN không có sự chuẩn bị kĩ càng và các hỗ trợ cần thiết.

Liên quan đến việc Trung Quốc cho phép tàu Coconut Princess chở du khách trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, báo giới nhận định, Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật mới ở Biển Đông dưới hình thức phát triển du lịch và đây cũng là lời cảnh báo đối với nhiều nước trong khu vực, nhất là Philippines. Trước đó, bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu  Philippines rút khỏi tám hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông vì Bắc Kinh coi đấy là "đảo của Trung Quốc bị Philippines cưỡng chiếm".  Phó đô đốc Hải quân Philippines Jose Luis Alano khẳng định, các cuộc tập trận cùng tuần tra của tàu Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền của mình ở Biển Đông là "hung hăng và quá đáng".

Tiêu điểm - Đàm phán soạn thảo COC: Trung Quốc đang thực sự muốn gì?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Trước tình hình bất ổn trên, Ngoại trưởng Philippines Del Rosario một mặt chỉ trích Trung Quốc đang chiếm đóng trên thực tế bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh phải "quan tâm đến uy tín quốc tế" của mình, cùng ASEAN xây dựng COC.

 Giới chuyên gia  phân tích

Trung Quốc hiện đang bị phương Tây chỉ trích và gây sức ép về chính sách tiền tệ của mình với việc giữ giá nhân dân tệ thấp, trong khi đó, việc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc thời gian qua càng dấy lên mối quan ngại sâu sắc đối với các nước trong khu vực. Giới phân tích đặt ra câu hỏi, việc "chủ động" đề nghị đàm phán COC có thể là một sự chuyển biến tích cực, thể hiện mong muốn hòa giải của Trung Quốc, sẵn sàng tham gia thể chế, cải thiện hình ảnh của Trung Quốc hay không?

Sự chủ động của Trung Quốc trong đàm phán COC có thể xuất phát từ vụ kiện của Philippines, quyết đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền trên bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham ra Tòa án quốc tế. Nếu Philippines thắng kiện, Trung Quốc sẽ phải chịu những phán quyết pháp lý bắt buộc. Tham vọng "đường lưỡi bò" cũng vì thế mà tiêu tan. Nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là vụ kiện này sẽ tạo ra tiền lệ pháp lý cho các quốc gia có “liên quan” với Trung Quốc và tiếp tục kiện Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, so với viễn cảnh kiện tụng và chịu hậu quả, một COC có thể là lựa chọn thông minh hơn cả, vì nó vẫn đảm bảo được lợi ích lâu dài của Trung Quốc. Trên hết, trong quá trình xây dựng COC, Trung Quốc hi vọng Philippines sẽ rút lại đơn kiện.

Lâu nay, Trung Quốc không hề muốn ở vào thế bị động, trong khi với tình hình hiện tại, sức ép của cộng đồng quốc tế và vụ kiện của Philippines đã đẩy Trung Quốc vào thế bị thúc ép, Trung Quốc phải tự tạo ra luật chơi cho chính mình. Bằng cách thúc đẩy COC, Trung Quốc cho rằng mình sẽ lật ngược tình thế, chủ động nắm "luật chơi" và dễ dàng thoát ra khỏi những rắc rối trước mắt. Tạp chí The Diplomat của Nhật đã đăng bài viết với nhan đề "Mỹ và thách thức tại Biển Đông" của hai tác giả Patrick M.Cronin và Alexander Sullivan ở Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm an ninh mới của Mỹ (CNAS).

Theo đó, Mỹ cần tiến tới phê chuẩn Công ước LHQ về Biển Đông (UNCLOS). UNCLOS sẽ thúc đẩy tiến tới thỏa thuận quốc tế dựa trên luật hàng hải. Mỹ cũng tiếp tục ủng hộ vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế vì tạo ra tiền lệ quan trọng. Hơn nữa, Mỹ còn đề cao vai trò lãnh đạo trung tâm của ASEAN và hối thúc tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử tại biển Đông COC. Trong tương lai gần, Mỹ cần "đào sâu" quan hệ với Brunei, nước Chủ tịch ASEAN năm 2013. Điều đáng khích lệ là Brunei đã làm rõ các nước thành viên ASEAN đều có quyền thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải. Theo hai tác giả, Mỹ còn cần tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Indonesia bởi Indonesia có tiếng nói quan trọng tại ASEAN và khu vực. Indonesia không có tranh chấp tại Biển Đông, vì thế nước này có thể đóng vai trò trung gian cho các bên liên quan.

Một điều hết sức quan trọng đối với các nước trong khu vực đó là bài học rút ra từ quá trình đàm phán COC với Trung Quốc giai đoạn 1999 - 2002. Mỹ, có ý kiến phân tích Trung Quốc đề nghị đàm phán COC chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận thế giới mà thực sự không hề có thiện chí hợp tác xây dựng COC. Trung Quốc đã từng đồng ý ngồi vào bàn đàm phán COC với ASEAN chỉ vì nhận thấy sức ép từ dư luận quốc tế và nguy cơ xung đột tăng cao trong khu vực. Tuy nhiên, quá trình đàm phán đã thất bại hoàn toàn do bất đồng giữa các bên. Vì thế, theo phán đoán của nhiều nhà phân tích, Trung Quốc chỉ đưa ra đề nghị bất ngờ này để xoa dịu dư luận, từ đó, có thể gây sức ép lên các nước thành viên ASEAN trong quá trình đàm phán. Câu hỏi đáng quan tâm là, liệu lần này, quá trình đàm phán COC có  bị lặp lại kịch bản cũ hay không?

"Kế hoạch cho các chuyến công du là đặc quyền của mỗi Ngoại trưởng"

Trong chuyến công du lần này của Trung Quốc, Philippines không nằm trong lộ trình của Ngoại trưởng Vương. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã khéo léo trả lời báo giới: "Kế hoạch cho các chuyến công du là đặc quyền của mỗi Ngoại trưởng" và điều này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa hai nước. Theo hãng tin ABS-CBNnews, Ngoại trưởng Albert del Rosario đã nêu rõ chuyến công du của ông Vương Nghị và tiếp tục hi vọng Trung Quốc cùng hợp tác với Philippines tìm ra cách giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Cho đến nay, Hội đồng trọng tài quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines đã hoàn tất về thủ tục nhân sự cho dù Trung Quốc vẫn khẳng định không tham gia vụ kiện này.

An Mai (Theo Jakarta Post/Manila Times)

'ASEAN đang đi đúng hướng về vấn đề Biển Đông'

Thứ 5, 02/05/2013 | 11:20
Đó là phát biểu của Tổng thống Philippines, Benigno Aquino lll, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 vừa qua.

Nhật Bản và mối quan tâm ở Biển Đông

Thứ 5, 18/04/2013 | 17:46
Theo giới phân tích, Nhật Bản thời gian qua vẫn luôn "nghe ngóng" tình hình ở Biển Đông.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.