Đi tìm

Đi tìm "con chữ" ở chùa Long Cát

Phạm Ngọc Duy Quân
Thứ 7, 15/09/2018 | 09:54
0
Hơn 15 năm qua, lớp học tình thương dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận luôn ê a tiếng đánh vần vào mỗi buổi chiều tối. Nhờ đó, nhiều em học sinh ở vùng sâu, vùng xa đã biết đọc, biết viết.

Lớp học không tiếng trống trường

Ấm áp lớp học xóa mù chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tại Ninh Thuận

Những ngày đầu tháng 9, PV báo Người Đưa Tin đến xã Công Hải, huyện Thuận Bắc để ghi nhận không khí nhập học của lớp học tình thương tại chùa Long Cát, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng với quyết tâm giúp con em đồng bào Raglai nghèo xoá mù chữ, chùa Long Cát đã trở thành nơi chắp cánh ước mơ, hoài bão cho các em.

Khác với những lớp học chính quy, tại lớp học tình thương này, không khí không sôi động, không tiếng loa phát thanh, không tiếng trống trường,… Các em nhập học trong lặng lẽ. Nhưng, hình ảnh "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường..." vẫn hiện hữu tại lớp học tình thương.

Sau khi hoàn tất việc làm trên nương rẫy, nhiều cha mẹ đồng bào Raglai lại vội vã quay về nhà đưa con mình đến lớp học. Những em nhỏ lần đầu tiên đi học thể hiện rõ sự rụt rè, thấy người lạ các em lại víu thật chặt vào tay mẹ.

Vượt quãng đường gần 5km, chị Katơr Thị Mớm (ngụ thôn Suối Vang, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc) dẫn đứa con trai Katơr Quốc Cường (7 tuổi) đến lớp học tình thương để nhập học. Đây là lần đầu tiên Quốc Cường được đến lớp nên rất rụt rè. Thấy PV, em bấu víu vào chân mẹ.

Phải mất gần 20 phút được mẹ động viên, Quốc Cường mới chịu buông chân mẹ để bước vào lớp của mình.

Giáo dục - Đi tìm 'con chữ' ở chùa Long Cát

Chị Katơr Thị Mớm dẫn đứa con trai Katơr Quốc Cường (7 tuổi) đến lớp học tình thương để nhập học. (Ảnh: Duy Quan).

Chị Mớm cho biết: “Nhờ được các sư thầy, sư cô trong chùa vận động nên giờ con mình mới được đi học. Bây giờ mình chưa dám về nhà vì sợ con tìm không thấy mẹ nó lại khóc làm khổ thầy cô ở đây. Ở nhà, con mình nhát lắm đi đâu cũng phải có mẹ nó mới dám đi”.

Không may mắn như em Katơr Quốc Cường được mẹ đưa đến lớp, hai chị em Kator Thị Mướng (8 tuổi, ngụ thôn Xóm Đèn, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc) và Katơr Duy (6 tuổi), phải tự dắt díu nhau đi bộ gần 1km để đến với lớp học tình thương. 

Năm nay, hai chị em Mướng và Duy đã vào lớp 3 và lớp 1. Nhưng do điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, hai em không được đến trường như nhiều bạn bè khác.

Được các sư thầy ở chùa Long Cát vận động nên ba, mẹ em đã đồng ý cho 2 chị em Mướng và Duy đến đây để theo học. “Được đi học em vui lắm. Bây giờ em có thể đánh vần được chữ ba, mẹ và cũng đã viết được tên của mình lên giấy”, em Kator Thị Mướng vui vẻ chia sẻ với PV.

Giáo dục - Đi tìm 'con chữ' ở chùa Long Cát (Hình 2).
Nhiều phụ huynh có con mới đi nhập học ngày đầu tiên phải đứng ngoài cửa sổ nhìn vào lớp học vì sợ con mình nhìn không thấy mẹ lại khóc. (Ảnh: Duy Quan).

Chị Katơr Thị Dung (28 tuổi, ngụ thôn Suối Vang, huyện Thuận Bắc) phấn khởi cho biết: “Mình có ba đứa con đang theo học tại chùa Long Cát. Trong đó đứa lớn là Katơr Huy năm nay đã lên lớp 5 nhưng học rất chậm hiểu, nhờ các thầy các cô ở lớp học tình thương này tận tình chỉ bảo nên hiện tại con mình đã có thể học chữ lưu loát hơn trước. Hai bé còn lại cũng như vậy”.

Chia sẻ về lớp học, ông Đặng Đình Trọng, Trưởng ban Hộ trị Tam Bảo, chùa Long Cát chia sẻ: “Hơn 15 năm qua, lớp học mở ra chủ yếu giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Công Hải không có điều kiện đến trường được tiếp cận gần với con chữ, nhằm giúp em sau này biết đọc và biết tính toán”.

Giáo dục - Đi tìm 'con chữ' ở chùa Long Cát (Hình 3).
Lớp học tình thương của Chùa Long Cát sẽ hỗ trợ sách vở miễn phí cho các em học sinh trong suốt 1 năm học. Các em học sinh khi nhận được sách mới rất vui. (Ảnh: Duy Quan).

Trao đổi với PV, ông Mai Duy Bàng, Chủ tịch UBND xã Công Hải cho biết: “Trong nhiều năm liền, chùa Long Cát đã hỗ trợ địa phương rất nhiều trong công tác xóa mù chữ cho các em đồng bào dân tộc Raglai. Hằng năm, có hơn 100 em đã đến ngôi chùa này để theo học".

"Ngoài việc dạy học ra, chùa Long Cát còn hỗ trợ việc đi lại, ăn uống, sách vở cho các em học sinh rất tốt. Trong thời gian tới, hy vọng chùa Long Cát tiếp tục vận động các mạnh thường quân để hỗ trợ cùng địa phương làm tốt công tác xóa mù chữ cho con em đồng bào Raglai nơi đây”, ông Bàng nói thêm.

Quyết tâm duy trì sĩ số lớp

Giáo dục - Đi tìm 'con chữ' ở chùa Long Cát (Hình 4).
Thầy Thiên Sanh Quảng, giáo viên trường tiểu học Công Hải phát sách cho các em học sinh. (Ảnh: Duy Quan).

Nhằm tạo điều kiện cho các em theo học, thầy cô giáo và chùa đã vận động các nhà hảo tâm, phật tử hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập. Trước mỗi buổi học 30 phút, chùa còn tổ chức bữa ăn như: Cơm, mì tôm…để các em được no bụng mà yên tâm học tập.

Nhờ được hỗ trợ điều kiện học tập, chỉ dạy tận tình nên các em đã có ý thức chăm học, chuyên cần. Nhiều em đã đọc thông, viết thạo, có điều kiện học tiếp lên các lớp cao hơn ở nhà trường phổ thông trên địa bàn.

Hiện tại, năm học 2018-2019, đã có 175 con em đồng bào đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Những năm qua, số lượng con em đồng bào Raglai nghèo ở xã Công Hải đến với lớp học tình thương tại chùa Long Cát ngày càng tăng. Cụ thể, năm học 2017 - 2018, lớp học đã tiếp nhận 163 học sinh theo học ở các lớp. 

Chị Katơr Thị Sinh (ngụ thôn Ba Hồ, xã Công Hải) có con trai con Katơr Minh (lớp 4) đang theo học tại lớp học tình thương của chùa Long Cát cho biết: “Mỗi ngày, sau khi đi chăn bò về, Minh lại xách cặp, vở ra lớp học để ăn cơm rồi vào học. Giờ con đã biết chữ, biết làm các phép tính, tôi mừng lắm”.

Giáo dục - Đi tìm 'con chữ' ở chùa Long Cát (Hình 5).
Cô Nguyễn Thị Mỹ Linh, giáo viên trường tiểu học Công Hải, cầm tay cho học sinh viết chữ cái. (Ảnh: Duy Quan).

Điều đặc biệt hơn, đội ngũ thầy, cô giáo đứng lớp ở đây đều là giáo viên dạy chính ở trường tiểu học Công Hải. Họ được chùa Long Cát thuê để truyền dạy kiến thức với các môn như: Văn, Toán… theo chương trình của ngành Giáo dục và Đào tạo. Mặc dù nói là thuê, nhưng những giáo viên ở đây lại không xem là đi dạy để "kiếm tiền". Trong thâm tâm họ đến lớp học này chỉ một điều duy nhất là đưa "con chữ" nghèo được bay cao, bay xa.

Với 9 năm gắn bó tại lớp học tình thương ở chùa Long Cát, thầy Thiên Sanh Quảng (giáo viên trường tiểu học Công Hải) chia sẻ: “Mình cũng cố gắng hết sức để giúp các em biết được con chữ, biết được cách tính toán để sau này có thể đi làm phụ giúp cha mẹ”.

Mỗi khi nghe tin học sinh bỏ lớp, sư cô Thích Nữ Đức Thịnh, Trụ trì chùa Long Cát không quản ngại ngày đêm đến tận nhà, lên tận nương rẫy để vận động phụ huynh cho con em mình đến lớp. Nhờ sự tận tâm, tận tình kêu gọi của sư cô, nên năm học nào các em cũng đến chùa học rất đông. 

Chỉ tay về phía lớp học, ông Đặng Đình Trọng cho biết thêm: “Để duy trì sĩ số lớp chúng tôi ở đây phải có quà giúp đỡ những gia đình khó khăn, những ngày lễ, tết chúng tôi còn may quần áo, mua giày, dép mới để tặng các em. Ngoài ra, ở đây chúng tôi còn tổ chức nấu ăn vào các buổi chiều trước khi bắt đầu vào học,.. Có như vậy, các em mới có thể bám lớp tình thương này”.

PV rời lớp học cũng là lúc trời đã chập choạng tối, tiếng chuông chùa ở đây cũng bắt đầu ngân vang xen lẫn tiếng đánh vần ê, a...của các em học sinh nghèo. Trong tương lai “con chữ” sẽ là hành trang là "liều thuốc" tiếp sức cho các em Katơr Quốc Cường, Katơr Thị Mướng, Katơr Duy, Katơr Huy,....được có công việc ổn định, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Đây cũng là mong ước của bao cha mẹ đồng bào Raglai nghèo, khi đưa con đến lớp học tình thương tại chùa Long Cát. 

Chuyện về “Thầy giáo quân hàm xanh” xóa mù chữ cho người Bru-Vân Kiều

Thứ 3, 13/02/2018 | 18:30
Người dân tộc Bru - Vân Kiều sinh sống tại bản Mây, bản Trân, bản Troộng... đa phần không biết nói tiếng Việt nên đời sống khó khăn. Đại úy Trịnh Tứ Thắng (SN 1976), Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Roòn, tỉnh Quảng Bình đã nảy ra ý tưởng xóa mù chữ cho đồng bào bằng cách một cách làm độc đáo.

Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo

Thứ 5, 23/11/2017 | 13:00
Thấy cuộc sống của những đứa trẻ nghèo khổ cực, không có cơ hội đến trường, hơn 20 năm qua đôi vợ chồng ở tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn miệt mài mở lớp dạy tình thương, xóa mù chữ cho các em.

Những câu chuyện ở lớp học xóa mù chữ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Nếu không nghiện ma túy, không bị bắt vào trại cai nghiện, thì có lẽ đến bây giờ anh vẫn chưa biết cái cảm giác của một học sinh lớp một ê a ghép vần nên những con chữ.
Cùng tác giả

Tình phụ tử của lão nông nghèo chế tạo máy trợ thở giúp con trai duy trì sự sống

Thứ 7, 27/06/2020 | 20:00
Chỉ là một nông dân chưa học hết lớp 12 nhưng lão nông Trần Trung Hiếu, thôn Phú Thủy, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn đã “chế” ra chiếc máy trợ thở từ những vật dụng trong gia đình. Đặc biệt, chiếc máy đã giúp con trai ông vượt qua cơn khốn khó của bệnh hiểm nghèo.

Ninh Thuận: Ngang nhiên chặt phá, lấn chiếm đất rừng và hành hung lực lượng làm nhiệm vụ

Thứ 6, 19/06/2020 | 15:59
Gia đình ông Bá Trung Tướng ngang nhiên chặt phá cây rừng tái sinh, lấn chiến đất rừng tại khoảnh 3 tiểu khu 204, xã Phước Minh. Điều đáng nói, khi lực lượng chức năng yêu cầu chấm dứt hành vi này, ông Tướng và người nhà đã đập phá chốt, hành hung lực lượng bảo vệ rừng.

Ninh Thuận: Các trường hoàn thành việc lựa chọn SGK lớp 1 cho năm học 2020 – 2021

Thứ 7, 13/06/2020 | 06:23
Hiện nay, các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã thành lập hội đồng và hoàn thành việc lựa chọn SGK lớp 1 cho năm học 2020-2021.

Chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động "biết nói" của thầy trò trường cấp 3 ở Ninh Thuận

Chủ nhật, 26/04/2020 | 09:00
Sau một thời gian nghiên cứu, thầy trò trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chế tạo thành công chiếc máy sát khuẩn tự động với nhiều tính năng vượt trội. Đặc biệt, máy “biết nói” để nhắc học sinh rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang khi ra, vào trường học.

Tạm giữ 2 đối tượng chửi bới, tấn công tổ công tác tại chốt kiểm tra phòng, chống dịch Covid -19

Thứ 5, 23/04/2020 | 20:30
Ngày 23/4, cơ quan Công an Ninh Thuận đang tạm giữ 2 đối tượng chửi bới, tấn công tổ công tác làm nhiệm vụ tại chốt kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19.
Cùng chuyên mục

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Tiếp đợt nắng nóng như "đổ lửa"

Thứ 3, 30/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Bản tin 29/4: Học sinh Tp.HCM đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 từ ngày 3/5

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:10
Học sinh Tp.HCM đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 từ ngày 3/5; Bé trai 8 tháng suýt tử vong do hóc cuống trái xoài...

Không khí lạnh sắp tràn về, chấm dứt đợt nắng nóng kỷ lục chưa từng có trong 10 năm qua

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:01
Dự báo đợt không khí lạnh yếu sắp tràn về vào ngày 1/5 chấm dứt chuỗi ngày nắng như đổ lửa trên cả 3 miền đất nước, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ.

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh "hiếm gặp", mưa dông kèm sấm động lớn

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:19
Dự báo từ đêm nay đợt không khí lạnh yếu sẽ tràn xuống nước ta, gây mưa rào và dông rải rác cho các tỉnh miền Bắc.