Doanh nghiệp cảng biển “lên hương”

Doanh nghiệp cảng biển “lên hương”

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 31/10/2021 | 15:14
0
Giá cước vận tải biển cùng phí dịch vụ tại cảng tăng cao đã giúp các doanh nghiệp cảng biển ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tính bằng lần trong quý III/2021.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp ngành cảng biển vẫn đạt được kết quả kinh doanh tích cực. Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), ngành cảng biển duy trì triển vọng khả quan nhờ chiến dịch tiêm chủng toàn cầu, củng cố triển vọng thương mại và gia tăng lượng hàng hóa qua cảng.

Cùng với đó là cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do được ký kết, điều này đã hỗ trợ cho các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam, dẫn dắt tăng trưởng lưu lượng hàng hóa thông qua cảng biển. Bên cạnh đó, giá cước vận tải leo thang, giúp các doanh nghiệp ngành logistics, trong đó có cảng biển hưởng lợi lớn.

Kết thúc quý III/2021, nhiều doanh nghiệp cảng biển lần lượt công bố kết quả kinh doanh tăng đột biến.

 

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC; UpCOM: MVN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 với doanh thu và lợi nhuận tăng vọt. Cụ thể, công ty ghi nhận 3.482 tỷ đồng doanh thu, tăng 43% so với quý cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 727 tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái (âm 73 tỷ đồng).

Luỹ kế 9 tháng 2021, Công ty đạt 9.544 tỷ đồng doanh thu, gấp 4 lần cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 1.805 tỷ đồng, gấp 25 lần năm ngoái.

Kế hoạch năm 2021, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 10.828 tỷ đồng và 944 tỷ đồng. Với kết quả trên, Công ty đạt 88% doanh thu và vượt 91% lợi nhuận cả năm chỉ sau 9 tháng.

Ban lãnh đạo cho biết, Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên bước vào quý III tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi đại dịch Covid-19 bùng phát trong nước, ngành hàng hải Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa.

Tuy nhiên, VIMC và các doanh nghiệp thành viên đã xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với các tình huống của dịch bệnh, đảm bảo chủ động trong mọi trường hợp để các hoạt động sản xuất kinh doanh, diễn ra liên tục, các cảng biển và đội tàu luôn đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả.

Nhờ vậy, các mảng hoạt động kinh doanh của VIMC đã đạt được nhiều kết quả khả quan, từ kinh doanh vận tải đến khai thác cảng biển đều vượt so với cùng kỳ năm 2020.

Thực chất, từ đầu năm đến nay, dù chịu ảnh hưởng bởi dịch nhưng khối vận tải biển đều ghi nhận kết quả kinh doanh vượt kế hoạch đề ra. Nhiều tàu đã ký được hợp đồng cho thuê với giá tốt, giá cước tuyến Á - Âu gấp 10 lần năm trước, cũng khiến lợi nhuận tăng.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam hiện đang quản lý hầu hết cảng biển lớn trên cả nước như Cảng Cam Ranh, Hải Phòng, Quy Nhơn, Sài Gòn... Những doanh nghiệp cảng biển này đều ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến trong quý III/2021.

Công ty Cổ phần Cảng Cam Ranh (mã: CCR) đạt 55 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận đạt 11,2 tỷ đồng (tăng 53% so với quý III/2020). Luỹ kế 9 tháng đạt 163 tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận sau thuế đạt 36,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 52 % và gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái.

Theo giải trình từ phía Công ty, số lượng hàng khai thác qua cảng tại quý III tăng 10%, tăng ở những mặt hàng có lợi nhuận cao, do vậy, lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Tại ngày 30/9/2021, tổng tài sản của Cảng Cam Ranh đạt 340 tỷ đồng, tăng 5% so với hồi đầu năm.

Hồ sơ doanh nghiệp - Doanh nghiệp cảng biển “lên hương”

Giá cước vận tải tăng vọt, đơn cử như giá cước tuyến Á - Âu tăng cao gấp 10 lần giúp lợi nhuận doanh nghiệp cảng biển tăng cao. 

Cảng Quy Nhơn cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng vọt. Công ty ghi nhận doanh thu quý III đạt 422 tỷ đồng, gấp 2 lần quý cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 139,6 tỷ đồng, gấp 4,3 lần quý cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng, Cảng Quy Nhơn đạt 972 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 321 tỷ đồng, lần lượt tăng 1,5 lần và 2,7 lần so với 9 tháng năm 2020.

Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận quý III đi ngang so với cùng kỳ. Cụ thể, tính riêng quý III doanh thu thuần đạt 540 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với doanh thu 537 tỷ đồng đạt được quý III/2020; lãi sau thuế đạt 150 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, doanh thu đạt 1.687 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2020. Nhờ doanh thu tài chính tăng, chi phí tài chính giảm nên lợi nhuận trước thuế đạt 650 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 97% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế thu về đạt gần 526 tỷ đồng, tăng 21,9% so với lợi nhuận đạt được cùng kỳ năm 2020.

Tương tự, Cảng Đình Vũ (HoSE: DVP) công bố báo cáo tài chính quý III/2021 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, doanh thu thuần đạt 156,6 tỷ đồng, tăng 10,6% so với quý III năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 85,5 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận doanh thu tài chính đạt hơn 38,2 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ nhờ khoản cổ tức từ Công ty TNHH Tiếp vận SITC – Đình Vũ.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần đạt 455,2 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ và hoàn thành 72% kế hoạch năm. Nhờ chi phí vốn tăng thấp hơn, nên lợi nhuận trước thuế thu về đạt 265,8 tỷ đồng và đã hoàn thành 87% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 218,5 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với cùng kỳ.

Cùng với doanh nghiệp Nhà nước, nhóm doanh nghiệp tư nhân cũng ghi nhận kết quả tích cực. Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) ghi nhận doanh thu thuần trong quý III/2021 đạt 729 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 162,5 tỷ đồng.

Theo giải trình, lợi nhuận công ty tăng chủ yếu nhờ lãi từ công ty liên doanh, liên kết tăng. Tính đến cuối tháng 9/2021, Gemadept đang sở hữu 19 công ty con và 16 công ty liên doanh, liên kết.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần tăng 14% lên gần 2.168 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 574 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 513 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm nay, GMD đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 2.800 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 700 tỷ đồng. Sau 9 tháng, công ty đã thực hiện được 77% chỉ tiêu doanh thu và 82% chỉ tiêu lãi trước thuế.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 313.000 tỷ đồng, để hướng tới đầu tư và phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo quy hoạch này, Việt Nam sẽ xây dựng các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp. Thông qua hệ thống này, Việt Nam sẽ đáp ứng lượng hàng hóa thông quan từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn.

Thực tế, triển vọng ngành cảng biển luôn gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng, các nhóm ngành xuất khẩu sẽ có sự hồi phục tích cực trong giai đoạn tái thiết nền kinh tế hậu đại dịch, khi triển vọng tăng trưởng đến từ sự phục hồi của hoạt động sản xuất sau gián đoạn chuỗi cung ứng trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4.

Doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào Hiệp định EVFTA trong năm 2022

Thứ 5, 28/10/2021 | 07:00
Ví EVFTA như “đường cao tốc”, doanh nghiệp Việt Nam xác định đã đi trên cao tốc thì không thể đi phương tiện thô sơ, hàng hoá vì thế càng phải đảm bảo chất lượng.

“Thị trường EU như miếng bánh, đến càng sớm càng ăn được nhiều”

Thứ 4, 27/10/2021 | 13:54
Theo ông Ngô Chung Khanh, các DN Việt Nam còn ưa chuộng thị trường truyền thống, chưa dám bước ra khỏi vùng an toàn để tiếp cận với thị trường EU nhiều tiềm năng.

Bộ trưởng GTVT: "Trải thảm" cho nhà đầu tư rót tiền vào hệ thống cảng biển

Thứ 6, 08/10/2021 | 06:55
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT sẽ đề xuất với Thủ tướng cơ chế đặc thù để tạo “sân chơi” thu hút nguồn vốn xã hội hóa trong phát triển cảng biển.

Giải quyết ùn tắc tại cảng biển khi thực hiện giãn cách xã hội

Thứ 7, 02/10/2021 | 21:01
Bộ Tài chính ban quy định về giám sát hải quan với hàng hóa nhập khẩu, chuyển cửa khẩu trong trường hợp ùn tắc, nguy cơ ùn tắc tại cảng biển thực hiện Chỉ thị 16.
Cùng tác giả

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
Cùng chuyên mục

Angimex bán Nhà máy chế biến lúa gạo Bình Thành

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:51
Tài sản được Angimex bán cho APC Holdings bao gồm: Quyền sử dụng 2 thửa đất với diện tích 24.631,2 m2; nhà cửa vật kiến trúc trên đất; toàn bộ máy móc thiết bị; thuê

Thủy điện Nước Trong đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 như thế nào?

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Thủy điện Nước Trong đặt doanh thu năm nay 90,9 tỷ, lợi nhuận sau thuế 37,5 tỷ, giảm 17,7 tỷ, nhưng dự kiến tiền cổ tức chi trả vẫn giữ 32,4 tỷ đồng.

Bình Dương: Khu công nghiệp vi phạm quy định pháp luật về xây dựng

Thứ 6, 10/05/2024 | 05:45
Chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Bình ở tỉnh Bình Dương đã vi phạm trong công tác xây dựng, giải phóng mặt bằng.

Ngành ô tô vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng trong quý I/2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:24
Theo SSI Research, thị trường ô tô vẫn sẽ khó khăn trong nửa đầu năm 2024 do nhu cầu tiêu dùng vẫn còn yếu và người mua có tâm lý chờ đợi các mẫu xe mới.

VNDIRECT cảnh báo mạo danh số tài khoản công ty để trục lợi

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:06
CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: VND) vừa phát thông báo cảnh báo đến khách hàng về hình thức lừa đảo, mạo danh công ty nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Thủy điện Nước Trong đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 như thế nào?

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Thủy điện Nước Trong đặt doanh thu năm nay 90,9 tỷ, lợi nhuận sau thuế 37,5 tỷ, giảm 17,7 tỷ, nhưng dự kiến tiền cổ tức chi trả vẫn giữ 32,4 tỷ đồng.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Angimex bán Nhà máy chế biến lúa gạo Bình Thành

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:51
Tài sản được Angimex bán cho APC Holdings bao gồm: Quyền sử dụng 2 thửa đất với diện tích 24.631,2 m2; nhà cửa vật kiến trúc trên đất; toàn bộ máy móc thiết bị; thuê