Đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Thứ 5, 04/11/2021 | 15:00
0
Chiến lược phát triển chăn nuôi 2021 - 2030 hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi.

Phấn đấu là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho biết năm 2020, Thủ tướng đã ký Quyết định 1520 phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

Chiến lược hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các nước tiên tiến trong khu vực. Sản xuất chăn nuôi hàng hóa được chủ yếu sản xuất trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm.

Kinh tế vĩ mô - Đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045,100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp. Ảnh: Thanh Niên. 

Tầm nhìn đến năm 2045, ngành chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong đó trình độ và năng lực sản xuất thuộc nhóm dẫn đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á. Khống chế và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây nhiễm sang người.

Hầu hết sản phẩm chăn nuôi chính được sản xuất trong cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học và thân thiện với môi trường; 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó khoảng 30% chế biến sâu.

Đồng bộ các giải pháp

Ông Trọng cho biết, để đạt được mục tiêu trên, một loạt các giải pháp đồng bộ về giống; thức ăn chăn nuôi; công nghệ chăn nuôi; giết mổ và chế biến; đào tạo nhân lực, khuyến nông, khoa học đã và đang được xây dựng và triển khai.

Về giống, ông Trọng phân tích, có 3 phân khúc thị trường, trong đó giống có năng suất cao phục vụ chăn nuôi công nghiệp, trang trại, chủ yếu từ nguồn nhập ngoại. Giống này cho sản phẩm chất lượng cao phục vụ phân khúc thị trường xuất khẩu và người tiêu dùng trong nước có thu nhập cao. Thứ hai là giống chất lượng cao, chủ yếu là giống bản địa, phù hợp chăn nuôi nông hộ chuyên nghiệp, theo hướng chăn nuôi hữu cơ. Thứ ba là giống vừa có chất lượng vừa cho năng suất, là con lai giữa giống năng suất cao và chất lượng cao, giữa con giống nội với con giống ngoại, phục vụ cả chăn nuôi nông hộ và trang trại.

“Chúng ta đẩy mạnh nhập giống mới chất lượng cao kèm công nghệ đồng bộ, đồng thời tăng cường phát hiện, khai thác và phát triển nguồn gen bản địa. Cần phát huy được tiềm năng nội lực vì Việt Nam có hệ thống giống bản địa chất lượng cao rất đa dạng”, ông Trọng nói.

Kinh tế vĩ mô - Đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi (Hình 2).

Chiến lược phát triển chăn nuôi 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi

Về thức ăn chăn nuôi, cần tăng cường các đối tượng sử dụng được nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước để giảm áp lực nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vì đang phụ thuộc nhiều quá, nhập từ nước ngoài trên 90%. Sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước thì mới hạ được giá thành sản phẩm. Theo ông Trọng, cần đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi một phần diện tích trồng trọt ít hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, trồng cỏ, thức ăn xanh cho trâu bò; trong khi cho gia cầm sử dụng lúa thì rất tốt.

Song song đó, chúng ta nhập công nghệ chăn nuôi hiện đại, công nghệ tự động; tăng cường đào tạo nhân lực, khuyến nông và khoa học. Về chế biến, ngành chăn nuôi trong nước đang sản xuất thô là chính, giết mổ nhỏ lẻ rất nhiều. Cho nên, ông Trọng cho hay, ngành đang nỗ lực sản xuất theo chuỗi, tăng cường chế biến sâu để tăng giá trị sản phẩm.

Ngành chăn nuôi cũng đang chờ đợi việc triển khai hiệu quả chính sách tín dụng. Người dân, doanh nghiệp thiếu vốn nhưng nhiều chính sách về tín dụng khó áp dụng tại địa phương. Chăn nuôi gặp khó về đất đai, cần sửa lại quy định trong luật Đất đai.

Trong khi đó, nuôi gia súc, gia cầm tập trung quá nhiều vào các vùng mật độ dân cư cao như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ. Theo ông Trọng, chúng ta đang khuyến khích doanh nghiệp dịch chuyển chăn nuôi tới những vùng mật độ dân cư thấp, ví dụ như trung du miền núi, duyên hải miền trung và Tây nguyên… Các địa phương cần xây dựng kịp thời nghị quyết để HĐND tỉnh thông qua, trong đó cấm chăn nuôi trong nội thành nội thị và căn cơ nhất là xây dựng được chính sách di dời chăn nuôi như nêu trên khi hiện mới có 20/63 tỉnh, thành làm tốt việc này.

Ngành chăn nuôi chưa sản xuất theo chuỗi, giữa cung - cầu vẫn mất cân đối, lúc thừa khi thiếu. Chăn nuôi nông hộ chiếm tương đối trong khi sản xuất theo chuỗi thì doanh nghiệp phải là trọng tâm. Theo ông Trọng, chúng ta đang tăng cường liên kết các nông hộ thành tổ hợp tác, hợp tác xã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận, tạo thành chuỗi sản xuất mạnh.

Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tính tăng 4,2%

Trong 9 tháng năm 2021, ngành chăn nuôi vẫn cơ bản phát triển ổn định. Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, 9 tháng năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng trên 4,7 triệu tấn, đồng thời, về trứng, đạt trên 12 tỷ quả, sữa đạt gần 900 nghìn tấn. Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tính tăng 4,2%.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 9, đầu tháng 10/2021, tổng đàn lợn cả nước đạt trên 28 triệu con, tăng 5%. Những tỉnh, thành phố có đàn lợn lớn như: Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hóa. Sản lượng thịt lợn hơi 9 tháng đạt khoảng 2,9 triệu tấn.

Bên cạnh đó, với đàn bò, đạt gần 6,3 triệu con, tăng 1,8%, trong đó đàn bò sữa trên 331 nghìn con. Đàn trâu khoảng 2,34 triệu con, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi và trung du, chiếm 55,3%.

Bên cạnh đó vì nhu cầu giảm, lợn thịt quá tuổi xuất chuồng ứ đọng khoảng 30% (khoảng 1,5 triệu con, khối lượng trên 120-160 kg/con) nên có giá 30-35.000 đồng/kg. Đến thời điểm hiện tại, giá đã tăng dao động từ 35.000-45.000 đồng/kg tùy từng vùng. 

Mặc dù giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn tại các cửa hàng thịt, các chợ và các siêu thị khu vực nội thành của hai thành phố gồm: thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn ở mức cao, nguyên nhân do khâu lưu thông phân phối. Trong khi đó, các sạp thịt lợn ở các chợ truyền thống vùng nông thôn (không phải vận chuyển đi xa) giá thịt lợn từ 80-90.000 đồng/kg là mức giá hài hòa lợi ích 3 khâu sản xuất, phân phối, tiêu dùng. 

Về giá sản phẩm gia cầm, giá gà công nghiệp lông trắng giai đoạn tháng 7, 8 các tỉnh phía Bắc khoảng 15-20.000 đồng/kg; các tỉnh phía nam 6-10.000 đồng/kg. Những ngày gần đây tại các tỉnh đã tăng trở lại với 27-30.000 đồng/kg. Giá gà lông màu không có nhiều biến động, dao động từ 50-55.000 đồng/kg tại miền Bắc. Từ tháng 9 đến nay giá vịt 40-45.000 đồng/kg,…

Giải pháp giữ vững tăng trưởng 

Một số chỉ tiêu chính phát triển chăn nuôi năm 2021 là: Tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2021 đạt khoảng 5- 6%; Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,8 triệu tấn; Sản lượng trứng đạt khoảng 16 tỷ quả (tăng 7,5%) và sản lượng sữa đạt khoảng 1,2 triệu tấn (tăng 11,5%).

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng: Trước diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, Cục đã đưa ra một số giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng: Tổ chức kết nối, hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, công ty chăn nuôi mở rộng thị trường, đưa sản phẩm cung ứng trực tiếp thông qua hệ thống phân phối sẵn có. Đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm chăn nuôi, phát triển mạnh các sàn thương mại điện tử nhằm giảm áp lực kênh phân phối là siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trước mắt, trang bị thêm hệ thống xe bán hàng lưu động để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, đồng thời bảo đảm yêu cầu phòng dịch. Nghiên cứu mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối, vì đây là điểm cốt lõi ảnh hưởng mạnh nhất đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ các địa phương. Bố trí các vùng đệm, trạm trung chuyển để tập kết hàng hoá từ ngoại tỉnh chuyển về dưới sự kiểm tra, giám sát của lực lượng liên ngành.

Đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ vệ sinh, tiêu độc khử trùng, cách ly, lấy mẫu bệnh cho nhân viên các cơ sở giết mổ. Xem xét xếp các đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất con giống vật nuôi, chế biến thịt, sữa và vận chuyển cung ứng thịt, trứng, sữa phục vụ tiêu dùng, chuyên chở thức ăn chăn nuôi là những đối tượng được ưu tiên tiêm phòng vaccine phòng chống Covid-19. Các địa phương cần thống nhất chỉ đạo, để khi thực hiện công tác phòng chống dịch thì cũng phải bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ cho duy trì sản xuất, kịp thời cung ứng sản phẩm cho tiêu dùng, tránh đứt gẫy các chuỗi sản xuất – lưu thông – tiêu dùng, chủ động nguồn cung cho tiêu dùng hiện tại và sắp tới.

Ngoài ra, cần tạo điều kiện về vay vốn cho các cơ sở sản xuất duy trì và phát triển. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và lùi thời gian đóng thuế thu nhập cho các doanh nghiệp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến, giết mổ, trang trại trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học xử lý môi trường, thiết bị chuồng trại chăn nuôi… nhằm giảm giá thành sản xuất.

Hương Anh (tổng hợp) 

 

 

 

Giá lên thì người chăn nuôi "bẻ kèo", giá giảm thì không chia sẻ khó khăn

Thứ 3, 26/10/2021 | 08:15
Doanh nghiệp chăn nuôi cho rằng thời gian qua họ chịu thiệt hại rất lớn nhưng không hề nhận được bất cứ sự chia sẻ nào từ phía đối tác là các nông hộ.

Ngành nông nghiệp tăng trưởng nhưng lĩnh vực chăn nuôi đang gặp khó

Thứ 5, 14/10/2021 | 11:01
Giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng từ 26-30%, giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm mạnh...người chăn nuôi đang lỗ 200.000 đồng/1 tạ thịt lợn hơi.

"Ông trùm" chăn nuôi Thái Lan C.P chi gần 500 tỷ thành cổ đông Sao Ta

Thứ 5, 14/10/2021 | 11:40
C.P Việt Nam chi gần 500 tỷ mua vào hơn 9,7 triệu cổ phiếu trong 2 phiên giao dịch, tương đương sở hữu 16,56% vốn của Thực phẩm Sao Ta.

Đẩy mạnh thực hiện công tác an toàn sinh học trong chăn nuôi

Thứ 7, 02/10/2021 | 21:06
Tình trạng bệnh dịch trên vật nuôi có chiều hướng phức tạp. An toàn sinh học được xem như một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Cùng tác giả

Đắk Lắk: Trượt chân xuống mương, bé gái 3 tuổi bị đuối nước thương tâm

Thứ 3, 27/08/2019 | 21:16
Trong lúc ra mương nước gần nhà chơi, cháu Y. đã bị trượt chân ngã xuống mương nước tử vong

Cách làm kem chuối mát lạnh xóa tan cái nóng mùa hè

Thứ 6, 17/05/2019 | 10:00
Thời tiết đang dần bị "xâm chiếm" bởi sự nắng nóng gay gắt của mùa hè khiến chúng ta luôn cảm thấy bí bách và ngột ngạt, vì vậy còn gì tuyệt vời hơn những cốc kem mát lạnh ngay tại nhà.

Google dự định mang đến tính năng mới giống 3D Touch trong phiên bản Androi sắp tới

Thứ 3, 09/04/2019 | 09:04
Google dự định sẽ "mượn" một tính năng từ Apple cho hệ điều hành Androi trong tương lai của họ.

Cận cảnh con trăn khổng lồ nặng hơn 70kg mang trong mình 73 quả trứng

Thứ 2, 08/04/2019 | 13:31
Trăn Miến Điện là một trong những loài trăn lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên với cân nặng hơn 70 kg, dài hơn 5.2m thì con trăn được tìm thấy ở Florida cũng được coi là khổng lồ.

Các quốc gia trên thế giới trừng phạt tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như thế nào?

Thứ 2, 08/04/2019 | 12:00
Hiện nay tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ở mức đáng báo động tại khắp mọi quốc gia trên thế giới, chính vì vậy nhiều quốc gia đã mạnh tay áp dụng những biện pháp cứng rắn, nghiêm trị để loại trừ loại tội phạm nguy hiểm này.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.