Giải mã bí ẩn 'Đôi mắt Pleiku'

Giải mã bí ẩn 'Đôi mắt Pleiku'

Thứ 5, 11/07/2013 | 08:08
0
Ở Gia Lai có “đôi mắt Pleiku” làm nguồn cảm hứng cho thi ca, làm nguồn nước ngọt chất lượng cực tốt cung cấp cho thành phố, do ba miệng núi lửa hình tròn xếp dọc nhau tạo thành.
Cách đây khoảng hơn 10.000 năm, TP. Pleiku được xây dựng trên tàn tích của 15 ngọn núi lửa đã tắt (có tài liệu là 30). Nếu quan sát kỹ hơn những khu vực hõm và tròn nằm rải rác trong thành phố thì có thể suy đoán rằng đó là một vết tích còn lại của một miệng núi lửa xưa kia.
Hai địa điểm giúp chúng ta dễ dàng quan sát khác chính là hai thung lũng nằm dọc đường Tô Vĩnh Diện (cách ngã ba Hoa Lư, Quảng trường Đại Đoàn Kết 1 km về phía Bắc) có tên là thung lũng 1 và thung lũng 2. Thung lũng 1 rộng và rất lớn. Vì thế, chúng ta khó có thể hình dung là mình đang đứng trên đỉnh một ngọn núi, đang đi vào miệng núi và cả việc người dân đang trồng trọt, đang xây nhà và sinh sống trong đó.
Miền trung - Giải mã bí ẩn 'Đôi mắt Pleiku'
Biển Hồ TP. Pleiku.
Với thung lũng 2, chỉ cần đứng ở vị trí thích hợp, chúng ta sẽ nhìn thấy một vòng tròn vành vạnh mà giữa tâm cỏ mọc dày, là nơi muốn tới được phải dùng xuồng nhưng rất hiếm người có can đảm thực hiện vì những lời đồn đại về việc không có đáy của nó. Ngôi trường THPT Pleiku hiện tại đang tọa lạc tại vị trí giữa hai… miệng núi lửa này.
Vành tròn của miệng núi lửa “thung lũng 1” thực tế chỉ có một nửa về phía Tây. Không rõ vì lý do dung nham chảy trào làm vẹm mất phần còn lại hay bị bào mòn theo thời gian. Nhưng cho dù lý do gì đi nữa thì Biển Hồ, Hàm Rồng, thung lũng 1, thung lũng 2 và nhiều những ngọn núi lửa không tên khác trên Tây Nguyên đã đem đến cho cả vùng đất rộng lớn này biết bao trù phú và kỳ quan.
Dòng dung nham dạng mafic phun trào ở nhiệt độ 950oC phong hóa thành “cánh đồng bazan” hơn 1,5 triệu ha màu mỡ trải dài khắp Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai. Dòng dung nham chảy qua cao nguyên thành vách đá cao hàng chục mét, dài hàng trăm mét, tạo hình cụm thác Đray Nu (thác Vợ dài 250 mét, cao 25 mét)-Đray Sap (thác Chồng dài 100 mét, cao 20 mét)-Gia Long, Đak Lak.
Dòng dung nham chảy về phía biển Đông thành những cột đá hình tròn sừng sững đã đi vào sử thi Bahnar ở Vĩnh Thạnh, Bình Định, thành ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên hay xa hơn là Bãi đá đen dung nham ở Ba Làng, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Ngay cả “vùng đất tỏi” Lý Sơn gần đó cũng do 5 ngọn núi lửa phun lên từ biển mà thành.
Như hàng triệu những ngọn núi lửa đã tắt, đang hoạt động và sẽ còn tiếp tục được sinh ra phân bố dày đặc quanh vành đai núi lửa Thái Bình Dương vòng từ Chi Lê lên Hoa Kỳ qua Siberia, xuống Nhật Bản, Philippines, Indonesia và New Zealand, núi lửa ở Tây Nguyên là kết quả của những va chạm địa chất kiến tạo vỏ trái đất.
Tuy nhiên, do nhiệt độ phun trào khá thấp, dung nham mafic chỉ đủ tạo nên những núi lửa dạng khiên và “cánh đồng bazan” chứ không phun nổ ra tro bụi hay tạo nên những đỉnh núi hình chóp nhọn như Phú Sỹ (Nhật Bản).
Sự kiện núi lửa phun không chỉ gây nên những biến đổi địa hình. Hơi nước thoát ra từ lớp vỏ khi các khí gas bị núi lửa phun lên vào niên đại Hadean tạo cho Trái Đất một khí quyển thứ hai thay thế lớp khí quyển ban đầu bị gió mặt trời và nhiệt lượng Trái Đất thổi bay đi.
Lớp khí quyển mới cùng với nguồn năng lượng từ sét và bức xạ cực tím thúc đẩy những phản ứng hóa học phức tạp hơn, khởi nguồn hình thành những tế bào đầu tiên. Ngày càng có nhiều người tin rằng những tế bào ban đầu đó có thể đã tham gia cùng với các chất thoát từ miệng núi lửa dưới đáy biển được gọi là “khói đen”, hoặc thậm chí với cả đất đá nóng và sâu. Không những thế, tro bụi núi lửa và dung nham còn không ngừng cung cấp vật chất năng lượng cho trái đất, không ngừng tạo cho con người cơ hội sinh sống dựa vào đó.
Nguồn nhiệt lượng cung cấp cho dân đảo Iceland, cơ hội khai thác du lịch, khoáng sản (lưu huỳnh) ở Indonesia, nguồn nước ngọt, thủy sản ở Cameroon, nguồn nước nóng ở Yellowstone, Hoa Kỳ, nguồn đất đai trồng trọt, khoáng sản cho cả vùng Tây nguyên, Việt Nam là minh chứng dễ nhìn thấy nhất.
Đứng tại vị trí trên cầu treo nhìn về hồ nước ngọt Biển Hồ trong lành, chợt nghĩ: Phải chăng chính những ngọn núi lửa đã là cái nhau thai nối thông lòng đất mẹ để đem sự sống cho thế giới này?

Theo Tây Nguyên (Gia Lai Online)

Những "Đôi mắt Pleiku" trong cuộc đời Nguyễn Cường

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Khi viết về "Đôi mắt Pleiku", nhạc sĩ Nguyễn Cường không chỉ viết cho một người. Ông muốn, mỗi cô gái Tây Nguyên đều có thể bắt gặp đôi mắt mình khi soi vài bài hát. Tuy nhiên, Nguyễn Cường không thể phủ nhận: "Ca khúc này ra đời dựa trên câu chuyện có thật"...

Bé gái 16 tuổi bị hiếp dâm tập thể tại Pleiku

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Vụ việc thương tâm đã xảy ra ngày hôm qua, 26/07, tại phường Hoa Lư TP.Pleiku tỉnh Gia Lai.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chưa có cơm tối, con trai đánh chết mẹ

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:57
Dù mẹ già ốm nặng không gượng dậy nổi để nấu cơm nhưng Hoàng Khắc Thắng đã đánh mẹ đến ngất xỉu.

Quảng Nam: Bơi qua sông, một người chết đuối

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:54
Vào ngày 9/12, thông tin từ chính quyền xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, một người đã chết đuối khi tự bơi qua sông.

Gia Lai: Công nông lật, 25 người nhập viện cấp cứu

Thứ 2, 09/12/2013 | 13:38
Chiếc xe công nông chở hơn 30 người dân tộc Bahnar đi thăm người quen ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai về, bất ngờ bị lật. 25 người phải vào viện cấp cứu.

Đảo lộn cuộc sống vì bị rác bủa vây

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:21
Mấy tháng nay, nhiều hộ dân ở khối 12, thị trấn Nghèn (Can Lộc – Hà Tĩnh) khốn khổ vì bãi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương đang trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùi nồng nặc hôi thối, ruồi nhặng và khói bụi khi đốt rác bay vào nhà người dân.

Hà Tĩnh: Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn đã ra đầu thú

Chủ nhật, 08/12/2013 | 14:42
Ngày 8/12, thông tin từ CSGT huyện Kỳ Anh cho biết, tài xế gây ra vụ tai nạn chết người, khiến người dân dựng rạp trên QL1A tại khu vực Đèo Con đã ra đầu thú.