Giải mã nguồn gốc vật thể kim loại bí ẩn dạt vào bờ biển Úc

Thứ 4, 19/07/2023 | 18:54
0
Vật thể kim loại bí ẩn dạt vào bờ biển phía Tây Úc đã gây xôn xao dư luận những ngày qua, thậm chí còn được cho là có liên quan đến vụ máy bay MH370 mất tích.

Thế giới - Giải mã nguồn gốc vật thể kim loại bí ẩn dạt vào bờ biển Úc

Vật thể kim loại hình trụ bí ẩn dạt vào bờ biển Úc gây xôn xao.

Theo tờ New York Post, vật thể kim loại có hình trụ, đường kính khoảng 2,5 mét, cao 3 mét được phát hiện ở bãi biển thuộc thị trấn Green Head, phía Tây Úc. Đây là thị trấn nhỏ chỉ có khoảng 300 người sinh sống. Vật thể bí ẩn có gắn dây cáp hoặc dây treo từ phía trên xuống.

Các giả thuyết ban đầu liên hệ vật thể kim loại bí ẩn với máy bay MH370 mất tích. Nhưng cảnh sát Tây Úc hôm 18/7 đã khẳng định rằng vật thể không phải là mảnh vỡ máy bay dân sự.

Cư dân mạng đồn đoán rằng vật thể bí ẩn khá giống với tầng thứ ba của phương tiện phóng vệ tinh địa cực (PSLV) của Ấn Độ. Quan điểm này cũng được tiến sĩ Alice Gorman, chuyên gia am hiểu về vũ trụ tại Đại học Flinders ở Úc đồng tình.

Bà Gorman tin rằng vật thể bí ẩn là một phần bộ phận chứa nhiên liệu trong tầng thứ ba của tên lửa phóng vệ tinh Ấn Độ.

Thế giới - Giải mã nguồn gốc vật thể kim loại bí ẩn dạt vào bờ biển Úc (Hình 2).

Cảnh sát đã phong tỏa khu vực bờ biển kể từ khi người dân địa phương phát hiện vật thể lạ.

"Trong quá trình tên lửa phóng lên trời, các tầng nhiên liệu lần lượt tách ra sau khi nhiên liệu được sử dụng hết và chúng thường rơi xuống đại dương, giống như thứ mà chúng ta thấy", bà Gorman nói.

"Có vẻ như nó đã nằm dưới biển trong một khoảng thời gian, trở thành nơi sinh sống của các loài sinh vật biển như hàu. Có lẽ một cơn bão đã đánh bật và khiến nó bị sóng cuốn vào bờ", bà Gorman nói thêm.

Theo bà Gorman, mặc dù vật thể "không phát nổ", nhưng dấu nhiên liệu tên lửa về cơ bản là độc hại. "Tốt nhất là mọi người không nên chạm tay vào vật thể đó. Nó được dùng để chứa nhiên liệu rắn, về cơ bản là an toàn nhưng vẫn nên thận trọng", bà Gorman nói.

Thế giới - Giải mã nguồn gốc vật thể kim loại bí ẩn dạt vào bờ biển Úc (Hình 3).

Vật thể được cho là một bộ phận chứa nhiên liệu của phương tiện phóng vệ tinh địa cực do Ấn Độ phát triển.

Theo bà Gorman, vật thể này không phải là bộ phận tên lửa mới rơi ra trong các vụ phóng gần đây. "Theo tính toán của tôi, nó đã rơi xuống biển cách đây ít nhất là một thập kỷ. Có 33 phương tiện phóng vệ tinh địa cực được phóng vào những năm 2010", bà Gorman nói.

"Rác thải không gian rơi trở lại bầu khí quyển Trái đất mỗi ngày, nhưng nhìn chung là bị đốt cháy hoàn toàn. Nhưng các bộ phận chứa nhiên liệu tên lửa lại có thể tồn tại và rơi xuống đại dương vì chúng được chế tạo từ các vật liệu chịu nhiệt rất tốt", bà Gorman giải thích.

Cảnh sát Tây Úc đã đưa ra thông báo xác nhận rằng vật thể bí ẩn này an toàn nhưng vẫn khuyến cáo công chúng nên tránh xa.

“Kết quả phân tích của Sở Cứu hỏa và Dịch vụ Khẩn cấp, cũng như Trung tâm Hóa học ở vùng Tây Úc xác nhận rằng vật thể này an toàn và không tạo ra rủi ro với cộng đồng", cảnh sát Tây Úc cho biết.

"Những người đã tiếp xúc với vật thể kể từ ngày 16/7 cũng không nên quá lo lắng về vấn đề sức khỏe", cảnh sát nói thêm.

Cảnh sát Tây Úc hiện vẫn đang phong tỏa hiện trường ở bãi biển để chờ quyết định chính thức từ chính quyền liên bang Úc.

Trước đó, một phát ngôn viên của Cơ quan Vũ trụ Úc cũng cảnh báo người dân không nên tự ý xử lý, di chuyển vật thể. "Chúng tôi đang làm việc để xác nhận liệu vật thể này có thể là một phần của tàu vũ trụ nước ngoài trôi dạt vào bờ biển Úc hay không. Chúng tôi cũng đang liên hệ với các đối tác toàn cầu để tìm hiểu thêm về vật thể này", người phát ngôn của Cơ quan Vũ trụ Úc nói. 

Đăng Nguyễn - New York Post

Siêu tàu vũ trụ 40 triệu USD nổ tung: Vì sao tỷ phú Elon Musk có thể vui?

Thứ 6, 21/04/2023 | 20:22
Chưa đầy 4 phút sau khi phóng, tàu vũ trụ Starship cùng tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới đã nổ tung trên không, nhưng tỷ phú Elon Musk và công ty SpaceX của ông vẫn có thể ăn mừng.
Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.