Hệ thống giáo dục sau phổ thông đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả

Nguyễn Phương Anh
Thứ 4, 24/08/2022 | 21:30
0
Sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy vậy GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng 7,5% trong năm 2022.

Ngân hàng thế giới (WB) vừa ra công bố báo cáo “Điểm lại tháng 8/2022: Giáo dục để tăng trưởng” cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo gồm 2 phần chính nói về tình hình kinh tế Việt Nam, những triển vọng sau đại dịch Covid-19 và tầm quan trọng của giáo dục sau phổ thông tại Việt Nam.

Diễn biến kinh tế gần đây và triển vọng

Theo nhận định của báo cáo, gần đây môi trường kinh tế toàn cầu đang trở nên thách thức hơn. Sau 2 năm dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế đang phải đối mặt với những cú sốc mới, một trong số đó phải kể đến là xung đột giữa Nga và Ukraine. Bất chấp những cú sốc và tình trạng bất định gia tăng gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi.

Sau đợt giãn cách xã hội do dịch COVID hồi quý 3/2021, nền kinh tế bật tăng trở lại, tăng trưởng 5,2% trong quý 4/2021 và 6,4% trong nửa đầu năm 2022. Sự phục hồi này đạt được chủ yếu nhờ nhờ khu vực công nghiệp chế tạo, chế biến có khả năng chống chịu và sự phục hồi vững chắc của khu vực dịch vụ.

Sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu trong nước, đặc biệt là đối với dịch vụ, cũng đóng góp vào tăng trưởng. Biên giới quốc gia mở cửa trở lại vào tháng 3/2022 đang mang đến sự hồi sinh cho ngành du lịch.

Sự kiện - Hệ thống giáo dục sau phổ thông đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả

Biên giới quốc gia mở cửa trở lại vào tháng 3/2022 đang mang đến sự hồi sinh cho ngành du lịch.

Theo báo cáo, GDP được dự báo ​​sẽ tăng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023. Khu vực dịch vụ sẽ tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ khi người tiêu dùng tăng chi tiêu để thỏa mãn nhu cầu bị dồn nén, và lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng mạnh vào mùa du lịch Thu 2022/Đông 2023. 

Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vững, tuy có thể giảm tốc phần nào do Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm lại. Lạm phát được dự báo ​​sẽ duy trì ở mức khoảng 4% trong năm 2022 và năm 2023.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng triển vọng kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rủi ro tăng cao. Ở trong nước, thách thức bao gồm những khó khăn trong hoạt động kinh doanh và tình trạng thiếu lao động, đặc biệt ở các ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến, chế tạo. Lạm phát tăng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của tiêu dùng hộ dân cư mặc dù thu nhập của các lao động đã có phần khởi sắc so với thời kỳ dịch bệnh.

Sự kiện - Hệ thống giáo dục sau phổ thông đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả (Hình 2).

Tiếp tục giãn cách xã hội ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam.

Đối với khu vực kinh tế đối ngoại, sự giảm tốc trầm trọng hơn so với kỳ vọng ​​của các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam là rủi ro chính. Việc tiếp tục giãn cách xã hội để kiểm soát dịch Covid-19 ở Trung Quốc có thể khiến tình trạng gián đoạn chuỗi giá trị kéo dài hơn và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. 

Căng thẳng địa chính trị gia tăng đã làm tăng mức độ bất định và có thể gây ra những thay đổi trong xu hướng thương mại và đầu tư, ảnh hưởng đến nền kinh tế có độ mở cửa cao như Việt Nam.

Xung đột Nga - Ukraine đã khiến cho giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu tăng đáng kể trên toàn cầu và dẫn đến giá cả cao hơn tại Việt Nam. Giá lương thực, thực phẩm cao hơn làm giảm sức mua thực của các hộ gia đình và có khả năng làm tăng tỷ lệ nghèo. 

Sự kiện - Hệ thống giáo dục sau phổ thông đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả (Hình 3).

Xung đột Nga - Ukraine đã khiến cho giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu tăng đáng kể trên toàn cầu.

Cụ thể để lý giải tại sao tác động đến nghèo, báo cáo đã chỉ rằng nếu CPI tăng 10%, các tính toán sơ bộ cho thấy sức mua của các hộ gia đình (dựa trên thói quen tiêu dùng thực tế) giảm từ 5,4% đối với nhóm 10% có thu nhập thấp nhất đến 6,7% đối với nhóm 10% có thu nhập cao nhất. 

Giáo dục để tăng trưởng

Đánh giá thành tựu của Việt Nam theo báo cáo của WB, trong 25 năm qua, Việt Nam đã mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao tỷ lệ nhập học giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục sau phổ thông. Cùng với đó, lĩnh vực giáo dục sau phổ thông đã trải qua hai giai đoạn phát triển rõ rệt.

Theo báo cáo, hệ thống giáo dục sau phổ thông phát triển hơn sẽ là chìa khóa để thúc đẩy tăng năng suất lao động của Việt Nam và do đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Hiện nay, hệ thống giáo dục sau phổ thông của Việt Nam đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả như mong đợi. Khả năng tiếp cận giáo dục sau phổ thông của học sinh Việt Nam, tính bằng tỷ lệ nhập học chung, đạt dưới 30%, một trong những mức thấp nhất trong số các nước Đông Á. Kết quả đầu ra giáo dục sau phổ thông của Việt Nam, đo bằng tỷ lệ tốt nghiệp gộp, chỉ đạt 19%.

Sự kiện - Hệ thống giáo dục sau phổ thông đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả (Hình 4).

Hệ thống giáo dục sau phổ thông phát triển sẽ là chìa khóa để thúc đẩy Việt Nam tăng trưởng trong tương lai.

Báo cáo đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến kết quả khiêm tốn của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Các yếu tố cầu bao gồm chi phí cơ hội cao và chi phí tài chính ngày càng tăng khi theo đuổi giáo dục đại học, kết hợp với suất sinh lợi đang có xu hướng giảm. Các yếu tố cung liên quan đến sự chênh lệch giữa kỹ năng và việc làm, đầu tư hạn chế từ Nhà nước, và cấu trúc thể chế quản lý giáo dục đại học yếu kém và phân tán.

Về những định hướng trong thời gian tới, WB đã đưa ra 4 mục tiêu chuyển đổi quan trọng nhằm vào định hướng phát triển của Việt Nam, đó là: Cải thiện khả năng tiếp vận công bằng; nâng cao tính phù hợp, hài hòa các chương trình đào tạo với nhu cầu kỹ năng; tăng cường đảm bảo tài chính bền vững; và cải thiện về quản trị trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Thuỷ sản Nam Việt rót thêm 38 tỷ đồng vào dự án sản xuất collagen từ da cá

Thứ 2, 22/08/2022 | 18:14
Công ty TNHH Amicogen Nam Việt tiếp tục được bổ sung 38 tỷ đồng góp vốn từ Navico, với người đại diện góp vốn là ông Doãn Tới và ông Lê Minh Tuấn.

Dự báo giá cá tra xuất khẩu sẽ tiếp tục sụt giảm

Thứ 6, 19/08/2022 | 17:18
Dù xuất khẩu cá tra trong tháng 7/2022 chạm mốc thấp nhất từ đầu năm, nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội gia tăng từ các thị trường nhỏ khác ngoài Mỹ và Trung Quốc.

Tận dụng thời cơ từ thị trường Mỹ, lợi nhuận IDI tăng gấp gần 9 lần

Thứ 3, 16/08/2022 | 12:50
Tăng trưởng nổi bật nhờ vào tiềm năng từ thị trường xuất khẩu cá tra, Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) báo lãi 229 tỷ đồng trong quý II/2022.

Xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp

Thứ 6, 12/08/2022 | 13:10
Đến năm 2025, hoàn thành xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp chuyên sâu, phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản.

Chậm trễ kiểm dịch nông sản nhập khẩu vào Úc, doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

Thứ 3, 09/08/2022 | 17:22
Thương vụ Việt Nam tại Úc đề nghị các doanh nghiệp tuân thủ điều kiện nhập khẩu vào Úc để tránh phát sinh thêm thời gian trong điều kiện chậm thông quan hiện nay.
Cùng tác giả

Bán cổ phiếu thấp hơn nửa thị giá, Dabaco muốn xây nhà máy đậu nành

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:22
Với 1.330 tỷ đồng thu về, Dabaco cho biết sẽ sử dụng toàn bộ để thực hiện “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành Dabaco".

Thủy sản Minh Phú: Lãi tăng vọt vẫn chưa đạt nổi 1% kế hoạch năm

Thứ 4, 08/05/2024 | 15:40
Quý I/2024, Thủy sản Minh Phú ghi nhận lợi nhuận đạt 7,2 tỷ đồng, tăng vọt so với số lỗ 98 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, song vẫn chỉ đạt 0,7% mục tiêu đề ra.

Tháo gỡ vướng mắc cho phân bón silic

Thứ 3, 07/05/2024 | 13:17
Đại diện Phân lân Nung chảy Ninh Bình kiến nghị cần sớm bổ sung thành phần SiO2 vào quy chuẩn quốc gia về phân bón, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất.

Xuất hiện nhóm cổ đông lớn mới tại doanh nghiệp của bầu Đức

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:53
Chứng khoán LPBank và người có liên quan đã nâng sở hữu lên 89,6 triệu cổ phiếu HAG, tương ứng 8,47% vốn điều lệ và trở thành nhóm cổ đông lớn của HAGL.

Sao Ta: Sản lượng tiêu thụ tôm tăng, nông sản giảm trong tháng 4/2024

Thứ 2, 06/05/2024 | 16:04
Tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm của Sao Ta ghi nhận tăng 22%, song sản lượng tiêu thụ nông sản ghi nhận giảm 55% so với cùng kỳ.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy nhà hàng và xe đầu kéo

Thứ 4, 08/05/2024 | 22:12
Hai đám cháy xảy ra trong ngày đã thiêu rụi xe đầu kéo và nhà hàng thịt dê. Hiện cơ quan chức năng Hải Phòng đang xác minh, điều tra nguyên nhân cũng như thiệt hại.

Ban hành bộ tiêu chí về yêu cầu ATTT mạng cơ bản cho camera giám sát

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:51
Tài liệu này đưa ra và khuyến nghị áp dụng các yêu cầu kỹ thuật an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức mạng.

Cần đến hơn 174.500 tỷ đồng đầu tư các tuyến đường kết nối cao tốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 13:55
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư hệ thống nút giao, đường kết nối với các cao tốc.

Phó Thủ tướng: Sớm thể chế hóa các chính sách cho xe điện 4 bánh

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:42
Dù đã được thí điểm ở nhiều địa phương, nhưng do chưa có quy định cụ thể nên hoạt động của xe 4 bánh chạy bằng điện hoạt động vận tải chở khách còn nhiều bất cập.

Quảng Ninh: Sắp đưa siêu du thuyền vào khai thác tại vịnh Bái Tử Long

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:40
Siêu du thuyền này đạt chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao quốc tế sẽ khai thác tuyến thăm quan, trải nghiệm mới trên vịnh Bái Tử Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
     
Nổi bật trong ngày

Cần đến hơn 174.500 tỷ đồng đầu tư các tuyến đường kết nối cao tốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 13:55
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư hệ thống nút giao, đường kết nối với các cao tốc.

Ban hành bộ tiêu chí về yêu cầu ATTT mạng cơ bản cho camera giám sát

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:51
Tài liệu này đưa ra và khuyến nghị áp dụng các yêu cầu kỹ thuật an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức mạng.

Hải Phòng: Liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy nhà hàng và xe đầu kéo

Thứ 4, 08/05/2024 | 22:12
Hai đám cháy xảy ra trong ngày đã thiêu rụi xe đầu kéo và nhà hàng thịt dê. Hiện cơ quan chức năng Hải Phòng đang xác minh, điều tra nguyên nhân cũng như thiệt hại.