Hội thảo khoa học: “Sự cần thiết chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ”

Hội thảo khoa học: “Sự cần thiết chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ”

Thứ 3, 11/05/2021 | 16:55
0
Ước tính, mỗi năm trên thế giới có đến 4,2 triệu ca mắc Thủy đậu (trái rạ) phải nhập viện, trong đó có 4.200 ca tử vong.

Các ca nhập viện do Thủy đậu thường ghi nhận các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn và để lại sẹo, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản và rối loạn thần kinh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

Các chuyên gia nhận định Thủy đậu là một trong 5 bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở Việt Nam đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, theo khuyến cáo mới nhất của Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam có thể chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ ngay từ 9 tháng tuổi với 2 liều để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu.

Hội thảo khoa học được phối hợp tổ chức giữa bệnh viện Nhi Trung Ương, Hội Y học Dự phòng, Viện Pasteur TP.HCM, Hội Truyền nhiễm TP.HCM và VPĐD GSK Pte tại Việt Nam trong cuối tháng 3 vừa qua cùng với sự điều phối của Chủ tọa là PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi TW tại TP.Hà Nội, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM tại TP.HCM và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.

Cần biết - Hội thảo khoa học: “Sự cần thiết chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ”

Hội thảo đã thu hút gần một ngàn nhân viên y tế trên cả nước tham gia tại hai đầu cầu: TP.HCM, Hà Nội cũng như theo dõi qua hệ thống truyền trực tuyến của ban tổ chức.

Tại sự kiện, TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương báo cáo một số nghiên cứu dịch tễ tại Việt Nam, cho thấy bệnh thủy đậu diễn ra quanh năm, với tỉ lệ mắc rất cao. Dù các số liệu chưa đầy đủ, nhưng đây được cho là một 5 bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Nếu không chủng ngừa thì hầu hết dân số sẽ nhiễm vi rút thủy đậu vào khoảng độ tuổi từ 10-20 tuổi.

BS.CKI Đinh Văn Thới, Trưởng phòng khám Viện Pasteur TP.HCM cho biết: “Trước khi chuẩn bị mang thai, mẹ cần được chủng ngừa Thủy đậu để tránh nguy cơ nhiễm bệnh trong thai kỳ, thai nhi từ đó cũng được bảo vệ. Tuy nhiên, khi trẻ được sinh ra thì lượng kháng thể bảo vệ trẻ được truyền từ mẹ sang con sẽ giảm dần theo thời gian. Các nghiên cứu ở nhiều nước phát triển cũng chỉ ra rằng, từ 4 tháng tuổi trở đi, lượng kháng thể mà trẻ nhận được từ mẹ gần như không còn để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của Thủy đậu. Đây chính là giai đoạn trẻ nhỏ đặc biệt dễ cảm nhiễm với bệnh do thủy đậu gây ra”.

Cả 2 chuyên gia này đều đề cập độ tuổi sớm nhất có thể tiêm được thủy đậu từ 9 tháng tuổi bằng 2 liều vắc xin thủy đậu theo khuyến cáo năm 2020 của Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam.

Cần biết - Hội thảo khoa học: “Sự cần thiết chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ” (Hình 2).

Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với sự điều phối của Chủ tọa là PGS. TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi TW và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.

Các chuyên gia nhấn mạnh theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ và Tổ chức y tế thế giới thủy đậu sẽ đạt được hiệu quả phòng ngừa cao nhất nếu được tiêm đủ 2 liều, với hiệu quả giảm đến hơn 95% số ca bệnh, hơn 99% số ca bệnh nặng và thời gian miễn dịch rất bền vững. Việc chủng ngừa vắc xin thủy đậu là một khoản đầu tư vì không chỉ giúp giảm chi phí điều trị mà còn giúp công việc và thu nhập của gia đình không bị ảnh hưởng do phải nghỉ việc và giảm năng suất lao động khi phải ở nhà chăm sóc trẻ bệnh.

Cần biết - Hội thảo khoa học: “Sự cần thiết chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ” (Hình 3).

Tại TP.HCM, Hội thảo được tổ chức với sự điều phối của Chủ tọa là TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM

BS Phạm Thị Mỹ Liên, Phó chủ tịch, Trưởng đại diện GSK tại Việt Nam đồng thuận với nhìn nhận của chuyên gia đó là trong nhiều năm qua bệnh thủy đậu đang bị nhìn nhận thấp hơn gánh nặng thực sự của nó. Dù đã có vắc xin phòng ngừa bệnh nhưng tỉ lệ bao phủ chủng ngừa trong cộng đồng còn rất thấp và dịch thủy đậu vẫn thường xảy ra. Chúng tôi hy vọng đóng góp thêm giải pháp nhằm một phần hỗ trợ quý nhân viên y tế quản lý tốt bệnh Thủy đậu, nâng cao miễn dịch cộng đồng, giảm tỉ lệ tử vong, nhập viện, giảm gánh nặng cho khối điều trị.

Các chuyên gia cũng kêu gọi cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về bệnh thủy đậu cũng như khuyến khích các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ có khoảng trống miễn dịch nên đến trung tâm chủng ngừa gần nhất để được tư vấn và chủng ngừa sớm, đúng và đủ để phòng ngừa thủy đậu.

GSK – một trong những công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe dựa trên nghiên cứu và phát triển hàng đầu thế giới – cam kết cải thiện sức khỏe con người, giúp mọi người làm được nhiều việc hơn, cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn. Để biết thêm thông tin, truy cập website https://www.gsk.com.

Thế Anh

Bệnh ngoài da do virus thủy đậu, sởi, viêm loét miệng,... là gì?

Thứ 6, 30/08/2019 | 09:00
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đặc trưng của Việt Nam là điều kiện thuận lợi để các bệnh ngoài da do virus như: Thủy đậu, sởi, tay chân miệng,… phát triển mạnh. Đây chính là nỗi lo của rất nhiều người, đặc biệt là cha mẹ khi có con nhỏ nhiễm bệnh. Trước thực tế đó, việc trang bị kiến thức bệnh cũng như cách điều trị là vô cùng cần thiết.

Nghệ An: Sản phụ bị thủy đậu nằm ngay lối đi, bệnh viện bất lực?

Thứ 4, 28/03/2018 | 20:46
Hai sản phụ mắc bệnh thủy đậu tới bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để sinh con, nhưng không được bố trí phòng cách ly mà cho nằm tại giường bệnh ngay lối đi. Việc này đã khiến cho nhiều người lo lắng nguồn bệnh sẽ bị phát tán và lây nhiễm.
Cùng tác giả

Nghệ An: Đặc sắc Chương trình Countdown - Chào năm mới 2024

Chủ nhật, 31/12/2023 | 23:44
Hòa trong không khí cả nước đang hân hoan đón chào năm mới, tối 31/12, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chào năm mới 2024”. Công ty CP Tập đoàn Bia rượu và Nước giải khát Sao Vàng (Savabeco) là nhà tài trợ độc quyền chương trình này.
Cùng chuyên mục

Emguarde - Giải pháp bảo vệ sức khỏe của mọi gia đình khỏi bức xạ điện từ

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:08
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sóng điện từ cũng đặt ra những lo ngại về tác động tiêu cực đến với sức khỏe của con người.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.