Kẻ tạo nên cuốn nhật ký rởm của Hitler

Kẻ tạo nên cuốn nhật ký rởm của Hitler

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
0
Năm 1983, tờ báo Đức Stern đưa tin về cuốn Nhật ký của Adolf Hitler, ghi chép trong khoảng thời gian 1932 1945 gây xôn xao dư luận.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, một nghiên cứu khoa học rất thuyết phục đã chứng minh những ghi chép đó không thể được Hitler viết ra trong những năm 1930 - 1940. Cuốn nhật ký bị phanh phui là đồ giả và đây là sản phẩm của Konrad Kujau, bậc thầy về làm giả mà mãi sau này nhiều người vẫn còn mù mờ về cuộc đời của ông.

Chân dung “siêu lừa” Konrad Kujau

Những biến cố tuổi thơ

Ngày 27/6/1938, một gia đình mang họ Kujau tại nước Đức hoan hỉ chào đón đứa con trai duy nhất tên là Konrad ra đời. Konrad lớn lên trong một gia đình trung lưu khiêm tốn, cha ông là thợ đóng giày và ủng hộ tích cực chế độ của Adolf Hitler. Khi Konrad lên 6 tuổi thì cha ông qua đời, từ đó gia đình ông phải đối mặt với khó khăn tài chính.

Theo những người hàng xóm, vì quá túng thiếu mẹ Konrad buộc phải gửi con trai và bốn cô con gái sống ở những trại trẻ mồ côi khác nhau. Đó là tất cả những gì mà mẹ Konrad có thể làm được để đảm bảo rằng các con của mình sẽ được cho ăn, và có sự giáo dục thích hợp.

Lúc đó, Konrad nổi tiếng là một cậu bé thú vị qua những lời nói và hành động của mình. Là một người thông minh và sáng tạo, Konrad thể hiện khả năng nghệ thuật của mình từ rất sớm. Một trong những trò tiêu khiển ưa thích của ông là vẽ nước Đức qua trí tưởng tượng của mình, mà đặc biệt là vẽ chân dung của Adolf Hitler - người Konrad yêu thích và ngưỡng mộ lúc bấy giờ.

Tuy tỏ ra thông minh vượt trội so với chúng bạn cùng tuổi nhưng Konrad lại không hề yêu thích công việc học tập và mãi cho đến sau này vẫn không ai biết việc Konrad có hoàn thành việc học tập của mình hay không.

Một số người bạn của ông khẳng định Konrad đã bỏ học từ hồi ông còn tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, Konrad thường hay khoe mình không chỉ hoàn thành một nền giáo dục ở trường trung học mà còn có mặt tại Học viện Nghệ thuật Dresden cho đến khi 18 tuổi. ông tuyên bố đã chấm dứt với những nghiên cứu của mình do thiếu vốn và sau đó buộc phải tìm kiếm việc làm.

Một người bạn của Konrad kể, sau khi bỏ học Konrad đã trải qua một loạt các công việc nhưng đều không kéo dài quá lâu. Đến tháng 6/1957, Konrad chuyển từ phía đông nước Đức đến các vùng ngoại ô của Stuttgart - nơi ông bắt đầu cuộc sống của kẻ tội phạm. Trong những năm đó Konrads đã bị bắt về nhiều tội khác nhau, từ trộm cắp và ăn trộm các vật dụng ở nơi công cộng.

Tuy nhiên, các tội mà Konrad gây ra thường nhỏ nhặt nên ông ta chỉ phải ngồi tù một thời gian ngắn tại các nhà tù địa phương; thời gian ngồi tù lâu nhất của ông ta là 8 tháng. Từ năm 1963, Konrad bắt tay vào một giai đoạn mới trong sự nghiệp phạm tội của mình đó là giả mạo.

Phát đạt nhờ giả mạo

Theo Harris - Cảnh sát địa phương, Konrad bắt đầu được biết đến hành vi giả mạo khi ông làm giả chứng từ bữa ăn trưa cho một số nhân viên và thu được khoản lợi nhuận không đáng kể. ít lâu sau, cảnh sát bắt được Konrad sở hữu các chứng từ giả và ông bị ngồi tù một thời gian ngắn ở nhà tù địa phương. Đó là khởi đầu không thành công cho một sự nghiệp tội phạm mà cuối cùng sẽ thay đổi cuộc sống của Konrad mãi mãi.

Cùng năm đó, Konrad bắt đầu mối quan hệ với một phụ nữ trẻ tên là Edith Lieblang. Họ cùng thành lập công ty để làm ăn chân chính với hy vọng sẽ thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù làm việc rất chăm chỉ nhưng công ty liên doanh của Konrad vẫn không phát triển được khiến ông rất chán nản.

Cuộc sống vốn đã khó khăn càng làm cho Konrad đau đầu tìm cách kiếm tiền. Mục đích làm ăn lương thiện của mình không thực hiện được đã khiến Konrad tìm mọi phương thức và bất chấp hậu quả miễn sao kiếm được càng nhiều tiền càng tốt.

Chính vì những suy nghĩ đó, Konrad quyết định sử dụng khả năng sáng tạo của mình và trí tưởng tượng sinh động để thay đổi vận mệnh. Trong đầu thập niên 1970 Konrad bắt đầu thu thập các di vật Chiến tranh Thế giới II của chế độ Đức Quốc xã. Konrad nhận ra rằng có một thị trường rộng lớn cho sự kiện đáng nhớ liên quan đến thời kỳ đó và ông quyết định kiếm lợi nhuận từ nhu cầu ngày càng tăng này.

Trong những ngày tháng đó, Konrad đã tạo được cho mình một khối tài sản vật chất khổng lồ và được cho là một trong những nhà sưu tập cổ vật lớn nhất của bang Reich ở Tây Đức. Trong thực tế, bộ sưu tập của ông rất lớn và trước nhu cầu cao như vậy, Konrad đã thành lập một cửa hàng để có thể trưng bày và bán những sản phẩm mà mình thu thập được trong nhiều năm.

Sau một thời gian kinh doanh, Konrad nhận ra ông có thể tăng gấp đôi, gấp ba lợi nhuận của mình bằng cách giả mạo một số hiện vật có chữ ký của Đức Quốc xã. Trong cửa hàng của mình, các sản phẩm của Konrad đều trở nên nổi bật khi mà mỗi sản phẩm đều có chữ ký của Hitler đi kèm. Tất nhiên, không có ai nghi ngờ rằng những chữ ký của Hitler trên sản phẩm của Konrad mà họ mua về là giả mạo bởi thời gian đó không ai có thể mang chữ ký thật của Hitler ra để kiểm chứng.

Một số di vật Konrad bán kèm mũ bảo hiểm, đồng phục, cờ, huy chương, thư giả mạo và các tài liệu cáo buộc của các cựu quan chức thời Hitler. Để làm cho các hiện vật lịch sử có giá trị hơn, Konrad thường bịa thêm những câu chuyện gắn liền với sản phẩm. ông biết đủ về hiện vật và lịch sử để làm cho những câu chuyện bịa đặt khá thuyết phục. Chính vì vậy việc kinh doanh của Konrad phát đạt không ngờ và Konrad thu được lợi nhuận rất lớn từ các di vật giả mạo.

Vào cuối những năm 1970, Konrad quyết định thực hiện một dự án thậm chí còn phức tạp hơn. Đó là làm giả cuốn nhật ký của Hitler với 62 tập theo hình thức viết tay từ trí tưởng tượng của mình. Trong cuốn nhật ký là những hàng chữ run rẩy, được viết khi thì bằng bút chì, khi thì bút mực, đề ngày từ tháng 1 tới tháng 6/1935. Với tập nhật ký này Konrads đã bán cho tờ The Stern với giá 9,34 triệu mark Đức (khoảng 4 triệu USD theo thời giá lúc đó). Ngay sau khi tờ báo này phát hành đã lập tức gây chấn động dư luận và trở thành sự kiện của năm.

Thế nhưng tới 6/5/1983, mọi người ngỡ ngàng khi nhận được kết luận chính thức của các chuyên gia hình sự học: Tuồng chữ trong bản thảo là giả, không phải của Hitler. Giấy của các tập nhật ký có một hóa chất mà trước chiến tranh chưa được sản xuất. Mực viết cũng là loại mực mới và một số từ ngữ dùng trong nhật ký là ngôn từ hiện đại.

Năm 1984, Konrad bị xử bốn năm rưỡi tù giam. Sau khi ra tù, Konrad lại nổi danh là một người sao chép tranh và kiếm tiền hợp pháp. ông sao chép những bức tranh nổi tiếng của những họa sĩ tên tuổi như Saivador Dali hoặc Marc Chagali và ký dưới bức tranh của họa sĩ bậc thầy đó tên mình. Những bức tranh giả đó bán khá chạy và ông nổi tiếng là một bậc thầy sao chép tranh. Ngoài ra, ông còn mở phòng tranh và mở nhà hàng kinh doanh cho tới khi qua đời năm 2000 vì bệnh ung thư, lúc 62 tuổi.

Khánh Nhi (theo The Sun)

Tag: Dresden
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.