Lai lịch tàu đổ bộ nhanh nhất thế giới của Trung Quốc

Lai lịch tàu đổ bộ nhanh nhất thế giới của Trung Quốc

Thứ 4, 29/05/2013 | 09:49
0
Đây là chiếc đầu tiên trong số 2 tàu đổ bộ đệm khí nhỏ lớp Projekt 12322 Zubr đặt mua của Ukraine, đã về đến Quảng Châu hôm 25/5 trên tàu vận tải New York của công ty Đức Hansa Heavy Lift.

Tàu Zubr đầu tiên được gửi sang Trung Quốc từ Feodosyya, Ukraine vào ngày 12/4/2013.

Hợp đồng bán 2 tàu đổ bộ Zubr trị giá 315 triệu USD được công ty Ukrspecexport của Ukraine và Bộ Quốc phòng Trung Quốc ký năm 2009. Hai tàu này do công ty đóng tàu Morye ở Feodosyya đóng. Tàu Zubr đầu tiên theo hợp đồng đóng xong vào tháng 9/2012 và được thử nghiệm nhà máy từ tháng 10/2012.

Tiêu điểm - Lai lịch tàu đổ bộ nhanh nhất thế giới của Trung Quốc

Tháng 7/2011, đại diện công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport Oleg Azizov đã tuyên bố rằng, Ukraine đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Nga khi ký hợp đồng bán tàu Zubr cho Trung Quốc.

Các tàu này được phát triển từ thời Liên Xô và sau khi Liên Xô sụp đổ, bản quyền thiết kế tàu này thuộc về Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz ở St. Petersburg, Nga. , Trong giai đoạn từ năm 1985 – 2000. Liên bang Xô Viết đã đóng 8 tầu đổ bộ đệm khí mẫu Zubr, ba chiếc được giao cho hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga, những chiếc còn lại theo hiệp định được chia cho hải quân Ukraina là "Kramatorsk", "Gorlovka", "Donetsk", "Donetsk" và "Ivan Bagun".

Không lâu sau, phía Ukraine tuyên bố, họ không vi phạm bản quyền của Nga vì các tàu đóng cho Trung Quốc là theo thiết kế Projekt 958 Bizon của Ukraine tuy họ không nói rõ những khác biệt lớn giữa Projekt 958 và Projekt 12322. Bề ngoài, tàu đổ bộ đệm khí do Ukraine đóng không khác với Zubr.

Tiêu điểm - Lai lịch tàu đổ bộ nhanh nhất thế giới của Trung Quốc (Hình 2).

Bò rừng “Zubr” đến nay là chiến hạm chạy nhanh nhất trên thế giới. Khi 3 động cơ cánh quạt đẩy hoạt động đồng thời với hoạt động của bánh lái gió, tầu có khả năng cơ động với tốc độ cao. Giới hạn tốc độ của nó không ai đoán được, kể cả các nhà thiết kế - chế tạo. Trong các cuộc hành trình thử nghiệm tầu đạt đến tốc độ gần 120 km/h và cũng chưa phải là giới hạn cuối cùng.

Zubr thật sự là một mẫu tàu đổ bộ quan trọng trong các hoạt động tác chiến ven bờ và hải đảo, với tốc độ siêu cao, Zubr có thể nhanh chóng tiếp cận khu vực cần đánh chiếm trên một hải trình dài, với hỏa lực mạnh trên boong tầu, Zubr có thể yểm trợ cho lực lượng lính thủy đánh bộ phản kích đánh chiếm lại khu vực bị tràn ngập lực lượng đối phương, các hải đảo bị đánh chiếm, đồng thời đóng vai trò hỏa lực yểm trợ bảo vệ mục tiêu khi đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên.

Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr bao gồm có thân tầu có dạng góc vuông, là phần chính mang các trang thiết bị trên tầu, trên thân tầu phần sàn tầu có vách ngăn chia thành 3 khoang chính. Khoang giữa là khoang chứa lực lượng đổ bộ và trang thiết bị vận tải. Khoang cuối thân tầu là khoang động lực, bao gồm các động cơ chính và các động cơ phụ trợ, trang thiết bị bảo vệ và chống vũ khí hủy diệt lớn, đồng thời là hệ thống trang thiết bị đảm bảo duy trì sự sống và các hoạt động trên tầu. Khoang ở mũi tầu có khoang riêng dành cho thủy thủ đoàn, các phân đội lính thủy đánh bộ cơ động trên tàu.

Tiêu điểm - Lai lịch tàu đổ bộ nhanh nhất thế giới của Trung Quốc (Hình 3).

Để duy trì mọi hoạt động công tác và sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi, trên tàu được trang bị hệ thống thông gió, làm mát và cách âm. Tiếp nhận lên tàu và đổ bộ xuống tàu binh lực và vũ khí trang bị thông qua hai cửa lật kiêm sàn cầu ở đuôi tầu và mũi tàu.

Tàu đệm không khí không có bộ phận neo, các tấm đệm mềm vách ngăn không khí đóng vai trò neo đậu khi ở trạng thái không hoạt động sẽ buông rủ xuống và tàu sẽ đậu tại chỗ. Khi động cơ hoạt động, các tấm đệm vách không khí mềm sẽ được nhấc lên bằng sức ép không khí lên đến 6m so với mặt đất dựa vào lực đẩy của không khí bị nén dưới đáy thân tàu.

Tiêu điểm - Lai lịch tàu đổ bộ nhanh nhất thế giới của Trung Quốc (Hình 4).

Zubr trên đường sang Trung Quốc

Không có bánh lái như các tàu thông thường khác, trên tàu lắp bộ phận điều khiển kiểu máy bay, bản thân người lái tàu cũng được gọi là phi công, và chỉ có 1 người lái. Tên gọi phi công của người lái có thể nêu lên đặc điểm đặc biệt của điều khiển tàu đệm khí. Do tính cơ động của tàu rất cao đòi hỏi người lái phải có rất nhiều kinh nghiệm và phản ứng nhanh nhạy, chính xác nhằm đảm bảo an toàn cho hải trình. Từ trung tâm chỉ huy tầu có 5 màn hình TV và các display, các thiết bị điện tử kiểm soát và thông báo mọi hoạt động của bộ phận chuyển động, động cơ nâng và động cơ đẩy thân tầu, trạm nguồn và các trang thiết bị phụ trợ khác.

Tiêu điểm - Lai lịch tàu đổ bộ nhanh nhất thế giới của Trung Quốc (Hình 5).

Zubr chạy thử nghiệm trên biển

Một trong những thành tựu nổi bật của tàu đệm khí Zubr Bò rừng là tốc độ hải trình rất cao, khả năng vận tải lớn và khả năng cơ động trên mặt nước cũng như trên cạn. Theo khẳng định của các chuyên gia hàng hải, Zubr đã đi trước thời gian rất nhiều năm.

Hiện nay, ngoài Nga và Ukraine thì Hy Lạp và Trung Quốc là hai quốc gia ngoài Xô viết cũ sở hữu Zubr. Do trong học thuyết quân sự hải quân hiện đại của cả LB Nga và Ukraina đều không có phương hướng sử dụng loại tầu đệm khí hiện đại, có công suất lớn và đắt giá này. Vì vậy, ngày 24/1/2000 tại Athens giữa Liên bang Nga, Ukraina và Hy lạp đã ký kết một hợp đồng bán các tàu đổ bộ lớp Zubr cho Hải quân Hy Lạp.

Thông số kỹ chiến thuật của tàu đổ bộ đệm khí lưỡng dụng dự án 12322 Zubr:
Lượng giãn nước - 480 tấn
Chiều dài - 57,3 m
Chiều rộng - 25,6m
Ngấn nước - 1,5m
Động lực – ba động cơ tuốc bin khí (động cơ đẩy) M-71 có công suất 36000 sức ngựa, 4 động cơ nén không khí có công suất 24000 sức ngựa. 
Tốc độ hải trình cao - 60 knots
Tầm xa hải trình với tốc độ 60 knots là 300 hải lý, với tốc độ 50 knots là 1000 hải lý.
- Thủy thủ đoàn:
Sĩ quan – 4.
Thủy thủ - 27 người.
- Vũ khí trang bị:
Tên lửa chống tầu 140 mm - МS-227 Ogol (Ngọn Lửa) – 2, có thể lắp các loại tên lửa hành trình khác…; tên lửa phòng không tầm thấp Igla – 4.
Pháo hạm АК-630М - 2;
- Khả năng đổ bộ:
Phương án 1-: 3 chiếc xe tăng Т-80 với 80 lính thủy đánh bộ
Phương án 2: 10 xe thiết giáp BTR
Phương án 3: Lính thủy đánh bộ đầy đủ trang bị - 360 người.

Tường Bách

Tàu chiến Philippines có 'sát thủ diệt hạm'?

Chủ nhật, 26/05/2013 | 16:23
Chiến hạm Hamilton thứ 2 của Philippines BRP Ramon Alcaraz (PF-16) có thể trang bị tên lửa hành trình chống tàu Harpoon.

Các nước đến Singapore khoe tàu chiến

Thứ 4, 15/05/2013 | 13:26
Tại căn cứ hải quân Changi của Singapore từ vừa xuất hiện hàng loạt tàu chiến hiện đại của các nước Úc, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và chủ nhà Singapore. Đây là những tàu chiến hiện đại, phần lớn đều có tính năng tàng hình hoặc tàng hình nhẹ.

Chiến đấu cơ Mỹ rơi xuống vùng biển ngoài khơi Nhật Bản

Thứ 3, 28/05/2013 | 14:08
Sự việc xảy ra vào sáng sớm hôm nay, 28/05. Vị trí rơi của chiếc F-15 cách phía đông đảo Okinawa của Nhật Bản khoảng 115 km.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.