“Lỗ hổng” từ khâu cấp phép và quản lý?

“Lỗ hổng” từ khâu cấp phép và quản lý?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
Việc quy hoạch và cấp phép khai thác các điểm đỗ của TP. Hà Nội muôn vàn sự phức tạp nảy sinh trong "bát cơm, manh áo" của các doanh nghiệp. Việc quy hoạch sử dụng những điểm đỗ đang rơi vào tình trạng bất cập ngay từ chính cơ quan cấp phép và quản lý...

Cấp vỉa hè... vô tội vạ

Không phải ngẫu nhiên mà nút giao thông đoạn Đào Tấn - Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) luôn khiến các cơ quan chức năng phải đau đầu về tình trạng ùn tắc cục bộ. Chẳng thế mà, nhiều sáng kiến khơi thông điểm "đen" này liên tục được vạch ra trong suốt nhiều năm. Thế nhưng, khi nỗ lực giải tỏa chưa đem lại mấy kết quả thì nó lại đón nhận thêm một điểm trông giữ xe chềnh ềnh ngay ngã ba, càng khiến tình hình giao thông ở đây thêm phức tạp, gây bức xúc cho người dân qua lại.

Bất động sản - “Lỗ hổng” từ khâu cấp phép và quản lý?

Đáng nói, để chạy đua với trào lưu "phơi" ô tô dưới lòng đường, phía làn đường đối diện điểm trông giữ xe (đoạn trước cổng khách sạn Daewoo - PV), là sự hiện diện của một hàng dài ô tô xếp ngang nhiên đỗ hai bên mép đường (phần giáp vỉa hè và phần giáp dải phân cách với làn đường bên kia) khiến các phương tiện giao thông qua lại phải oằn mình luồn lách từng cm. Đáng nói, cách đó vài chục mét, vốn đã có một bãi gửi xe quy mô ở góc Kim Mã - Liễu Giai.

Độc đáo hơn, trên tuyến phố Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đoạn gần phố Tràng Thi, cách cấp phép các điểm đỗ nơi đây lại có sự chồng chéo đến khó hiểu. Chỉ riêng một đoạn đường ngắn trên con phố này cũng có hơn 3 đơn vị được cấp phép khai thác điểm đỗ. Theo tìm hiểu của PV Nguoiduatin.vn, quy định cho phép, sở GTVT thực hiện chức năng cấp phép điểm đỗ dưới lòng đường, thế nhưng phần vỉa hè lại thuộc thẩm quyền của UBND quận.

Vì thế, trên một tuyến đường, mặc dù dưới lòng đường đã cấp cho một đơn vị khai thác, nhưng với chức năng của mình, cấp quận lại đưa một đơn vị khác khai thác phần vỉa hè. Vô hình trung, ở khu vực này, việc xe ra, xe vào, khách đến gửi xe chồng lấn xung đột lợi ích của nhau là chuyện thường ngày, khiến tình trạng mất mỹ quan, ảnh hưởng giao thông càng trở nên phức tạp.

Để chứng minh thêm sự bất cập ở các điểm đỗ hiện nay, chúng tôi lại quyết định quay lại trục đường Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy - Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Thị Định - Hoàng Ngân (thuộc khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội), với khoảng hơn 1h đồng hồ (từ 16h05 - 17h05). Qua quan sát cho thấy, cả phố Hoàng Đạo Thúy, dọc hai bên đường các điểm trông giữ xe đều kín hết chỗ trống. Toàn bộ tuyến phố có tất cả 6 làn đường trong đó đã có 2 làn đường được phục vụ cho các công ty, doanh nghiệp khai thác trông giữ xe, chỉ còn lại 4 làn đường nên làm con đường rộng rãi là vậy trở nên chập hẹp. Giờ cao điểm, lượng phương tiện qua lại mỗi lúc một đông, xen kẽ trong số đó, tính tần suất trung bình cứ khoảng 5-10 phút lại có chiếc xe ra vào điểm đỗ đã gây nên tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ.

Đặc biệt, khoảng 16h45, lượng xe khách chở các cháu học sinh đổ về bến đã khiến con đường càng nên hỗn độn. Toàn bộ phần diện tích hè đường và một phần lòng đường bị chiếm dụng khiến cho việc đi lại của các cháu trở nên khó khăn, nhiều trường hợp muốn đi đành phải đi xuống cả lòng đường gây mất an toàn giao thông và tiềm ẩn tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tương tự, tại phố Hoàng Ngân, đoạn giao cắt giữa Nguyễn Thị Định chạy ra đầu cầu cống Mộc - Lê Văn Lương với mặt cắt, diện tích nhỏ nhưng được cấp phép trông giữ hàng trăm chiếc xe. Chỉ cần phía đối diện bên đường có 1 chiếc ô tô nào đó dừng đỗ sai quy định khiến đoạn phố này bị ùn tắc là chuyện bình thường.

Chia năm xẻ bảy một tuyến phố

Qua nhiều ngày tìm hiểu tại các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP. Hà Nội, đã cho chúng tôi nhiều kiến thức về nguyên lý "sống" nhờ vỉa hè. Theo đó, do khoản thu siêu lợi nhuận này đem lại, cho nên nhiều doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh vồ vập tham gia vào hoạt động trông giữ xe. Với phần diện tích khoảng 50m2 có thể trông được 5 chiếc xe ô tô sẽ nhẩm tính ra khoản lợi nhuận mà các ông chủ thu được có trên dưới 12 triệu đồng/tháng. Còn đối với cách thu theo vé tháng ngày đêm thì số đó cũng hưởng hơn 6 triệu đồng cho khoảng diện tích trên.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng thì doanh nghiệp lại đầu tư bằng không, cộng với mức nộp giá phí thấp, cho thấy khoản lợi quả không hề nhỏ. Cũng chính vì thực trạng trên mà chỉ trên một tuyến phố ngắn đã có ít nhất từ 2 đến 3 công ty, tổ chức khai thác điểm đỗ, đó mới chỉ là những điểm được cấp phép còn đối với những điểm không phép, hộ tự phát có thể cao hơn nhiều.

Đề xuất cấp phép thêm điểm đỗ xe

Sở GTVT Hà Nội cho biết, sau khi rà soát các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe của Sở GTVT tại 8 quận cho thấy, ngoài các điểm hiện có, Sở đề xuất cấp thêm các điểm mới: Quận Hoàn Kiếm cấp phép thêm 59 điểm. Quận Hai Bà Trưng: Cấp phép thêm 33 điểm. Quận Đống Đa: Cấp phép thêm 18 điểm. Quận Ba Đình: Cấp phép thêm 35 điểm. Quận Cầu Giấy: Cấp thêm 28 điểm. Quận Thanh Xuân: Cấp thêm 7 điểm. Quận Tây Hồ: Cấp thêm 7 điểm. Quận Hoàng Mai: Cấp thêm 14 điểm.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 1.178 điểm đỗ xe và bãi đỗ xe có phép với tổng diện tích 42,92ha chiếm khoảng 56,94% diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng được cấp phép mới chỉ đáp ứng được khoảng 8%-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có. Còn lại khoảng 90%-92% số phương tiện có nhu cầu đỗ hiện nay đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ quan, công sở, lòng đường, vỉa hè, ngõ cụt, sân trường, bệnh viện... Các vị trí này đều không được cấp phép và rất nhiều điểm có vi phạm về trật tự, an ninh xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.

Trao đổi với PV Nguoiduatin.vn, ông Trần Đăng Hải, phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết: Lực lượng thanh tra thường xuyên kiểm tra xử lý các điểm, bãi gửi xe theo định kì. Qua công tác thanh kiểm tra đã phát hiện một số vi phạm như thu giá phí vượt quá quy định, khai thác trông giữ xe vượt quá phạm vi được cấp phép, không trao vé theo đúng quy định.

Cũng theo ông Hải, những vi phạm trên sẽ được xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định 34 của Thủ tướng Chính phủ, ngoài ra trong thời gian tới lực lượng thanh tra giao thông sẽ tiếp tục thanh kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm cũng như chấn chỉnh các điểm trông giữ xe nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông cũng như hạn chế các điểm có nguy cơ gây ùn tắc giao thông trên từng địa bàn, khu vực.

Chúng tôi xin dẫn lời tâm sự của một vị lãnh đạo của một doanh nghiệp chuyên khai thác điểm đỗ xe trên địa bàn TP. Hà Nôi: "Với một tuyến phố có 3 - 4 công ty khai thác đỗ xe đã dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh, cố tình gây mâu thuẫn, chèn ép nhau như vậy chắc chắn tạo ra sự lộn xộn, gây mất an ninh trật tự, cảnh quan đô thị và lại rất khó kiểm soát. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, giám sát chặt chẽ thì việc thất thoát nguồn thu cho nhà nước và người gửi xe bị chặt chém cũng là điều dễ xảy ra. Ngoài ra, một điểm trông giữ xe không có phép muốn được tồn tại và thu giá vé trong thời gian dài chắc chắn sẽ có thế lực nào đó đứng đằng sau".

Quỳnh Chi - Vương Trần

Kỳ tới: Tới lượt gầm cầu bị xẻ thịt


Tag: Báo Soha
Cùng chuyên mục

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.