Nhiều nội dung gây bức xúc dư luận chưa được đề cập và giải quyết trong luật Giáo dục (sửa đổi)

Nhiều nội dung gây bức xúc dư luận chưa được đề cập và giải quyết trong luật Giáo dục (sửa đổi)

Dương Thu
Thứ 5, 15/11/2018 | 15:12
0
Góp ý vào dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo (Bắc Ninh) cho rằng, dự thảo luật Giáo dục sửa đổi toàn diện nhưng nhiều nội dung gây bức xúc trong dư luận xã hội chưa được đề cập và giải quyết như vấn đề dạy thêm, học thêm, lạm thu ở các trường học, hoặc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia…

Thế nào là ép học sinh học thêm?

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, sáng 15/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về luật Giáo dục (sửa đổi).

Luật Giáo dục (sửa đổi) được đánh giá là dự án luật “khổng lồ” với 10 chương, 121 điều quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt với rất nhiều ý kiến của ĐBQH thảo luận trong phiên họp sáng 15/11.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo (Bắc Ninh) cho rằng: Đã đến lúc cần thay đổi cách tiếp cận trong việc xây dựng mục tiêu giáo dục cho từng bậc học, cấp học theo hướng gắn với kiến thức cụ thể, đáp ứng yêu cầu của xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giáo dục - Nhiều nội dung gây bức xúc dư luận chưa được đề cập và giải quyết trong luật Giáo dục (sửa đổi)

ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo đề nghị luật Giáo dục (sửa đổi) cần làm rõ thế nào là giáo viên ép học sinh học thêm.

Theo đó, ông nêu quan điểm, đối với giáo dục mầm non, mục tiêu là phát triển thể chất, kỹ năng, tâm hồn… Đối với bậc tiểu học, THCS  mục tiêu là kiến thức cơ bản, rèn luyện đạo đức, phát triển toàn diện và kỹ năng sống. Với giáo dục THPT trở lên, mục tiêu là kiến thức của cấp học, đồng thời có các kiến thức mang tính hướng nghiệp, phù hợp với tiêu chuẩn lao động trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Về chương trình giáo dục, ĐBQH Ngọc Bảo cho rằng, cần phải đổi mới tư duy và phương pháp tiếp cận trong việc xây dựng chương trình giáo dục cụ thể về môn học, thời lượng từng môn học…

Giáo dục THCS trở xuống chương trình giáo dục cần có tính ổn định cao, truyền tải được những kiến thức cơ bản, đáp ứng được mục tiêu của cấp học này.

Chương trình đảm bảo vừa đủ, không quá tải, không chỉ tập trung vào kiến thức mà còn trang bị các kỹ năng sống.

Với học sinh THPT, chương trình giáo dục phải định hướng nghề nghiệp nên cũng cần quy định các kiến thức cơ bản trong từng môn học, kiến thức nào học sinh có thể tự lựa chọn phù hợp với khả năng để định hướng nghề nghiệp sau này.

“Dự thảo luật Giáo dục sửa đổi toàn diện nhưng nhiều nội dung gây bức xúc trong thời gian qua chưa được đề cập và giải quyết như vấn đề dạy thêm, học thêm, vấn đề lạm thu phí ở các trường học, hoặc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia”, ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo đánh giá.

Ông dẫn ví dụ, với vấn đề dạy thêm học thêm quy định tại khoản 4, Điều 71 dự thảo luật, “Nhà giáo không được có hành vi ép học sinh học thêm để thu tiền”.

“Quy định này không giải quyết vấn đề, khó triển khai, khó phân biệt thế nào là ép, thế nào là tự nguyện và sẽ gây cho học sinh quá tải, không đảm bảo học sinh được vui chơi, phát triển toàn diện.

Hơn nữa, việc này còn tạo áp lực về chi phí cho gia đình và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo giờ học chính. Đề nghị quy định rõ trong dự thảo luật về việc không cho phép giáo viên dạy thêm, học thêm ở ngoài trường và hướng dẫn chế tài xử lý khi vi phạm”, ĐBQH đoàn Bắc Ninh nhấn mạnh.

Ông cũng đề nghị, đối với vấn đề lạm thu năm học mới, cần công khai các khoản, hướng dẫn cụ thể khoản nào được phép thu, không được phép thu và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, hơn 3 năm triển khai, những thay đổi trong kỳ thi này đặt ra áp lực không nhỏ đối với giáo viên, phụ huynh và học sinh. Đây là vấn đề rất quan trọng vì là cơ sở cấp văn bằng, chứng nhận cho học sinh hoàn thành 12 năm học tập và xét tuyển đầu vào cho các trường đại học.

"Tôi đề nghị quy định cụ thể về kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia tại dự thảo luật", ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo bày tỏ.

Giáo dục còn nặng về dạy chữ, kiến thức hàn lâm

Cũng nêu những ý kiến sâu sắc góp ý cho dự thảo luật này, ĐBQH Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) góp ý về công tác đào tạo giáo viên, chuẩn trình độ, chế độ với nhà giáo. Ông khẳng định cần phải đầu tư cho “máy cái” của giáo dục là các trường sư phạm.

“Cần chọn người có phẩm chất, năng lực vào các trường sư phạm. Phải nâng cao vị thế và có chế độ ưu đãi rất cao với nhà giáo, thực hiện hướng chuẩn cho giáo viên, phương thức đào tạo tiến tới giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông đều có trình độ đại học”, ĐBQH Thưởng nói.

Theo ông, ở cấp mầm non không nhất thiết phải đào tạo 4 năm mà có thể 2,5 – 3 năm, cần chọn được cô giáo trẻ, có sức khỏe để các cháu tiếp cận học vấn ngay từ thời còn trẻ thơ.

“Tôi cho rằng đào tạo giáo viên là hết sức quan trọng”, ông nói và nhận định, hiện nay chất lượng giáo dục chưa cao, rất chậm đổi mới, nặng về dạy chữ, kiến thức hàn lâm, nhẹ dạy kỹ năng sống, đào tạo làm người, hướng nghiệp.

“Có việc phụ huynh muốn con mình thành con người ta, giỏi toàn diện một cách quá sức dẫn đến tâm lý hoang mang, hoảng sợ. Đây là quan niệm rất sai lầm trong giáo dục, trái với năng lực sở trường của trẻ em”, ĐBQH Thưởng bày tỏ.

Vị ĐBQH đoàn Phú Thọ cũng cho rằng: “Không thể bắt trẻ học để trở thành ông nọ bà kia khi các cháu không thích, không đủ năng lực. Thử hỏi đã có mấy học sinh giỏi quốc gia trở thành nhà văn, nhà thơ lớn?

Và cần hiểu rằng trong một lớp, một trường chỉ có một em trở thành nhà văn, một em trở thành nghệ sĩ, một em là vận động viên chứ không phải là tất cả. Hãy dạy và định hướng để học sinh phát huy năng lực của bản thân một cách hợp lý nhất”.

 

Nhiều ý kiến trái chiều của ĐBQH xoay quanh dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi)

Thứ 5, 15/11/2018 | 10:52
Tiếp tục phiên làm việc sáng nay (15/11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Giáo dục (sửa đổi). Nhiều ĐBQH cũng đã bày tỏ ý kiến của mình quanh một số vấn đề còn vướng mắc tại dự thảo luật này.

Luật Giáo dục phải lấy ý kiến nhân dân, chứ không chỉ Đại biểu Quốc hội

Thứ 2, 29/10/2018 | 21:00
Bên hành lang Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội cho rằng, các phiên chất vấn tới sẽ nóng vấn đề xã hội đang quan tâm như đất đai, dự án công thiếu hiệu quả, y tế, giáo dục… 

Lùi thông qua luật Giáo dục để cân nhắc về kỳ thi THPT quốc gia

Thứ 4, 08/08/2018 | 20:37
Trước nhiều vấn đề gây tranh cãi về kỳ thi THPT quốc gia, Thường vụ Quốc hội thống nhất lùi thời gian thông qua dự án luật Giáo dục sửa đổi.
Cùng tác giả

Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn trúng cử ĐBQH khoá XV

Thứ 5, 10/06/2021 | 22:24
Theo Nghị quyết về kết quả bầu cử, có 499 người trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV. Trong đó, Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam trúng cử tại tỉnh Bình Dương.

Info: Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu bầu cử

Thứ 7, 22/05/2021 | 09:00
Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu hội đồng Nhân dân tương ứng với mỗi cấp hội đồng Nhân dân.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về luật Phòng, chống ma túy

Thứ 6, 16/04/2021 | 15:24
Sáng 16/4, tại Hà Nội, văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố luật Phòng, chống ma túy.

HLG tỉnh Sơn La: Nâng cao nhận thức về Điều lệ Hội trong đời sống

Thứ 5, 15/04/2021 | 07:32
Hội nghị tập huấn Điều lệ hội Luật gia Việt Nam năm 2020 của hội Luật gia tỉnh Sơn La vừa diễn ra thành công tốt đẹp.

17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội được kiện toàn sau kỳ họp 11

Thứ 7, 10/04/2021 | 18:24
Sau kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, 17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được kiện toàn.
Cùng chuyên mục

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...