Lý do bế tắc ở “chảo lửa” Idlib, Syria nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không thể trông mong vào sự giúp đỡ của Mỹ và NATO

Lý do bế tắc ở “chảo lửa” Idlib, Syria nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không thể trông mong vào sự giúp đỡ của Mỹ và NATO

Vũ Thu Hương
Thứ 3, 10/03/2020 | 11:00
0
Dù NATO công khai lên án các cuộc không kích của chính quyền ông Assad ở Idlib, Syria và hối thúc Syria tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng Thổ Nhĩ Kỳ chẳng thể mong đợi liên minh quân sự NATO này kích hoạt điều khoản 5, cơ chế phản ứng quân sự.

Theo National Interest, lệnh ngừng bắn đã bắt đầu ở tỉnh Idlib của Syria sau khi một thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và người đồng cấp của ông, Tổng thống Nga Putin ở Moscow hôm 5/3.

Cuộc xung đột ở Idlib leo thang sau khi lực lượng quân đội Syria, dưới sự hậu thuẫn của Nga đã làm thiệt mạng ít nhất 34 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tháng 2. Đáp trả, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO đã yêu cầu ủy ban Bắc Đại Tây Dương hỗ trợ.

Tuy nhiên, dù NATO công khai lên án các cuộc không kích của chính quyền ông Assad và hối thúc cả Nga và Syria tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng Thổ Nhĩ Kỳ chẳng thể mong đợi liên minh quân sự này kích hoạt điều khoản 5, cơ chế phản ứng quân sự.

Tiêu điểm - Lý do bế tắc ở “chảo lửa” Idlib, Syria nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không thể trông mong vào sự giúp đỡ của Mỹ và NATO

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và nhà lãnh đạo Nga Putin 

Phản ứng của NATO   

Trở lại hồi tháng 10/2019, khi Thổ Nhĩ Kỳ mở cuộc không kích vào phía Bắc Syria, cả EU và NATO đều hối thúc Ankara kiềm chế và tránh hành động đơn phương có thể dẫn đến sự bất ổn trong khu vực.

Tuy nhiên, tổ chức này vẫn lên án cuộc tấn công hồi cuối tháng 2 nhằm vào các nhóm quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib sau khi Ankara viện đến điều khoản 4 của tổ chức này. Theo điều 4, bất cứ đồng minh nào trong tổ chức cũng đều có quyền đề đạt lên ủy ban sự trợ giúp khi thấy sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hay an ninh của nước mình bị đe đọa.

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, NATO mới chỉ sử dụng điều khoản 4 này 6 lần và Thổ Nhĩ Kỳ là nước 5 lần “kích hoạt” điều khoản này. Một trong những lần Ankara viện đến điều khoản này là vào năm 2012, sau khi lực lượng Syria bắn hạ một máy bay chiến đấu của Ankara và khiến 5 thường dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.

Các đồng minh NATO khi đó đã đồng ý tăng cường hệ thống phòng không để giúp Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ dân cũng như lãnh thổ đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh với Ankara. Nhưng, các đồng minh khi đó cũng không hề thảo luận về khả năng kích hoạt điều 5 mà theo đó sẽ tiến hành cuộc tấn công vũ trang nhằm bảo vệ đồng minh.

Phản ứng của NATO trước cuộc tấn công gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ tương tự hồi năm 2012: cũng chỉ bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với Ankara về mặt chính trị, các đồng minh đồng ý tăng cường hệ thống phòng không để giúp Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ đất nước.

Kể từ năm 2015, NATO đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cấp hệ thống phòng không, tăng cường sự hiện diện hàng hải cũng như sự chia sẻ thông tin giữa các đồng minh. Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhận được hơn 5 tỷ USD từ NATO nhằm cải thiện các cơ sở quân sự.

Điều gì chi phối điều khoản 5?

Trong suốt lịch sử 71 năm của mình, NATO mới chỉ kích hoạt điều 5 một lần duy nhất khi phản ứng trước vụ tấn công khủng bố hôm 11/9 ở Mỹ. Bất cứ yêu cầu kích hoạt điều 5 nào cũng đều cần có sự đồng thuận của tất cả 29 quốc gia.

Phạm vi kích hoạt điều 5 được giới hạn theo những quy định của điều 6, trong đó có quy định cụ thể về nơi xảy ra các cuộc tấn công đe dọa. Cụ thể, điều 5 chỉ áp dụng khi xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào khu vực nằm ở lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ cùng các lực lượng, tàu và máy bay của các thành viên NATO ở biển Địa Trung Hải. Điều 5 không được áp dụng với các trường hợp khi xảy ra cuộc tấn công vào lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở lãnh thổ Syria.

Điều này có nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ không thể trông cậy đến điều 5 với sự leo thang căng thẳng ở Idlib. Chỉ khi các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ từ trong Syria hoặc lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công ở ngay trên lãnh thổ nước mình hay trên biển Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ mới có thể viện dẫn Điều 5.

Sự hạn chế của Thổ Nhĩ Kỳ      

Trong vài năm qua, sự gắn kết của liên minh quân sự NATO đã suy yếu, phần do sự thiếu tin tưởng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước thành viên của liên minh, phần do sự khác biệt ngày càng lớn trong chiến lược giữa các đồng minh.

Mối quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước còn lại của NATO bắt nguồn từ một cuộc đảo chính thất bại chống lại chính phủ của ông Erdogan năm 2016.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể hy vọng vào sự hỗ trợ quân sự trực tiếp từ Mỹ. Dù Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu thiết lập khu vực cấm bay ở Bắc Syria nhưng điều này cũng không được Mỹ hay NATO quan tâm một cách nghiêm túc vì điều này có thể gây xung đột với lực lượng không quân Nga.

Washington đã không đáp lời chính thức với yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc Mỹ triển khai hệ thống phòng không Patriot tới biên giới phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ đặc biệt tỏ ra ngần ngại trong việc hỗ trợ quân sự cho Ankara kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga hồi năm 2017. Hệ thống vũ khí của Nga được cho là không tương thích với hệ thống phòng không của NATO và cũng gây nguy cơ cho chương trình sản xuất máy bay thế hệ thứ 5 do Mỹ dẫn đầu mà Ankara đã phải rút lui.

  

 

Tổng thống Putin "vẽ cái kết" ở Idlib: Chơi trò "ly gián" Nga-Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ chuốc thất bại trong đau đớn?

Thứ 5, 05/03/2020 | 14:56
Thổ Nhĩ Kỳ mang đến bàn đàm phán với Nga một đòn bẩy yếu ớt. Một thỏa thuận ở Idlib sẽ được nhất trí nhưng nó sẽ chỉ mang tính tạm thời và hoàn toàn theo ý Tổng thống Putin.

Lá bài khôn ngoan của TT Putin có đủ làm yên lòng cả Syria và Thổ Nhĩ Kỳ trong “chảo lửa” Idlib?

Thứ 3, 03/03/2020 | 20:00
Ông Putin có thể cân bằng được quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Syria, 2 thế lực đối đầu căng thẳng ở Idlib và các nơi khác ở Tây Bắc Syria. Tuy nhiên, đến nay thế cân bằng đã bị phá vỡ khi cuộc xung đột giữa Ankara và lực lượng Syria ở Idlib leo thang căng thẳng.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Đức mua toàn bộ lô 35 chiến đấu cơ tàng hình F-35 sản xuất tại Mỹ

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Đức quyết định mua 35 chiếc F-35 – máy bay chiến đấu đa chức năng tàng hình, siêu âm được phát triển bởi Công ty Hàng không Lockheed Martin của Mỹ.

Điều kiện chiến trường thay đổi, vũ khí Nga được “hô biến” thế nào?

Thứ 3, 14/05/2024 | 08:45
Các kỹ sư của Nga có những thay đổi hiệu quả đối với khí tài. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ưu thế chiến lược và chiến thuật của quân đội Nga.

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga đáp trả bằng 100 quả bom hạng nặng

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:00
Ukraine tấn công quy mô lớn, gây thiệt hại nhỏ cho các cơ sở lọc dầu Nga. Đáp lại Nga đẩy mạnh không kích, trong 48 giờ qua Nga được cho đã thả khoảng 100 quả bom.

Xe tăng M1A1 Abrams “gục ngã” vì đạn thông minh Krasnopol của Nga

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:30
Hình ảnh được công khai cho thấy, xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất đã trúng đạn Krasnopol của Nga. Sau đòn tấn công, chiếc M1A1 Abrams đã bốc cháy.

Ấn Độ bị Mỹ “tuýt còi” cảnh báo trừng phạt vì ký thỏa thuận với Iran

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:35
Cảng Chabahar, nằm trên bờ biển phía Đông Nam Iran dọc theo Vịnh Oman, sẽ giúp Ấn Độ vận chuyển hàng hóa đến Iran, Afghanistan và các nước Trung Á.