Giải mã việc Triều Tiên “thay máu” quân đội trước cuộc gặp với ông Donald Trump

Giải mã việc Triều Tiên “thay máu” quân đội trước cuộc gặp với ông Donald Trump

Vũ Thu Hương
Thứ 5, 07/06/2018 | 19:00
0
Việc 3 quan chức cấp cao của quân đội Triều Tiên đã bị thay thế ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên có thể chính là nỗ lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhằm phát triển kinh tế cho Bình Nhưỡng, giới phân tích cho hay.

“Thay máu” giới tướng lĩnh để thắt chặt quyền kiểm soát

Theo Reuters, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên dự kiến tổ chức vào ngày 12/6 tại Singapore là cuộc gặp đầu tiên giữa một nhà lãnh đạo Triều Tiên và một Tổng thống Mỹ.

Và trước cuộc họp này không lâu, truyền thông Hàn Quốc dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, Triều Tiên đã cách chức 3 Tướng quân đội của nước này gồm Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Pak Yong Sik, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Triều Tiên Ri Myong Su và Cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Kim Jong Gak.

Giải mã việc Triều Tiên “thay máu” quân đội trước cuộc gặp với ông Donald Trump

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng các tướng lĩnh trong một buổi thị sát. 

Việc 3 quan chức cấp cao hàng đầu của quân đội Triều Tiên đã bị thay thế ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên có thể chính là nỗ lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế và gắn kết với thế giới, giới phân tích cho hay.

Giới phân tích cũng cho rằng, động thái “thay máu” giới tướng lĩnh quân đội của Triều Tiên trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Mỹ nhằm mục tiêu thắt chặt quyền kiểm soát của quân đội nhân dân Triều Tiên tại thời điểm cần có được sự ủng hộ của dư luận quốc tế cũng như phát triển nội địa.

Trong khi đó, một số nhà quan sát nhận định, có thể những quan chức quân đội Triều Tiên vừa bị mất chức bất đồng quan điểm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong chính sách theo hướng cởi mở, ôn hòa hơn với Mỹ và Hàn Quốc .

"Nếu ông Kim Jong-un muốn hòa hoãn với Mỹ và Hàn Quốc và muốn mặc cả ít nhất một phần chương trình hạt nhân, ông ấy sẽ phải tạm gói ghém lại tầm ảnh hưởng của quân đội Triều Tiên.

Việc cải tổ này sẽ chọn ra các quan chức có thể làm điều đó. Họ là những người trung thành tuyệt đối với ông Kim Jong-un", Ken Gause, Giám đốc nhóm nghiên cứu quan hệ quốc tế của một tổ chức phi lợi nhuận, nhận định.

Giới phân tích cũng cho rằng ông Kim Jong-un đang thay thế các quan chức nhiều tuổi hơn, những người gắn bó sâu đậm với chương trình hạt nhân của đất nước bằng những nhân vật rất trung thành với nhà lãnh đạo và sẵn sàng đi theo mọi thay đổi cho phù hợp với tiêu chí của hội nghị thượng đỉnh.

Mong muốn quân đội đóng vai trò lớn với dự án kinh tế

Động thái thay 3 Tướng của ông Kim Jong-un dường như là nhằm thiết lập một đội ngũ trợ lý quân sự trẻ hơn và đáng tin cậy hơn trong bối cảnh ông phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong nước và quốc tế, Michael Madden, một chuyên gia của trang web 38 Norrth của đại học Johns Hopkins (Mỹ) nhận định.

Giải mã việc Triều Tiên “thay máu” quân đội trước cuộc gặp với ông Donald Trump (Hình 2).

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

Chuyên gia này cho rằng, động thái cải tổ nhân sự cũng phản ánh mong muốn của ông Kim Jong-un nhằm đưa quân đội đóng vai trò lớn hơn trong các dự án kinh tế trọng điểm của quốc gia.

Điều đó có thể lý giải tại sao tân Cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Kim Su Gil tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến thị sát khu kinh tế du lịch biển hồi cuối tháng trước.

Ngoài ra, ông Kim Jong-un có lẽ mong muốn sớm nhận được nhiều hơn đầu tư và viện trợ kinh tế của quốc tế dựa vào tiến triển của các cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc.

Ông Kim Jong-un đang củng cố quyền lực và củng cố ảnh hưởng của đảng đối với quân đội trong bối cảnh Triều Tiên đẩy mạnh phát triển kinh tế. Họ trẻ tuổi, nhưng họ đều là những người có năng lực”, Giáo sư Yang Moo-ji thuộc đại học nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul nhận định.

Mỹ nhiều lần nêu quan điểm rằng, Triều Tiên phải giải trừ hạt nhân “hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” để có được các nhượng bộ như dỡ bỏ trừng phạt, viện trợ kinh tế.

 

Hé lộ nội dung cuộc gặp của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov với Chủ tịch Kim Jong-un

Thứ 5, 31/05/2018 | 20:24
Ngoại trưởng Lavrov đã có mặt tại Bình Nhưỡng và có cuộc hội kiến với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Tổng thống Putin trân trọng mời ông Kim Jong-un tới Nga

Thứ 5, 31/05/2018 | 17:07
Trong cuộc gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã trân trọng gửi lời mời nhiệt thành từ Tổng thống Putin.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.