Lý giải chuyện người Khmer chôn người chết với rắn độc

Lý giải chuyện người Khmer chôn người chết với rắn độc

Thứ 6, 26/07/2013 | 15:30
0
Một số già làng trong cộng đồng người Khmer ở Ninh Điền (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) còn lưu giữ những câu chuyện về tập tục mai táng rất kỳ lạ, đó là chôn người đã khuất cùng với một con rắn độc, lấy máu của nó nhỏ vào quan tài chứa tử thi trước lễ nhập quan.

Huyền bí tục thờ rắn thần 9 đầu

Trong chuyến hành trình về Tây Ninh, chúng tôi đã được nghe người Khmer trú tại Ninh Điền kể về tập tục mai táng chung với rắn độc. Dù tập tục này đã thất truyền từ rất lâu nhưng những người già tại ấp Bến Cừ, nơi tập trung gần 100 hộ dân thuộc cộng đồng người Khmer sinh sống vẫn còn nhớ rất rõ các nghi thức của lễ mai táng kỳ lạ này.

Chúng tôi may mắn được gặp cụ Thạch Sa Me (86 tuổi, ngụ ấp Bến Cừ), người được mệnh danh là già làng của nơi đây. Cụ Sa Me cười bảo: “Tục mai táng chung với rắn độc không mấy phổ biến và từ lâu không còn ai an táng người chết theo cách đó nữa. Vì nghi thức này chỉ dành cho những gia đình quyền quý, có danh vọng, có công với cộng đồng người Khmer thuở xa xưa, bởi rắn độc là hiện thân của rắn thần 9 đầu Naga - một biểu tượng cao quý của tộc người Khmer chúng tôi”.

Xã hội - Lý giải chuyện người Khmer chôn người chết với rắn độc

Tượng thần rắn Naga của người Khmer.

Theo lời cụ Sa Me thì nguồn gốc của tập tục kỳ lạ này bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ rắn thần Naga. Theo tiếng Phạn, Naga là rắn hổ mang, rắn Naga tượng trưng cho vị thần Siva tối cao. Đây là vị thần nắm trong tay sự hủy diệt và tái sinh.

Theo quan niệm của người Khmer cổ thì rắn 3 đầu tượng trưng cho thiên – địa – nhân; 5 đầu là kim – mộc – thủy – hỏa – thổ; 6 đầu biểu trưng cho nữ giới, trái đất, thể xác và sự chết chóc, 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường dẫn lên thiên đàng.  Do đó, người dân Khmer ở một số nơi có tập tục mai táng người chết cùng với một con rắn độc với đức tin rằng thần rắn sẽ bảo hộ linh hồn người chết khi sang thế giới bên kia.


Khi được hỏi về các nghi thức của lễ mai táng, cụ Thạch Sa Me đầu óc vẫn minh mẫn thuật lại một cách rành mạch. Cụ cho biết có nơi người ta bắt rắn độc bỏ vào quan tài rồi chôn sống, bởi họ kiêng kỵ giết rắn – con vật vốn được coi là con cháu của vị thần bảo hộ Naga. Nhưng cũng có nơi, tang gia tổ chức lễ giết rắn rất long trọng.

Theo đó, khi xảy ra tang sự, gia quyến của người quá cố sẽ tìm mọi cách để có được một con rắn độc. Sau khi cuúng tế, xin phép thần linh, người trưởng tộc sẽ cắt cổ rắn, lấy máu tươi nhỏ vào quan tài. Xác rắn được quấn trong vải đỏ rất trang trọng. Các nhà sư Khmer sẽ được mời đến để cầu nguyện, mong linh hồn của con cháu Naga sẽ hóa thành thần rắn bảo vệ người chết ở thế giới bên kia. Sau khi các nghi thức lần lượt được thực hiện xong, tấm bùa rắn sẽ được nhập quan cùng người đã khuất và mang đi chôn cất.

Tuy nhiên, cũng theo lời cụ Thạch Sa Me thì việc an táng người chết cùng với rắn độc từ lâu đã không còn nữa bởi một số người cho rằng việc chôn sống hay cắt cổ rắn độc không khác nào bất kính với thần rắn 9 đầu Naga. Và con người, vốn được thần rắn bảo vệ, phải có nghĩa vụ tôn thờ, kiêng nể với con cháu của Naga để mong được bình an, thanh thản.

Nhưng còn có một lý do khách quan nữa để tập tục kỳ lạ này thất truyền là rắn hổ mang vốn là một trong những loài động vật thuộc danh mục cần phải bảo vệ của quốc gia. Loài rắn này đang hiếm dần và việc tự ý giết mổ rắn hổ mang chúa chính là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ Thạch Sa Me nói thêm: "Với cộng đồng người Khmer ở Bến Cừ này thì tục an táng phổ biến nhất chính là hỏa táng”. Và phong tục hỏa táng người chết ở đây cũng ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ.

Xã hội - Lý giải chuyện người Khmer chôn người chết với rắn độc (Hình 2).Cỗ áo quan dùng chung cho người nghèo 

Theo chỉ dẫn của cụ Thạch Sa Me, chúng tôi tìm đến chùa Thác Rác – nơi sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người Khmer ở đây. Và ngôi chùa này cũng chính là nơi diễn ra nghi thức hỏa táng mỗi khi gia đình người Khmer có tang sự. Tiếp chúng tôi là sư trụ trì chùa Thác rác, sư thầy Noo Han. 

Khi được hỏi về phong tục hỏa táng của người dân nơi đây, sư thầy Noo Han liền dẫn chúng tôi đến một ngôi nhà mà. Nơi đây chứa tro cốt của người đã khuất, cũng có là gọi là ngôi mộ chung. Nói là mộ, nhưng thực ra đây là một ngôi nhà nhỏ có mái che, khá sơ sài và hầu như không có trang trí gì.

Trong ngôi nhà mồ có một lớp cát mỏng, người Khmer để tro cốt của người chết trong một chiếc bát, dạng bát dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Sau đó, họ sẽ úp chiếc bát có chứa tro của người đã khuất lên lớp cát mỏng. Thông thường, một ngôi nhà mồ sẽ có rất nhiều chiếc bát úp, đồng nghĩa với việc tro cốt của nhiều người được an táng chung tại nơi đây. Điều đó khiến người Khmer khó lòng phân biệt được đâu là tro cốt người thân của mình.

Sư thầy Noo Han cho biết: “Sở dĩ người Khmer ở Bến Cừ đều theo nghi thức hỏa táng người đã khuất là vì họ tiếp thu quan niệm về thuyết tử sinh của đạo Bà La Môn. Chúng tôi tin rằng, con người được hình thành từ vũ trụ, gọi là tiểu vũ trụ. Khi mất đi cũng có nghĩa là tiểu vũ trụ lại hòa mình với đại vũ trụ. Do vậy, thi thể người đã khuất phải được nhanh chóng thiêu đi, để hồn phách không còn nơi bám víu, nhanh chóng hòa vào đại vũ trụ để rồi tách ra đầu thai vào kiếp khác”.

Và trước khi tiến hành hỏa táng, các vị sư thầy sẽ được mời đến để hướng dẫn gia quyến của người đã khuất khâm liệm tử thi. Theo nghi thức thì trụ trì của chùa và các vị sư sãi ngồi phía đầ quan tài. Thầy trụ trì mỗi tay cầm lá cờ trắng vẽ hình cá sấu để xua đuổi tà mà, tay còn lại cầm cái phạng treo nồi đất.

Sư thầy Noo Han giải thích: “Chiếc nồi đất theo quan niệm của người Khmer chúng tôi chính là biểu trưng cho con người, từ khi được nặn ra cho đến khi hư hỏng rồi lại trở về với đất”. Sau khi hành lễ, nồi đất được cất giữ cẩn thận hoặc trao lại cho thầy trụ trì. Người Khmer cũng không rải vàng mã như người Kinh mà thay vào đó, họ sẽ tung cốm dẹp trên suốt quãng đường đưa tang.

Cốm dẹp là món ăn truyền thống của người Khmer được làm từ nếp rang, sau đó dùng chày giã cho dẹp ra. Cốm dẹp thường để cúng trong các đám giỗ, tang ma, lễ hội truyền thống, cúng thần trăng… Rắc cốm dẹp trên đường đưa tang là để người đã khuất có thể mang theo và không bị đói trên hành trình về với thế giới bên kia.

Bên cạnh đó, một thủ tục không thể thiếu khi hỏa táng là quan tài được rước vòng quanh chỗ thiêu 3 vòng từ phải qua trái, từ dương sang âm, ý là người chết từ cõi dương về cõi âm.

Nhưng độc đáo hơn cả phải kể đến cỗ áo quan dùng chung cho người nghèo của cộng đồng người Khmer tại Ninh Điền. Theo sư thầy Noo Han, đời sống người dân nơi đây còn khá nhiều khó khăn nên nhà chùa có đóng một cỗ áo quan đặc biệt dành để dùng chung cho người nghèo.

Nếu người giàu có tiền mua quan tài riêng và người chết được thiêu chung với quan tài thì những gia đình khó khăn, khi có tang sự sẽ đến thỉnh cỗ áo quan của nhà chùa. Đáy cỗ áo quan này là một tấm ván, có thể rút ra, đóng vào dễ dàng. Sau khi đã nhập quan và các nghi thức đã được hoàn thành, thi hài sẽ được khiêng ra bãi đất trống nằm ở phía tây chùa Thác Rác để tiến hành hỏa táng.

Khi lửa nổi lên thì các đạo tỳ sẽ rút tấm ván hậu cho thi hài rơi xuống đống củi thiêu. Hậu sự xong xuôi, quan tài được gột rửa sạch sẽ mới đem trả lại cho nhà chùa. Đây không những là giá trị văn hóa rất riêng của người Khmer mà còn là một quan niệm tiến bộ về an táng người chết, trong xã hội ngày càng có nhiều những gia đình không tiếc bạc tỷ xây lăng mộ, làm lễ tang hoành tráng để phô trương thanh thế.

BTV

Những câu chuyện huyền bí về núi Đá Trắng ở Ninh Thuận

Thứ 6, 21/06/2013 | 16:52
Với nhiều người dân Ninh Phước, núi Đá Trắng có thần và rất linh thiêng. Người ta tin rằng, trước đây, núi Đá Trắng là một ngọn núi vàng, có một vị thần giữ của.

Đơn vị đặc nhiệm ngoại cảm huyền bí của quân đội Nga

Thứ 6, 21/06/2013 | 07:30
Vào cuối thập niên 80, tại Bộ Quốc phòng Liên Xô xuất hiện một đơn vị mới tuyệt mật đến mức ngay cả đương kim bộ trưởng lúc đầu cũng không biết. Đó là đơn vị mang mật danh "10.003", quy tụ một nhóm các nhà ngoại cảm.

Lạc vào thế giới huyền bí của “Lời nguyền Lỗ Ban”

Thứ 3, 23/04/2013 | 11:05
Tuy khác xa nhau về mặt nội dung, nhưng cũng giống như những gì “đàn anh” Harry Potter đã làm được, tiểu thuyết 6 tập của tác giả Thái Viên Cực (Trung Quốc) đã gây “siêu bão” ngay khi vừa xuất bản tập đầu tiên, được giới chuyên môn đánh giá là cuốn tiểu thuyết thần kỳ nhất năm 2011.

Chuyện huyền bí nơi thờ vị anh hùng không được ghi vào chính sử

Thứ 2, 25/03/2013 | 10:06
Bất kỳ nơi nào tướng Huỳnh Công Giản từng dừng chân lập đồn đánh giặc đều được người dân Tây Ninh lập đền thờ, gọi với tên chung là Quan lớn Trà Vong. Dù tên tuổi và công trạng của ông không được sử sách nhà Nguyễn ghi lại, nhưng nhân dân lại suy tôn ông như một vị thần, với những câu chuyện ly kỳ được đồn thổi không dứt.

Bí ẩn mê cung huyền bí trong thế giới cổ đại

Chủ nhật, 24/02/2013 | 08:24
Mê cung huyền thoại là nỗi khiếp sợ của những tù nhân mắc trọng tội. Mê cung cổ đại là những con đường một khi đã bước chân vào sẽ không tìm thấy đường về.

Huyền bí ngôi mộ 'tiền hiền triệu cơ' ở Nam Ô

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:17
Làng Nam Ô có ngôi mộ cổ đã tồn tại suốt 700 năm, tương truyền rằng đó là ngôi mộ của "vị tiền hiền" đã hy sinh trong cuộc giải cứu công chúa Huyền Trân thoát khỏi dàn lửa thiêu của người Chiêm Thành.