"Mỗi năm, số lao động Việt làm việc ở nước ngoài tăng thêm khoảng 10.000 người"

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 21/11/2019 | 14:11
0
Theo ông Nguyễn Gia Liên, Phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước (bộ LĐ-TB&XH), số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên đáng kể, năm sau tăng hơn năm trước.

Ngày 21/11, tại Hà Nội, cục Thông tin đối ngoại (bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 11/2019. 

Hội nghị đã tập trung chuyên sâu về vấn đề quản lý lao động ngoài nước.

Chính sách - 'Mỗi năm, số lao động Việt làm việc ở nước ngoài tăng thêm khoảng 10.000 người'

Toàn cảnh hội nghị.

Chia sẻ tại hội nghị về chủ trương và quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác xuất khẩu lao động và quản lý lao động ở nước ngoài, ông Nguyễn Gia Liên, Phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước (bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.

“Đây là chủ trương đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh lực lượng lao động Việt Nam dồi dào, khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước còn hạn chế, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao, chất lượng việc làm và thu nhập của người lao động còn thấp”, ông Nguyễn Gia Liên cho hay.

Ông Nguyễn Gia Liên thông tin: “Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động, bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo cho gia đình người lao động. Chủ trương này đã được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Bộ luật Lao động, luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, các cơ quan chức năng của Nhà nước”.

Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên đáng kể, năm sau tăng hơn năm trước, từ con số vài chục nghìn người những năm đầu 2000 đến con số gần trăm nghìn người những năm đầu 2010. Trong 5 năm gần đây, hơn 100.000 người ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng hàng năm. Cụ thể: Năm 2014 là 106 nghìn người; 2015: 116 nghìn người; 2016: 126 nghìn người; 2017: 135 nghìn người; 2018: 142 nghìn người và 10 tháng đầu năm 2019 là 120 nghìn người. Trung bình mỗi năm số lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng thêm khoảng 10.000 người.

Theo ông Nguyễn Gia Liên, cùng với số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, thì số lượng người lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại các thị trường lao động ngoài nước cũng tăng lên đáng kể như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đồng thời, mức thu nhập tiết kiệm của người lao động làm việc ở nước ngoài cũng tăng lên. Hàng năm, số tiền do người lao động ở nước ngoài gửi về nước khoảng 2,7 – 3,3 tỷ USD.

Chính sách - 'Mỗi năm, số lao động Việt làm việc ở nước ngoài tăng thêm khoảng 10.000 người' (Hình 2).

Ông Nguyễn Gia Liên, Phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông Nguyễn Gia Liên cũng đã nêu một số tồn tại, hạn chế trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: “Lao động đi làm việc ở nước ngoài phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề nghiệp một cách chính quy, bài bản nên thường làm công việc giản đơn, mức tiền không cao so với mặt bằng ở nước tiếp nhận. Một bộ phận người lao động thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, nên đã vi phạm hợp đồng lao động và quy định pháp luật ở nước ngoài.

Điều này đã làm giảm uy tín của lao động Việt Nam và ảnh hưởng tiêu cực đến việc ổn định, phát triển thị trường lao động ngoài nước hiện nay, cũng như tiềm năng về nhu cầu đối với lao động của ta”.

Nói về công tác quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài, ông Nguyễn Gia Liên cũng cho biết thêm: “Bộ LĐ-TB&XH đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ như xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế về người lao động đi làm việc ở nước ngoài trình các cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền, ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị chức năng thực hiện đúng quy định pháp luật…; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài…”.

Theo ông Nguyễn Gia Liên, hiện nay thị trường lao động ngoài nước đang ngày được mở rộng. Bên cạnh các thị trường lao động truyền thống như khu vực Đông Bắc Á, Trung Đông, Malaysia… các nước và khu vực khác cũng đã quan tâm đến nhu cầu với lao động Việt Nam như Đức, Austalia, các nước Đông Âu. Đồng thời, xu hướng thị trường lao động ngoài nước cũng đang có chuyển biến rõ rệt từ nhu cầu tiếp nhận lao động phổ thông, làm việc giản đơn sang nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn và chứng chỉ nghề. Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu hàng năm đưa được 12.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động đã qua đào tạo.

Từ những phân tích trên, ông Nguyễn Gia Liên nhấn mạnh: “Lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những hoạt động có tính chất nhạy cảm, không chỉ liên quan trực tiếp đến người lao động, các doanh nghiệp mà còn liên quan đến các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong nước, quốc tế, đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với nước ngoài.

Do đó, việc thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực này cần phải được quan tâm hơn nữa từ các cấp, các ngành, được sự quản lý của cơ quan chức năng và định hướng theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Thứ trưởng bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: "Chính phủ ứng trước kinh phí để đưa 39 nạn nhân tử vong trong container ở Anh về nước"

Thứ 5, 21/11/2019 | 10:29
Bên hành lang Quốc hội, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Chính phủ sẽ ứng trước kinh phí để đưa các nạn nhân trong vụ 39 người Việt tử nạn trong container ở Anh về nước.

Bộ trưởng bộ LĐ-TB&XH: Đưa người Việt đi lao động nước ngoài đều đảm bảo minh bạch!

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:31
Theo Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), để đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài đều dựa trên bản ghi nhớ về lao động giữa 2 quốc gia. Đồng thời, việc đưa người Việt đi lao động nước ngoài đều đảm bảo minh bạch.

Trung tâm xuất khẩu lao động làm ăn “bát nháo” đề nghị bộ LĐ-TB&XH rút giấy phép

Thứ 3, 05/11/2019 | 14:49
Theo nguyên ĐBQH Trần Ngọc Vinh, hiện nay có quá nhiều trung tâm xuất khẩu lao động, thông tin chưa kịp thời dẫn đến những người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động bị “loạn”.

Bộ LĐ-TB&XH: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 chủ yếu tác động đến chi phí đóng BHXH

Thứ 5, 10/10/2019 | 18:00
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, thực tế doanh nghiệp đang trả cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019 và mức dự kiến điều chỉnh năm 2020, nên việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020 chủ yếu tác động đến chi phí đóng bảo hiểm xã hội.
Cùng tác giả

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:39
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Cùng chuyên mục

Mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ mới nhất năm 2024

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:49
Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu là vấn đề nhiều người thắc mắc khi tham gia giao thông.

Người từ 6 tuổi trở lên phải thu nhận sinh trắc học khi làm căn cước

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:00
Bộ Công an cho biết, từ ngày 1/7, người từ 6 tuổi trở lên phải thực hiện thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt

Đề xuất phạt tới 50 triệu nếu lập hội, nhóm trên mạng vu khống người khác

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:00
Ngày 2/5, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Làm căn cước từ ngày 1/7, có bắt buộc thu thập ADN và giọng nói?

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:28
Nhiều người thắc mắc từ 1/7/2024 khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN, giọng nói không và việc cung cấp thông tin mống mắt sẽ như thế nào?
     
Nổi bật trong ngày

Người từ 6 tuổi trở lên phải thu nhận sinh trắc học khi làm căn cước

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:00
Bộ Công an cho biết, từ ngày 1/7, người từ 6 tuổi trở lên phải thực hiện thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt

Mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ mới nhất năm 2024

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:49
Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu là vấn đề nhiều người thắc mắc khi tham gia giao thông.