Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị phá bỏ: Mỗi dấu tích của quá khứ đều tác động đến hiện tại!

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị phá bỏ: Mỗi dấu tích của quá khứ đều tác động đến hiện tại!

Thứ 4, 12/02/2020 | 12:05
0
PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho rằng, không thể tùy tiện phá bỏ một di tích lịch sử quan trọng như trạm Phát sóng Bạch Mai. Bởi, có những giá trị lịch sử không thể thay thế được, nó là một phần của dân tộc, của thế hệ tương lai.

Mới đây, dư luận xôn xao trước thông tin, một phần trạm Phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao sở Văn hóa, thể thao Hà Nội lập hồ sơ di tích với tòa nhà một tầng của trạm Phát sóng Bạch Mai để bảo tồn ngay trước đó, tòa nhà này đã bị chủ công trình đập bỏ một gian và dỡ gần hết phần mái ngói. Đặc biệt, biển tên bằng tiếng Pháp có nghĩa tiếng Việt là “Trạm vô tuyến điện báo” trên tường của tòa nhà đã bị cạo đi.

Trước sự việc này, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Ngọc Trung (nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển Học viện Báo chí) để tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của trạm Phát sóng Bạch Mai cũng như việc cần phải làm gì trước một di tích lịch sử đang dần bị phá bỏ.

Tin nhanh - Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị phá bỏ: Mỗi dấu tích của quá khứ đều tác động đến hiện tại!

Trạm Phát sóng Bạch Mai bị phá bỏ một phần.

Thưa PGS.TS Phạm Ngọc Trung, những di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với đất nước, nhất là thế hệ tương lai?

Theo tôi được biết, trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Trạm vô tuyến điện này được chính quyền cách mạng sử dụng làm trạm phát sóng phát thanh cho Đài Phát thanh Quốc gia (Trạm Phát sóng Bạch Mai). Nơi đây đã trở thành một di tích lịch sử chứ không còn là trạm phát sóng bình thường.

Khi phát triển đô thị, đôi khi những trạm phát sóng như thế về giá trị sử dụng nó không còn nữa vì chúng ta đã có nhiều trạm phát sóng mới hơn, lớn hơn, công suất cao hơn. Nhưng, không vì thế mà phá bỏ, việc cần làm là nên giữ lại một phần nào đó để tạo thành những kỷ niệm, để thế hệ sau còn biết đây đã từng là đài phát sóng, phát đi những thông tin quan trọng của đất nước.

Phát triển đô thị rất cần diện tích không gian, nhưng có hiện đại cũng nên nhớ quá khứ, lịch sử và đương đại cần gắn bó có mối liên hệ với nhau. Việc giữ lại trạm Phát sóng Bạch Mai hay bất kể di tích lịch sử nào khác cũng để giáo dục muôn đời thế hệ sau nhớ đến lịch sử, nhớ quá khứ. Giữ gìn để cho con cháu mai sau và bảo tồn được hai giá trị chứ không hề ít.

Được biết, trạm Phát sóng Bạch Mai sẽ bị tháo dỡ để thực hiện dự án đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, vậy theo PGS., có phá bỏ một di tích?

Có thể, những người thành lập dự án đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở chưa hiểu hết ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa của trạm phát sóng Bạch Mai. Có lẽ, họ cho rằng đó chỉ là trạm phát sóng nhỏ, không có ý nghĩa gì.

Nhưng thực ra mỗi dấu tích của quá khứ nó cũng tác động đến hiện tại. Nếu như chúng ta lưu giữ những di tích ấy thì sau này mới thấy được rằng chúng ta có một Thủ đô đậm đặc truyền thống văn hóa. Nếu chúng ta bỏ hết đi thì nó sẽ trở thành đơn điệu và không liên tục.

Còn nhớ, trước đây, cầu Long Biên nhiều người cho ý kiến nên phá đi vì nó cũ nhưng thực ra cầu Long Biên cũng là một phần của Hà Nội nên đấu tranh để giữ lại cầu Long Biên hoặc tu bổ nâng cấp cầu cũng là một xu hướng bảo tồn và phát triển. Trạm Phát sóng Bạch Mai có lẽ cũng cần phải được bảo tồn, bởi, phá đi là mất.

Tin nhanh - Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị phá bỏ: Mỗi dấu tích của quá khứ đều tác động đến hiện tại! (Hình 2).

PGS.TS Phạm Ngọc Trung.

Nhiều ý kiến cho rằng, những đề án liên quan đến sự phát triển đô thị nên tham khảo ý kiến của các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử, theo PGS. có nên?

Thứ nhất, trước khi muốn làm gì cần điều tra, khảo sát và quy hoạch xem những di tích nào thuộc cấp quốc gia, cấp thành phố. Thậm chí có những di tích chỉ xem cấp quận huyện nhưng có lúc chúng ta cảm thấy cần nâng cấp lên, có ý nghĩa lịch sử, giáo dục thì cũng nên được xem xét kỹ lưỡng.

Việc điều tra khảo sát, quy hoạch rất quan trọng, từ đó mới có phương án bảo tồn, phát triển và đưa ra cách ứng xử kịp thời, khoa học. Đừng làm theo kiểu ăn đong, đến khi đưa ra ý kiến tranh luận, phản bác thì mới thay đổi như thế vừa không chuyên nghiệp lại tốn kém, phá vỡ kế hoạch.

Tôi cho rằng, bất kỳ đề án nào liên quan đến sự phát triển đô thị cũng nên tham khảo ý kiến của các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử để tư vấn ngay từ đầu. Nên giữ lại những gì là lịch sử. Vì có những cái chúng ta tưởng chừng như rất bình thường nhưng với dân tộc, đất nước và thế hệ tương lai thì vô cùng quan trọng.

Cảm ơn PGS.TS về cuộc trao đổi!

Mai Thu

Ngắm nhìn căn biệt thự trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá hủy

Thứ 2, 16/12/2019 | 20:07
Ngôi biệt thự Pháp cổ và một số công trình cổ thuộc Trạm vô tuyến điện báo ở địa chỉ 128C phố Đại La, được xây dựng từ năm 1912, sẽ bị tháo dỡ do phạm vào quy hoạch của dự án đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở của UBND TP Hà Nội khiến người dân không khỏi xót xa.

Tu bổ, phục hồi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thứ 7, 20/04/2019 | 05:57
Bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trở thành địa điểm giới thiệu và tôn vinh nền giáo dục Việt Nam gắn với các danh nhân, trí thức tiêu biểu của đất nước; giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống hiếu học của cha ông.

Hải Phòng: Di tích lịch sử quốc gia bị mất trộm nhiều cổ vật

Thứ 6, 10/08/2018 | 15:10
Đình Hoàng Châu ở TP.Hải Phòng, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa bị trộm “ghé thăm”, lấy đi nhiều cổ vật có giá trị.
Cùng tác giả

Nghệ sĩ chưa hiểu rõ luật hay e ngại không muốn "làm tới cùng” khi bị "khai tử" trên mạng xã hội?

Chủ nhật, 05/07/2020 | 19:45
Luật sư La Văn Thái cho rằng, việc danh hài Thúy Nga hay một số nghệ sĩ khác từng bị “khai tử” trên mạng xã hội cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng tung tin đồn. Danh hài Thúy Nga nên làm đơn yêu cầu xử lý, thậm chí khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như phòng ngừa cho những người khác.

Băng ổ nhóm chính chưa được diệt tận gốc, dễ lọt lưới và tiếp tục gây họa

Thứ 5, 11/06/2020 | 14:11
Vụ 200 người náo loạn ở Q.Bình Tân, TP.HCM một lần nữa khiến dư luận xã hội lo ngại về hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có quy mô, có thể tập hợp lượng lớn người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, bức xúc dư luận xã hội…

Nguyên tắc sống còn của “hiệp sĩ chống dịch”: “3 diệt” và bao vây dập dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 14:00
Ở tuổi 70, với gần 40 năm gắn bó với chuyên ngành Truyền nhiễm mà ngày nay gọi là chuyên ngành các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới, bác sĩ Ngô việt Hùng đã trải qua không biết bao nhiêu vụ dịch từ lúc mới ra trường. Với ông nghề nghiệp chọn ông chứ không phải do ông chọn.

Cán bộ có con được nâng điểm thi ở Sơn La: “Không quy hoạch, không bổ nhiệm, kiểm điểm có hình thức”

Thứ 4, 09/10/2019 | 07:59
Đó là lời khẳng định của ông Cầm Văn Hoan - Chi cục trưởng cục Kiểm lâm Sơn La khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc sẽ xử lý ông Bùi Minh Hải - cán bộ kiểm lâm có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Sự việc cô giáo liên tục tát học sinh: Không có phương pháp giáo dục không nên làm thầy

Thứ 2, 07/10/2019 | 16:04
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.
Cùng chuyên mục

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Người dân Hải Phòng có thể thưởng thức pháo hoa mỗi dịp cuối tuần

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đồng ý với đề nghị của UBND Tp.Hải Phòng về việc tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp mỗi tối cuối tuần tại đảo Vũ Yên.

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:40
Các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động.

Tỉ lệ đặt phòng khách sạn khả quan dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:40
Theo ghi nhận, đến nay, nhiều khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có lượng khách đặt khá khả quan.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền tại Quảng Yên

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:07
Lực lượng chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, vừa tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền xảy ra trên luồng sông Chanh vào rạng sáng 25/4.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh: Đón gần 7 triệu lượt du khách trong 4 tháng

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:38
Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 4/2024.

Kiên Giang: Miễn nhiệm Phó Chủ tịch, bầu bổ sung Uỷ viên UBND tỉnh

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:05
Ngày 26/4, HĐND tỉnh Kiên Giang tổ chức Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) tiến hành miễn nhiệm chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bầu bổ sung chức danh Uỷ viên UBND tỉnh.