Hàng hóa thi nhau 'đội giá' đợi Tết về

Hàng hóa thi nhau 'đội giá' đợi Tết về

Thứ 5, 17/01/2013 | 09:05
0
Mặc dù cơ quan quản lý Nhà nước đã từng tuyên bố giá các loại hàng hoá và thực phẩm dịp Tết Quý Tỵ không có biến động lớn, tuy nhiên, ngay sau thời điểm Tết dương lịch, diễn biến thực tế của thị trường đã gần như trái ngược hoàn toàn với dự đoán ban đầu...

Diễn biến đáng chú ý

Nhằm cung cấp những thông tin về giá cả của các mặt hàng trong dịp Tết tới bạn đọc, đặc biệt giá cả các mặt hàng thực phẩm nhóm PV đã có một chuyến thị sát tại thị trường của nhiều thành phố lớn. Ghi nhận của chúng tôi tại thị trường Hà Nội, hiện nay một số mặt hàng đang có xu hướng tăng. Đặc biệt từ thời điểm sau Tết dương lịch, giá thực phẩm đang tăng mạnh.

Khảo sát tại các khu chợ trung tâm ở Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân (Hà Nội) cho thấy, giá của một số loại rau đang tăng. Trong đó, rau muống giá từ 4.000 đồng/bó tăng lên 6.000- 7.000 đồng/bó, cải ngọt, giá 12.000 đồng/kg trước đây nay lên 18.000 đồng/kg, cải thảo 12.000 đồng/kg đã tăng ở mức 16.000 đồng/kg. Súp lơ xanh tăng giá từ 10.000 đồng/cây lên 15.000 đồng/cây... Một điều khiến người tiêu dùng băn khoăn chính là thời điểm hiện tại, các mặt hàng rau vụ đông đang bước vào mùa vụ thu hoạch, hàng hóa dồi dào nhưng thực tế, giá của chúng vẫn nhảy "tưng tưng" không thua kém bất kỳ một sản phẩm rau nào khác.

Ngoài rau xanh, nhiều loại thực phẩm cũng có xu hướng tăng mạnh. Hải sản như tôm, cua, cá, ngao... đều tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Thịt lợn tuỳ loại có mức tăng khác nhau, lợn mỡ tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Nạc thăn từ 90.000 đồng/kg lên 100.000 đồng/kg. Sườn thăn tăng từ 80.000 đồng/kg lên 90.000 - 95.000 đồng/kg. Thịt bò cũng nhảy vào cuộc đua tăng giá, so với tuần trước  giá đã cao hơn so 10.000 đồng/kg. Hiện tại, bắp bò giá giao động từ 220.000 - 250.000 đồng/kg... Nhiều tiểu thương cho rằng, so với những năm trước, năm nay lượng thịt, cá bán ra dịp này không tăng hơn, nhưng ngược lại mức giá cao hơn khá nhiều. Chỉ tính nhẩm đủ thấy giá cả các sản phẩm thực phẩm thiết yếu đã tăng giao động từ 5% - 40%,  đơn cử trứng gà ta giá tăng gấp đôi.

Tiêu dùng & Dư luận - Hàng hóa thi nhau 'đội giá' đợi Tết về

Giá nhiều mặt hàng tăng mạnh

Giống như Hà Nội, thị trường TP.HCM cũng đang trong xu thế tăng giá. Theo ghi nhận của PV, mức tăng giá mạnh nhất là thịt lợn, gà. Theo khảo sát, giá thịt lợn tăng 7.000 - 10.000 đồng/kg so với trước đó 10 ngày. Thịt gia cầm cũng tăng giá khá mạnh: Gà tam hoàng 70.000 - 80.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 - 8.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với Hà Nội, các loại thịt bò tăng giá ít hơn. Cụ thể, thịt bò thăn 220.000 đồng/kg; thịt bắp bò 200.000 đồng/kg; thịt bê 200.000 đồng/kg. Trong khi giá của một số mặt hàng rau vẫn ổn định, như cải thảo có giá 14.000 đồng/kg. Rau muống 4.000 đồng/bó. Cải xanh 10.000 đồng/kg. Cải ngọt 12.000 đồng/kg...

Trước hiện tượng nhiều mặt hàng tăng giá đột biến trong những ngày qua, nhiều bà nội trợ đã tỏ ra lo lắng trước viễn cảnh giá cả đắt đỏ. Trao đổi với chúng tôi, chị Dương Thu Minh (Đống Đa, Hà Nội) tâm sự, lương hai vợ chồng một tháng 8 triệu đồng, tiền thuê nhà mất 2, 5 triệu đồng, tiền học cho con 2 triệu đồng, còn lại 3,5 triệu đồng. Cứ đà tăng này đến lúc rau cũng không có mà ăn. Cũng đồng tình với chị Minh, bà Thoan cho rằng, tuổi già không kiếm đâu ra tiền, ở nhà phục vụ con cháu thấy giá cả tăng lên chóng mặt bà có cảm giác đồng tiền đang thực sự mất giá.

Cần một "nhạc trưởng" điều hành giá

Sự tăng giá đột ngột của nhiều mặt hàng thực phẩm trong hai tuần trở lại đây cho thấy, áp lực tăng giá dịp Tết đã lên rất cao. Thực trạng này dường như đã trở thành quy luật. Mặc dù cơ quan ban ngành đang tìm mọi cách phối hợp để “ghìm cương” nhưng thực chất đã có nhiều mặt hàng tăng mạnh thậm chí các mặt hàng tươi sống như  rau xanh, hoa quả phục vụ Tết sẽ tăng khoảng 20 - 30% so với ngày thường.

Để giải thích cho hiện tượng này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, lượng hàng chuẩn bị Tết trong kế hoạch chỉ đáp ứng đủ 30% nhu cầu của thị trường. Trong khi 70% lượng hàng hóa, thực phẩm phục vụ Tết vẫn nằm ở thị trường tự do. Do đó, giá cả vẫn do thị trường tự do quyết định. Chính điều này phản ánh sự thực mặc dù đã được trù liệu từ giữa năm nhưng đến gần Tết nhiều mặt hàng vẫn hiển nhiên tăng giá.

Bàn về thực trạng này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc thực phẩm tăng giá những ngày qua bắt nguồn từ hai yếu tố. Thứ nhất là do thời tiết lạnh nên lượng hàng cung cho thị trường sụt giảm. Thứ hai, công tác chống hàng lậu được triển khai quyết liệt nên mất đi một nguồn cung tương đối lớn. Trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết tăng mạnh nên việc tăng giá bắt nguồn từ hiện tượng cung không đủ cầu. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, đây chỉ là hiện tượng tức thời, nó không phản ánh đúng với thực tế cung cầu hiện nay trên thị trường.

Về nguyên nhân, ông Phong cho rằng có tác động lớn đến giá cả của một số mặt hàng thực phẩm đột ngột tăng giá chính là "thủ thuật" đẩy giá của tiểu thương. Vị chuyên gia này khẳng định, hiện nay các sản phẩm của người nông dân đến tay người tiêu dùng qua quá nhiều khâu trung gian. Cứ một trung gian người ta lại đội giá lên để kiếm lời. Thực tế, các sản phẩm rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm ở nhiều chợ đầu mối vẫn giữ được sự ổn định nhưng khi vào trung tâm lại trở nên đắt đỏ. Thậm chí có nhiều sản phẩm rau đắt hơn 2 lần.

Cuộc chơi trên thị trường đang bị các thương nhân thao túng, người nông dân, chủ của các sản phẩm và người tiêu dùng đang chịu cảnh "làm giá" một cách trắng trợn. Hiện tượng, được mùa mất giá, được giá mất mùa, thời tiết biến động một chút giá cả tăng chóng mặt. Hiện tượng này tồn tại nhiều năm nay nhưng gần như không có biến chuyển nào.

Vị chuyên gia này cho rằng, về lâu dài để giải quyết được thực trạng này cần một biện pháp vĩ mô mà trách nhiệm thuộc về các cơ quan chức năng điều hành thị trường giá cả, cao nhất chính là Chính phủ. Công tác phân phối cần được chú trọng, phải được tổ chức bài bản có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và nhà phân phối. Khuyến khích người dân tăng gia sản xuất... Còn trước mắt, người tiêu dùng nên biết cách mặc cả sản phẩm, không nên để tiểu thương tha hồ hét giá trên trời.

Đồng quan điểm, ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội  nhấn mạnh, nên chăng cần xem lại cách làm hiện nay để tạo sự gắn kết bền vững giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Còn nếu chỉ hô hào: "Sẽ bình ổn thị trường, sẽ cân đối cung cầu... như lâu nay mãi không giải quyết được tận gốc vấn đề. Chúng ta đang thiếu một "nhạc trưởng" điều hành thị trường dịp Tết".

Công tác quản lý còn nhiều khuyết điểm

Ông Vũ Vinh Phú cho rằng, cần thiết phải tạo được mối liên kết bền vững giữa nông dân và nhà phân phối. Hiện tại, chúng ta chưa thể liên kết được giữa các nhà phân phối với nông dân. Khi mà  sản phẩm người nông dân làm ra phải qua nhiều tầng nấc mới đến được tay người tiêu dùng thì vẫn còn tình trạng giá cả được nâng lên, hạ xuống tuỳ hứng. Đây là khuyết điểm lớn trong công tác quản lý thị trường giá cả hiện nay của Nhà nước.

Như Hải - Anh Văn

Mặt hàng sữa tăng giá, nhiều 'sữa bột mới' xuất hiện

Thứ 4, 16/01/2013 | 08:41
Ghi nhận thị trường sữa bột đầu năm cho thấy hầu hết các loại sản phẩm đều được các đơn vị sản xuất cũng như nhập khẩu đổi thành sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung...

Hàng Tết, điệp khúc tăng giá không thể... té nước theo mưa?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Hiện tại, dù nhu cầu mua sắm của người dân vẫn chưa cao nhưng ở nhiều chợ các mặt hàng thiết yếu đã đua nhau tăng giá. Tuy nhiên, với một năm kinh tế còn khó khăn, yếu tố tư thương "đẩy giá" theo hiệu ứng Tết để ...té nước theo mưa năm nay có vẻ không dễ dàng gì...

Thời tăng giá dân công sở "oằn mình" đi làm thêm...

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Để trang trải chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang, nhiều người ngoài thời gian làm việc ở cơ quan còn làm thêm một số công việc khác để mong có thêm thu nhập.
Cùng chuyên mục

Nhiều xe ô tô kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:00
Tại Tp.Đà Nẵng, chỉ trong tháng 1 có 9.406 ô tô kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, tháng 2 là 10.428 xe và tháng 3 là 11.801 xe.

Quảng Nam truy thu hàng trăm triệu tiền điện

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:46
Ngày 4/5, theo Công ty Điện lực Quảng Nam, trong 3 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã truy thu 338 triệu tiền điện.

Thu hồi và tiêu huỷ mỹ phẩm Bích Cao White

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:55
Cục Quản lý Dược vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm do Công ty TNHH Bích Cao White và Công ty TNHH TM & DV Hải Tâm sản xuất.

Quảng Ninh: Các trạm thu phí đường bộ đồng loạt tăng giá 18%

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Các trạm thu phí đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm BOT Bạch Đằng, BOT Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tăng giá vé từ 4/5.

Tp.HCM: Sức mua hạn chế, nỗ lực bình ổn giá để kích cầu tiêu dùng

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:30
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng trưởng còn khiêm tốn nên Tp.HCM tìm cách thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế.
     
Nổi bật trong ngày

Nhiều xe ô tô kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:00
Tại Tp.Đà Nẵng, chỉ trong tháng 1 có 9.406 ô tô kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, tháng 2 là 10.428 xe và tháng 3 là 11.801 xe.

Thu hồi và tiêu huỷ mỹ phẩm Bích Cao White

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:55
Cục Quản lý Dược vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm do Công ty TNHH Bích Cao White và Công ty TNHH TM & DV Hải Tâm sản xuất.

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Quảng Nam truy thu hàng trăm triệu tiền điện

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:46
Ngày 4/5, theo Công ty Điện lực Quảng Nam, trong 3 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã truy thu 338 triệu tiền điện.

Tp.HCM: Sức mua hạn chế, nỗ lực bình ổn giá để kích cầu tiêu dùng

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:30
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng trưởng còn khiêm tốn nên Tp.HCM tìm cách thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế.