Mỹ cho xuất ngoại chiếc máy bay gây tranh cãi

Mỹ cho xuất ngoại chiếc máy bay gây tranh cãi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
0
Những chiếc Osprey đầu tiên của Mỹ đã rời căn cứ Iwakuni để tới căn cứ không quân Futenma thuộc tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền và dân địa phương.

Máy bay chiến đấu tiên tiến

Theo kế hoạch ban đầu, các máy bay Osprey dự kiến được đưa tới căn cứ Futenma trong ngày 28/9. Nhưng kế hoạch di chuyển đã bị hoãn lại do một trận bão mạnh đổ bộ vào Nhật Bản.

Osprey là sản phẩm sinh ra từ thất bại của cuộc giải cứu con tin Mỹ ở Iran vào năm 1980. Sau thất bại đó, quân đội Mỹ đã nảy sinh nhu cầu phải có một loại máy bay mới không chỉ có thể cất cánh thẳng đứng mà còn có thể mang theo rất nhiều lính chiến đấu di chuyển với tốc độ cao.

Thế giới - Mỹ cho xuất ngoại chiếc máy bay gây tranh cãi

Một chiếc Osprey đang chuyển vị trí của động cơ từ phương thẳng đứng sang nằm ngang để di chuyển với tốc độ cao.

Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu triển khai Dự án máy bay thử nghiệm cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (JVX) vào năm 1981. Nhiều công ty như Aérospatiale, Bell Helicopter, Boeing Vertol, Grumman, Lockheed và Westland đã tỏ ra hứng thú với dự án. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Boeing thắng thầu vào năm 1983.

Chiếc máy bay do công ty thiết kế và chế tạo được đặt tên chính thức V-22 Osprey vào ngày 15/1/1985. V-22 Osprey được đánh giá là một vũ khí tiên tiến, kết hợp hoàn hảo giữa máy bay trực thăng và máy bay cánh bằng. Chiếc máy bay này có tính năng vượt trội là khi lên độ cao thích hợp so với mặt đất, động cơ máy bay vốn ở vị trí giống các máy bay trực thăng thông thường sẽ xoay xuống song song với mặt đất giống các máy bay phản lực cánh quạt.

Sự biến đổi này khiến Osprey có tầm hoạt động rộng, tốc độ cao và khả năng vận hành linh hoạt. Thêm nữa, hai cánh quạt của nó có thể gấp lại gọn gàng, giúp thuận tiện trong việc bảo quản và triển khai trên tàu sân bay.

Theo thiết kế, V-22 có thể chở 24 quân chiến đấu cùng với 9.072 kg hàng hóa và tốc độ bay lớn gấp đôi máy bay trực thăng bình thường. Osprey được trang bị súng máy M240, súng nòng xoay đạn 7.62mm và một tháp pháo gắn phía bụng để sử dụng trong các trường hợp phải chiến đấu. V-22 được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2007 trong cuộc chiến ở Iraq.

"Sản phẩm" chưa... hoàn hảo

Mặc dù hiện đại và mang nhiều đặc điểm ưu việt nhưng trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm từ năm 1991-2000, Osprey lại gây nhiều tai nạn khác nhau làm 30 người thiệt mạng. Gần đây nhất, một chiếc MV-22 Osprey đã bị rơi ở Morocco làm 2 lính Mỹ thiệt mạng. Tới tháng 6, thêm 1 chiếc Osprey nữa lại rơi ở bang Florida khiến 5 người bị thương.

Mối quan ngại về an toàn đối với loại máy bay này ngày càng tăng cao khi mới đây một chiếc Osprey phải hạ cánh khẩn cấp với nguyên nhân được cho là trục trặc động cơ tại khu căn cứ quân sự ở Bắc Carolina.

Mặc dù lực lượng Lính thủy đánh bộ nói rằng Osprey là phương tiện bay trang bị cánh quạt có tỉ lệ an toàn cao nhất của họ, tuyên bố này vẫn không làm yên lòng người dân Nhật Bản, đặc biệt là cư dân Okinawa. Chính quyền thành phố Ginowan, nơi có căn cứ Futenma, và tỉnh Okinawa luôn phản đối và đã đề nghị Chính phủ xem xét lại kế hoạch triển khai máy bay Osprey tại căn cứ Futenma.

Tỉnh trưởng Okinawa Nakaima Hirokazu cho rằng không nên triển khai kế hoạch khi chưa giải quyết được mối lo ngại của người dân địa phương về sự an toàn của những máy bay này.

Từ sớm ngày 1/10, người dân ở Okinawa đã tập trung trước căn cứ Futenma để phản đối việc triển khai máy bay MV-22 Osprey. Cảnh sát và lực lượng an ninh đã được huy động để giải tán các đám đông phong tỏa cả 3 cửa chính dẫn vào căn cứ không quân.

Đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình với cảnh sát làm 4 người bị thương nhẹ. Nhưng bất chấp sự phản đối, quân đội Mỹ vẫn có kế hoạch hoàn tất việc di chuyển 12 máy bay Osprey và bắt đầu vận hành đầy đủ vào tháng 10 theo đúng kế hoạch.

Thảo Nguyên (Theo AP)


Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.