Mỹ hướng vào các lợi ích quan trọng tại châu Á

Mỹ hướng vào các lợi ích quan trọng tại châu Á

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
0
“Tôi tin tưởng rằng khoảng 60% 65% dòng chảy thương mại Mỹ giờ đây chảy qua Thái Bình Dương và tương phản với dòng chảy thương mại qua Đại Tây Dương", chuyên gia phân tích người Mỹ Lampton nhận định.

Liên quan tới cuộc họp tại Bali, Indonesia vào cuối tuần này và hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới, một chuyên gia của Mỹ cho rằng: Mỹ đang chuyển các chính sách ngoại giao của mình từ các cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Irắc hướng vào khu vực châu Á, nơi mà nền kinh tế và các mối quan tâm chiến lược của họ đang gia tăng.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bộc lộ rõ ràng quan điểm cho rằng cuộc chiến tại Irắc đã kết thúc và quá trình chuyển giao tại Afghanistan đã bắt đầu. Mỹ đang hướng chính sách ngoại giao tới châu Á – Thái Bình Dương, khẳng định rằng thế kỷ 21 sẽ là “kỷ nguyên Thái Bình Dương” của nước Mỹ.

Thế giới - Mỹ hướng vào các lợi ích quan trọng tại châu Á

Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á

“Tôi tin tưởng rằng khoảng 60% - 65% dòng chảy thương mại Mỹ giờ đây chảy qua Thái Bình Dương và tương phản với dòng chảy thương mại qua Đại Tây Dương. Giống như Ngoại trưởng Mỹ đã nói, chúng ta đang hướng về Thái Bình Dương, nơi mà nền kinh tế và các mối quan tâm chiến lược của chúng ta đang ngày càng gia tăng”, chuyên gia phân tích người Mỹ Lampton nhận định.

Hiện nay, châu Á đang là ngôi nhà của hơn 50% hoạt động kinh tế thế giới và “trung tâm chiến lược và kinh tế của thế giới” sẽ là châu Á – Thái Bình Dương.

Tương phản với nền tảng ngày càng phát triển của châu Á, Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 19 và một loạt các cuộc họp bên lề sẽ được tổ chức tại Bali, Indonesia từ thứ Ba tới thứ Bảy tuần này. Đây là thời điểm các nhà lãnh đạo hàng đầu của các quốc gia Đông Nam Á tham gia đối thoại được hy vọng là sẽ thảo luận các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Kể từ đầu năm 2009 đến nay, chính quyền ông Obama đã công khai bày tỏ chiến lược quay trở lại khu vực châu Á của mình trong một nỗ lực nhằm duy trì vị thế đứng đầu của Mỹ trong cả lĩnh vực an ninh và kinh tế tại châu Á. Với những nỗ lực nhằm thích ứng với các vấn đề của châu Á, Tổng thống Obama sẽ là vị tổng thống Mỹ đầu tiên quan tâm tới Hội nghị thượng đỉnh ASEAN.

Khi được hỏi về việc các quốc gia có thể hợp tác như thế nào để có thể giữ được sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực, ông Lampton lưu ý rằng thương mại khu vực là một phương thức tốt, và ông đã viện dẫn Trung Quốc như một ví dụ điển hình khi thúc đẩy thỏa thuận thương mại đa phương ASEAN cộng 3.

“Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên tiếp tục việc xây dựng một hệ thống thương mại khu vực mang tính tự do bởi khi mà tất cả chúng ta có mối liên kết kinh tế với nhau, tôi nghĩ rằng nó sẽ giảm bớt các cuộc xung đột ở mức độ cao”, ông nói.

Quả thực, Trung Quốc - quốc gia đã thành công trong việc nâng cao sự hòa nhập kinh tế và tự do thương mại khu vực - giờ đây là một đối tác thương mại lớn nhất của khối ASEAN, với tổng thương mại hai chiều lên tới 293 tỷ đô la trong năm 2010.

Liên quan tới các điều khoản về an ninh và chiến lược, ông Lampton chỉ ra rằng, điều quan trọng nhất của việc đưa Trung Quốc tham gia vào một “cấu trúc hợp tác an ninh nhiều mặt hơn tại châu Á”, nơi mà Trung Quốc đóng vai trò như một “thành viên” thay vì được đối đãi như một “mục tiêu”.

Ông Lampton cho rằng, bất kỳ tổ chức nào có thể thực hiện được các nhiệm vụ này sẽ là một lực lượng then chốt tại khu vực châu Á.

Chí Thành


Tag: Châu Á
Cùng chuyên mục

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.