Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được

Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được

Thứ 7, 13/07/2019 | 10:15
1
Theo các chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu, mức độ ô nhiễm sông Tô Lịch nhận định, việc đề xuất “cống hóa” sẽ mất nhiều hơn được.

Tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của HĐND TP Hà Nội ngày 8/7, Bí thư quận Hoàn Kiếm, ông Dương Đức Tuấn đề nghị thành phố xem xét "cống hoá" với một số sông có tính chất kênh, mương thoát nước như Tô Lịch, Kim Ngưu vì cho rằng sẽ góp phần giảm thiểu việc xả thải, tăng thêm không gian công cộng, cây xanh và hạ tầng giao thông.

Môi trường - Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được

Việc đề xuất “Cống hóa” sẽ mất nhiều hơn được.

Liên quan đến vấn đề này, GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ, nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết:  “Việc đề xuất “cống hoá” sông Tô Lịch của Bí thư quận Hòa Kiếm, theo tôi, cái được duy nhất chính là có thêm diện tích hạ tầng giao thông đi lại cho người dân.

Tuy nhiên cái không được nhiều hơn, tôi lấy ví dụ ở các nước trên thế giới cũng có rất nhiều kênh, mương chảy qua trung tâm và họ trân trọng điều đó. Vì thế, theo tôi chúng ta phải giữ bằng được dòng sông Tô Lịch và tìm mọi cách cứu lấy nó. Trước đây chúng ta chưa đô thị hoá thì nước sông rất trong và thơ mộng, tuy nhiên hiện nay không chỉ sông Tô Lịch mà rất nhiều sông khác chỉ có nhiệm vụ vận chuyển nước thải hơn là điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan đô thị”.

GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ giải thích thêm: “Nhiều chuyên gia có ý kiến cho rằng, giải pháp lâu dài giúp sông Tô Lịch "hồi sinh" là cần thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lý, nạo vét bùn tầng đáy, sau đó lắp đặt trạm bơm công suất lớn để dẫn nước tạo dòng chảy.

Tuy nhiên, chúng ta đang tiến hành xây dựng nhà máy nước thải tại Hà Nội, đã có gần 4 năm để xây dựng nhà máy và đang gặp nhiều khó khăn, đến nay mới chỉ hoàn thiện, một số nhà máy cũng mới chỉ giải phóng được mặt bằng. Việc đưa vào sử dụng cần thời gian dài, và kinh tế sẽ tốn rất nhiều”.

Môi trường - Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được (Hình 2).

GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ, nguyên Viện trưởng Viện kỹ thuật nước và công nghệ môi trường thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam kiêm Trưởng ban Cộng đồng và Phát triển bền vững.

“Chúng tôi cũng đã theo dõi từ đầu khi đặt công nghệ Nano đến giờ, vấn đề lớn chính là kinh tế, qua các số liệu chuyên gia Nhật Bản cung cấp về hiệu quả ứng dụng công nghệ Nano, cá nhân tôi nhận thấy, công nghệ này có triển vọng, lượng bùn đã giảm từ 90cm đã xuống 40cm trong vòng 1 tháng. Đã giải quyết 2 vấn đề, nước thải chảy qua sông Tô Lịch, và lượng bùn dày tại đáy sông. Tôi cho rằng như thế này là đáng khả thi, nhưng tôi mong muốn sẽ được nhân rộng không chỉ sông Tô Lịch mà còn rất nhiều sông khác quanh TP. Hà Nội”, vị giáo sư này cho biết.

Đồng quan điểm trên, GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên nước Việt Nam nói: “Trước hết, muốn đưa sông Tô Lịch muốn trở lại như ngày xưa, chúng ta cần giải quyết vấn đề mùi, nguồn nước và lượng bùn”.

 TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cũng phân tích: “Sông Tô Lịch không có nước cấp, tốc độ dòng chảy, tiếp nhận 280 cống thì không còn gọi là con sông nữa. Việc đưa nước từ nơi khác vào sông chỉ hiệu quả sau khi chúng ta làm sạch ô nhiễm bên trong sông, sau đó sông Tô Lịch mới tiếp nhận nước để tăng lượng nước và tạo dòng chảy, nâng mực nước lên... để dòng sông chết được hồi sinh”.

Môi trường - Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được (Hình 3).

TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản.

Xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch: Làm ảnh hưởng đến việc lấy mẫu công nghệ Nano Nhật Bản

Hữu Thắng- Di Hân

[Chùm ảnh] Sông Tô Lịch sau khi tiếp nhận 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây

Thứ 4, 10/07/2019 | 15:25
Dự kiến, sau khi đón nhận hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây, sông Tô Lịch sẽ được "thau rửa", sạch hơn.
Cùng tác giả

Kết quả giải trình tự gene Covid-19 của người Nhật tử vong tại Hà Nội

Thứ 4, 24/02/2021 | 14:55
Bộ Y tế giải trình tự gene cho thấy trường hợp bệnh nhân Nhật Bản tử vong thuộc nhóm lần đầu phát hiện tại Việt Nam.

Hà Nội: Dừng lễ hội Chùa Hương Tết Tân Sửu

Thứ 7, 13/02/2021 | 17:52
Để phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách tốt nhất, huyện Mỹ Đức đã cho dừng tổ chức hoạt động lễ hội chùa Hương trong dịp Tết Tân Sửu này.

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra đột xuất công tác chống dịch

Thứ 2, 01/02/2021 | 09:33
Tối 31/1, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra đột xuất công tác chống dịch Covid-19 tại quận Nam Từ Liêm.

Hà Nội: Thêm một người dương tính Covid-19 ở quận Nam Từ Liêm

Thứ 7, 30/01/2021 | 10:33
Hà Nội sáng 30/1 có thêm một người dương tính với Covid-19, là người từ Hải Dương về.

Hà Nội báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0

Thứ 5, 28/01/2021 | 14:09
Trung tâm Y tế quận Tây Hồ vừa có báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0 ở phường Tứ Liên, tính đến trưa 28/1.
Cùng chuyên mục

Quảng Trị: Hàng trăm người chung tay làm sạch môi trường biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Hơn 250 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tham gia và lan tỏa chiến dịch làm sạch môi trường biển.

Đà Nẵng: Hàng loạt bãi tập kết rác xà bần không phép ở khu đô thị

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:31
Rác thải, xà bần gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Hải Phòng: Cả trăm tấn rong biển “bủa vây” bãi biển Đồ Sơn

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:59
Hiện cơ quan chức năng địa phương đang khẩn trương dọn lượng rong biển, ước tính lên tới cả trăm tấn, trôi dạt vào khu vực bãi biển Đồ Sơn, Tp.Hải Phòng.

Quảng Ninh: Thu gom, xử lý hơn 1.500 m3 rác thải tại vịnh Hạ Long

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:57
Số rác thải này chủ yếu là phao xốp, bè mảng hỏng, túi nilong ở ven bờ và trôi dạt trên vịnh Hạ Long được chính quyền Tp.Hạ Long và Ban Quản lý Vịnh thu gom, xử lý.

Tạm dừng làm mặt bằng tập kết rác vì 100 người dân dựng rạp phản đối

Thứ 2, 22/04/2024 | 16:00
Huyện Cẩm Thủy đã yêu cầu dừng thi công mặt bằng bãi tập kết và trung chuyển rác thải tại xã Cẩm Bình để tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ, đồng thuận.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Trị: Hàng trăm người chung tay làm sạch môi trường biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Hơn 250 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tham gia và lan tỏa chiến dịch làm sạch môi trường biển.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.