Nghề gác chắn tàu và những câu chuyện “khóc không thành tiếng”

Nghề gác chắn tàu và những câu chuyện “khóc không thành tiếng”

Thứ 2, 21/08/2017 | 13:00
0
Bất kể mưa giông, gió rét những người làm công việc gác chắn đường tàu vẫn ngày đêm lặng lẽ, miệt mài bên những thanh gác chắn, đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu tới trạm kế tiếp bình an.

Những nhọc nhằn chưa kể phía sau nghề gác chắn tàu

Ghé thăm trạm chắn tàu Linh Đàm (Hà Nội), chúng tôi bắt gặp hai nhân viên kéo tấm barie chắn ngang con đường, đứng làm hiệu để các phương tiện dừng lại. Một lúc sau, họ trở lại khuôn mặt đẫm mồ hôi, dù thế ai cũng nở một nụ cười thật tươi.

Gia đình - Nghề gác chắn tàu và những câu chuyện “khóc không thành tiếng”

Nhân viên chạm gác chắn Linh Đàm đang làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và an toàn cho mỗi chuyến tàu đi qua.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Vũ Văn Biển (SN 1975, quê Thái Bình), tổ trưởng trạm chắn gác tàu Linh Đàm, cho biết anh có rất nhiều câu chuyện, nỗi trăn trở về nghề.

“Tôi theo nghề gác chắn tàu tính đến nay cũng được 22 năm, suốt thời gian đó tôi cũng đã có những kỷ niệm khó quên. Mỗi khi nghĩ lại, tôi cảm thấy phục chính mình vì có thể theo nghề được lâu năm đến vậy”, anh Biển cho biết.

Theo lời anh Biển, nghề chắn gác tàu là một nghề vất vả, nếu là người không yêu nghề thì sẽ không thể nào trụ lại được. Anh Biển nói: “Hiện nay nhân viên trạm gác được bố trí luân phiên làm ca ngày và ca đêm. Một tháng có 30 ngày thì chúng tôi làm 34-36 ca, đồng nghĩa với việc không có lấy một ngày nghỉ trọn vẹn (bao gồm cả lễ tết). Là đàn ông còn đỡ, chỉ thương các chị em phụ nữ gác chắn tàu phải thức thâu đêm”.

Gia đình - Nghề gác chắn tàu và những câu chuyện “khóc không thành tiếng” (Hình 2).

Anh Biển đã có thâm niên 22 năm trong nghề gác chắn tàu.

Vừa nói anh Biển vừa chỉ tay vào người phụ nữ bên cạnh, chị đang tranh thủ nghỉ ngơi sau khi đoàn tàu vừa chạy qua. Tiếp lời anh Biển, chị Vũ Thị Huyền (SN 1991, quê Hải Dương) cho hay, chị đã theo nghề được 5 năm.

 “Suốt 5 năm qua, không ít lần tôi trăn trở liệu có nên bỏ nghề, vì quá áp lực, quá vất vả. Nhiều hôm, trời mưa cũng như trời nắng, vẫn phải chăm chăm đứng cạnh thanh gác để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có hôm, thiếu nhân viên thay ca, tôi phải tham gia trực liên tục... Vì cứ cố, nên sức khỏe của tôi giảm sút rất nhiều”, chị Huyền tâm sự.

Cũng theo chị Huyền, mỗi ca trực kéo dài 12 tiếng, trung bình có khoảng 25-30 chuyến tàu ngược xuôi. Những chuyến tàu chạy không cố định, có hôm chạy vào ban đêm nên những người đứng gác như chị phải tập trung cao độ, không được lơ là.

 “Vì đặc thù công việc nên khi làm ca đêm, tôi cũng như nhiều nhân viên khác phải thức trắng, có những lúc buồn ngủ quá thì pha trà đặc, uống cà phê hoặc đi vào nhà vệ sinh rửa mặt để giữ mình luôn tỉnh táo”, chị Huyền cho biết thêm.

Không dừng lại ở việc thời gian áp lực, gò bó mà những người làm nghề gác chắn tàu cũng gặp phải những câu chuyện “khóc không thành tiếng”.

Chị Nguyễn Thị Minh Lý (SN 1971, Hà Nội), hiện đang làm tại trạm chắn Đại Từ (Hà Nội) có thâm niên 18 năm trong nghề. Thế nhưng, mỗi khi nhắc về những tình huống mà chị đã gặp phải trong quá trình công tác, người phụ nữ này chỉ biết ngậm ngùi.

Bởi, với chị và những nhân viên gác chắn tàu, điều e ngại nhất là ý thức chấp hành luật lệ giao thông, cách cư xử, thái độ của người đi đường nhiều khi chưa có văn hóa.

Chị Minh Lý bộc bạch: “Công việc của chúng tôi là đảm bảo an toàn cho đường sắt, đồng nghĩa với việc bảo đảm sự an toàn của người đi đường. Thế nhưng, đôi khi những người đi đường lại không hiểu được điều đó.

Chuyện người dân lách qua barie để sang đường xảy ra thường xuyên, có lần tôi nhắc nhở thì bị những người tham gia giao thông thiếu ý thức quay sang văng tục, chửi bậy, khi ấy tôi không biết nói gì hơn”.

Gia đình - Nghề gác chắn tàu và những câu chuyện “khóc không thành tiếng” (Hình 3).

Chị Minh Lý bộc bạch nỗi lòng với PV báo Người Đưa Tin.

Với chị Minh Lý việc bị “ăn chửi” xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Có người sau khi văng tục, không thấy chị nói gì, họ chửi to hơn, thậm chí nói chị bị câm, bị điếc. Dù thế, chị vẫn im lặng nhẫn nhịn.

Chị kể: “Tôi coi như mình bị câm, bị điếc thì mọi việc đều êm xuôi, nếu như tôi nổi cáu hay cãi lý với họ thì lại xảy ra xô xát, cãi vã. Điều đó thì không hay một chút nào”.

Chưa dừng lại ở đó, một đồng nghiệp của chị còn bị người đi đường hành hung, dùng gậy đánh bị thương chỉ với lý do ngăn không cho người đó sang đường khi đoàn tàu đang đi tới.

(Còn nữa)

Thanh Lam – Nguyễn Lâm

Chuyện nghề 37: Đầu bếp là sự kết hợp của nghệ sĩ và vận động viên

Thứ 2, 07/08/2017 | 10:00
Nói về những góc khuất trong nghề, anh An cho hay, việc chủ nhà hàng copy công thức của những đầu bếp giỏi là điều không tránh khỏi. Vì thế anh thường phải học hỏi và tìm ra những công thức mới để không bị tụt lại so với các đầu bếp khác.

Chuyện nghề 35: Làm MC đâu có sướng

Thứ 4, 02/08/2017 | 18:45
Nhiều người cho rằng, nghề MC nhàn nhã, “hái ra tiền” nhưng có theo nghề mới hay làm MC đâu có sướng, nhiều khi còn phải chịu tiếng oan ức.

Chuyện nghề 34: Nghề MC giống như một ly cocktail

Thứ 2, 31/07/2017 | 19:00
Mọi người thường quan niệm nghề truyền hình là “làm dâu thiên hạ”. Và với những người làm MC, nghề này cũng giống như một ly cocktail – có vị cay nồng của rượu, vị ngọt ngào của hoa quả và sự phức tạp khi pha trộn.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.