Nghề gánh nước mướn ở Sài thành xưa

Nghề gánh nước mướn ở Sài thành xưa

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
0
Bây giờ ở TP.HCM, người ta không còn thấy những chiếc thùng thiếc có gắn thêm cọng dây kẽm dài để xỏ vào cái đòn gánh nữa. Bởi những dụng cụ đó đã bị bỏ vào một góc kí ức của miền sâu thẳm vì cái nghề gánh nước mướn đã bị lãng quên từ lâu lắm rồi.

Gánh nước mướn chẳng phải là nghề cao sang, cũng không ai nghĩ làm nghề này để giàu có, mà chỉ mong có đủ hai bữa cơm cho qua ngày. Đa phần những người làm nghề gánh nước mướn đều là những lao động nghèo ở tứ xứ lang bạt đến Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Họ sống quây quần trong những xóm nghèo, hễ nhà nào cần nước thì chở đến. Vốn liếng của người gánh nước mướn cũng chẳng có gì ngoài sức lao động.

Pháp luật - Nghề gánh nước mướn ở Sài thành xưa

Thuở ấy, ở Sài Gòn chưa có hệ thống nước kéo vào tận nhà. Đồng hồ nước vào thời điểm đó là một thứ xa xỉ. Nó chỉ có trong các doanh trại quân đội, bệnh viện, trường học. Người dân muốn xài nước thì ra các phông-tên được nước lắp đặt sẵn tại những nơi công cộng. Ban đầu còn ít nhà nên cũng tiện cho những ai ở gần phông-tên dưới 100m. Song lâu dần, số người quần tụ đông đúc hơn, khoảng cách đã tăng lên và việc thiếu nước sinh hoạt đã thành vấn đề nghiêm trọng. Vậy là nảy sinh việc những nhà có tiền mướn người gánh nước về cho mình, nghề gánh nước mướn bỗng dưng có một chỗ đứng trong xã hội.

Để làm được nghề này, người gánh nước phải có một hoặc nhiều đôi thùng thiếc (thường lấy từ những thùng đựng dầu hỏa có khắc nổi hình con sò của hãng Shell hay chữ Esso trong vòng ô-van của hãng Esso). Dùng hai khúc cây tròn hoặc vuông đóng thành một thanh tựa, nối hai vách thùng với nhau. Hai thanh kẽm dài khoảng 1m (giống như lưới chống B40 vuốt thẳng ra), uốn cong lại thành hình chữ V, có hai móc ở đầu và một thanh tre già vót thành một chiếc đòn gánh.

Người gánh nước mướn phải có sức khỏe, đa phần thời đó, người lao động nghèo không có xe đạp để chở, nên chỉ biết dùng sức người như là một phương tiện chính để mưu sinh. Có khi khoảng cách gánh nước đi dài hơn 300m hoặc những nhà ở trong hẻm thì còn xa hơn nữa. Mỗi khi có ai gọi, người gánh nước sẽ xách đôi thùng lại phông - tên để hứng nước rồi gánh lại nhà người đó. Giá trung bình khoảng 2 đồng/đôi. Mỗi nhà xài trung bình 4 đôi nước cho 5 người.

Cứ đến Tết, nghề gánh nước mướn được trọng vọng hơn bao giờ hết, vì đó là dịp người ta xài nhiều gấp đôi, gấp ba những ngày thường. Ngoài ra, vì người dân Sài Gòn có tâm lý muốn đầu năm mới được no đủ để cả năm may mắn tốt lành nên cứ vào chiều ba mươi Tết, chủ nhà lại đặt hàng người gánh nước mướn để các lu chứa nước được đầy ăm ắp. Đặc biệt, sau giờ giao thừa, những người gánh nước mướn còn hào phóng gánh tặng cho chủ nhà vài thùng xem như một lời cầu chúc tốt lành cho năm mới. Đáp lại, chủ nhà cũng vui vẻ trao những bao lì xì đỏ tươi như là một lộc đầu năm cho những người gánh nước tận tụy này.

Trong số những người làm nghề gánh nước mướn thời đó, người được xem là may mắn và hạnh phúc nhất phải kể đến hoa khôi chân đất Bùi Thị Ba. Tuy vất vả, cực nhọc với nghề gánh nước mướn nhưng vẻ đẹp mỹ miều toát lên từ thân thể của cô hoa khôi đã hút hồn chàng hắc công tử nổi tiếng như cồn ở miền Nam thuở đó. Ngày ngày, ngắm nhìn nàng gánh từng thùng nước ngang nhà tâm hồn chàng hắc công tử bỗng xốn xang. Ông nhất quyết đi tìm nhà của cô gái gánh nước mướn, biết nàng là con của một ông già làm nghề sửa xe đạp, hắc công tử đã xin đổi cả căn nhà chỉ để được lấy cô làm vợ. Cuộc đời cô gánh nước mướn nghèo khổ bước sang một trang mới. Cô sinh cho hắc công tử bốn người con (hai trai, hai gái) là Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ và sống hạnh phúc suốt đời bên chàng. Đó là cô gái làm nghề gánh nước mướn may mắn nhất trong tất cả những người làm nghề gánh nước thời đó.

Vào dạo cuối thập niên 1960, áp lực nước không đủ đáp ứng, chảy ri rỉ hàng giờ liền vẫn không đầy một thùng nước khiến việc làm nghề trở nên khó khăn hẳn. Những dãy thùng xếp hàng nối nhau dài như quân đôminô khô khốc không một giọt nước khiến cuộc sống của dân gánh nước mướn lâm vào bế tắc. Đến đầu thập niên 1970, khi Công ty thủy cục Sài Gòn cho lắp đồng hồ nước vào từng nhà dân thì nghề gánh nước mướn đã mất hẳn. Từ đó trở đi, không ai còn thấy người gánh nước mướn nào ở Sài Gòn nữa. Và một cái nghề từ từ trôi vào miền quên lãng.

Hợp Phố


Cùng chuyên mục

Cựu Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ bị tuyên phạt 42 tháng tù giam

Thứ 2, 06/05/2024 | 21:31
Nhận 120 triệu đồng để tách sổ, cựu Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) bị tuyên phạt 42 tháng tù giam. 

Điều tra vụ án mạng từ mâu thuẫn tiền bạc khiến một người tử vong

Thứ 2, 06/05/2024 | 21:30
Do D. thiếu nợ Thịnh 3 triệu đồng nên Thịnh từ Cà Mau lên Bình Dương để nói chuyện, rồi sát hại D..

8 cựu lãnh đạo Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn bị đề nghị truy tố

Thứ 2, 06/05/2024 | 21:02
Theo Công an Tp.HCM, các bị can là cựu lãnh đạo Resco thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, gây thất thoát cho nhà nước hàng chục tỷ đồng.

“Hack” tài khoản ngân hàng, kẻ gian chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:30
Một người phụ nữ ở Đồng Nai bị nhóm kẻ gian hack tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt số tiền 5,3 tỷ đồng.

Đồng Nai: Bắt thêm một Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:10
Liên quan đến sai phạm tại TT đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai 60-01S, thêm một Phó Giám đốc bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
     
Nổi bật trong ngày

Lừa huy động vốn để nhập hàng, nữ quái chiếm đoạt 8 tỷ đồng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 19:10
Với thủ đoạn huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa... Phạm Thị Thanh Huệ đã chiếm đoạt khoảng 8 tỷ đồng của nhiều người.

Quảng Ninh: Phát hiện 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:46
Mới đây tại phường Hải Xuân, thành phố Móng Cái, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phát hiện 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Chủ và nhân viên nhà hàng ở Tp.HCM lột quần áo khách, ép thanh toán tiền, bị xử lý hình phạt gì?

Thứ 2, 06/05/2024 | 17:16
Khách không đồng ý trả tiền vì thấy nhiều dịch vụ không đúng, chủ và nhân viên nhà hàng Nari liền đánh đập, lột đồ quay phim, lấy thẻ visa của khách để thanh toán.

Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: Nỗi đau sau án oan 11 năm tù

Thứ 2, 06/05/2024 | 07:00
4 năm về trước,báo chí Trung Quốc được một phen rầm rộ và hàng triệu độc giả phải sửng sốt vì một vụ án oan oái ăm mà người phải đi tù thụ án gần hết án mới được giải oan bằng việc xuất hiện của “nạn nhân”.

Vụ án loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai: Truy tìm Lê Thanh Kỳ Duyên

Chủ nhật, 05/05/2024 | 13:39
Lê Thanh Kỳ Duyên bị Công an tỉnh Long An truy tìm để phục vụ công tác điều tra vụ án loạn luân, xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.