Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện

Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện

Thứ 6, 16/08/2013 | 14:51
0
Dưới trời nắng chang chang, hàng chục người dân hàng ngày vẫn cần mẫn dùng những sợi dây câu thả xuống dòng sông Lam.

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện

Hiện nay, đập thuỷ điện Khe Bố (xã Tam Quang, Tương Dương, Nghệ An), đang ngăn nước để phát thử tổ máy số 1. Về cơ bản, công trình đã hoàn thành, những thanh thép, tấm sắt phục vụ cho việc xây đập nay không sử dụng nữa được những người thợ thi công bỏ lại nơi chân đập, tạo cho nhiều người dân bản nơi đây một nghề mới, nghề “câu sắt”.

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 2).

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 3).
Những ngày này, ghé thăm đập thủy điện Khe Bố sẽ bắt gặp hình ảnh hàng chục người dân đang ngâm mình dưới dòng sông cạnh chân đập để hành nghề "câu sắt".

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 4).

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 5).
Họ dùng những chiếc phao, chiếc bè tự chế và chỉ cần một sợi dây có buộc cục nam châm là có thể "hành nghề".

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 6).

Không chỉ người lớn mà có cả các em học sinh cấp 1, cấp 2 cũng tham gia "câu sắt" để kiếm thêm thu nhập.

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 7).

Những người thợ câu sắt ở đây cho biết, trung bình mỗi ngày họ kiếm được vài trăm ngàn. Nhiều khi cũng tùy vào may mắn, cũng có ngày ngâm mình cả buổi dưới lòng sông nhưng chỉ được mấy thanh sắt.

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 8).

Thành quả của một thợ "câu sắt".

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 9).

Thợ câu này cho biết, nhiều thanh sắt nặng thì phải lặn xuống rồi vớt lên.

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 10).

Thợ lặn buông câu. Câu là một sợi dây, một đầu được buộc cục nam châm để hút sắt. Nếu gặp thanh sắt thì nam châm sẽ hút vào và từ từ kéo lên khỏi mặt nước.

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 11).

Ngâm mình trong nước để mưu sinh. "Nghề này nguy hiểm luôn rình rập, có thể sẩy chân chết đuối, rách tay, bị chuột rút rất dễ xảy ra", một thợ "câu sắt" cho hay.

Việt Nam Xanh - Nghề lạ ở Nghệ An: Câu sắt dưới đập thủy điện (Hình 12).

Mỗi ngày có hàng chục người hành nghề "câu sắt" dưới chân đập thủy điện Khe Bố.

Theo Tri thức trẻ

Hoàng Anh Gia Lai bán 6 dự án thủy điện

Thứ 3, 16/07/2013 | 08:06
Trong 6 dự án, có 4 dự án đang hoạt động và 2 dự án đang xây dựng. Bên mua đã cam kết thanh toán 90% giá trị trong 3 tháng tới.

Thủy điện phá rừng: 'Chặt một cây ngoài mốc giới, bắt ngay!'

Thứ 2, 01/07/2013 | 09:14
Lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh có diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện nhiều nhất nước đều khẳng định, không có chuyện phá rừng làm thủy điện, rừng chuyển đổi là rừng nghèo, không có mấy gỗ.

Thủy điện Mekong, phá rừng... sẽ làm mất mũi Cà Mau

Thứ 4, 26/06/2013 | 15:24
Ông Nguyễn Xuân Hiền, viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam nhìn nhận, người ta làm thủy điện nhỏ chủ yếu là vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Chất lượng đập thủy điện bị vỡ 'có vấn đề'

Thứ 4, 12/06/2013 | 16:37
Vừa hoàn thành và mới ở giai đoạn tích nước, song thủy điện Ia Krêl 2 sáng nay đã bị vỡ. Cơ quan chức năng nghi ngờ chất lượng thi công và kỹ thuật xây đập "có vần đề".

Hàng chục ngàn hecta lúa thiếu nước vì thủy điện

Thứ 2, 13/05/2013 | 14:57
Nhận định trên đã được đại diện của Trung tâm con người và thiên nhiên nêu ra tại diễn đàn “Tài nguyên Mekong II - hợp tác đầu tư và phát triển bền vững tiểu vùng Mekong” do Trung tâm con người và thiên nhiên, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia, Tổ chức Forest Trends và tạp chí Đầu Tư Nước Ngoài phối hợp tổ chức ngày 10/5.

Ai tiếp tay cho thủy điện 'giết' sông?

Thứ 6, 05/04/2013 | 08:25
Nhiều cuộc đấu tranh đòi nước giữa các chủ đầu tư thủy điện và cộng đồng dân cư ở một số địa phương đã kéo dài dai dẳng đến nay chưa có hồi kết.