Nghịch lý: Phân bón đỏ mắt trông mong ngày được…

Nghịch lý: Phân bón đỏ mắt trông mong ngày được… "chịu thuế"

Thứ 7, 27/06/2020 | 07:28
0
Hơn 5 năm nhìn lại, những kỳ vọng ban đầu mà người dân, doanh nghiệp cũng như Quốc hội dành cho luật Thuế 71 quy định các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) đang ngày càng trở nên tréo nghoe.

Nguy cơ thua ngay trên sân nhà

Hạ tuần tháng 11 năm 2019, Quốc hội đã thông qua luật Thuế 71/2014/QH13 (luật Thuế 71) sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế có hiệu lực từ năm 2015, quy định: Sản phẩm phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Do đó, phân bón chuyển sang danh mục không chịu thuế GTGT, mục đích nhằm giảm gánh nặng chi phí phân bón cho nông dân. Điều này là phù hợp với chủ trương quan trọng của Chính phủ: Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phân bón trong nước, chủ động nguồn phân bón phục vụ nông nghiệp, giảm dần phân bón nhập khẩu nhằm điều tiết cung cầu khi thị trường phân bón có biến động.

Tuy nhiên, sau hơn 5 năm đi vào thực tiễn, quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập, tạo nên những nghịch lý, gây khó khăn cho cả phía doanh nghiệp phân bón cũng như người nông dân.

Về nguyên tắc, hàng hóa không chịu thuế GTGT đầu ra thì những chi phí sản xuất đầu vào như các nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị không được khấu trừ. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp buộc phải đưa số thuế không được khấu trừ (từ năm 2015) vào chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm.

Tài chính - Ngân hàng - Nghịch lý: Phân bón đỏ mắt trông mong ngày được… 'chịu thuế'

 Giá phân bón nội địa tăng do chịu ảnh hưởng của luật Thuế 71 khiến nông dân có xu hướng lựa chọn phân bón nhập khẩu. Nguồn ảnh: Internet.

Trao đổi với PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật, một lãnh đạo Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết, tùy theo tình hình giá nguyên liệu đầu vào mà tổng số chi phí tăng lên do không được khấu trừ thuế GTGT là 300-370 tỉ đồng/năm. Trong 5 năm kể từ khi áp dụng luật Thuế 71 (từ năm 2015 - 2019) tổng số tiền thuế không được khấu trừ mà phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của PVFCCo là 1.637 tỉ đồng.

Theo tính toán của hiệp hội Phân bón Việt Nam, tính từ năm 2015 đến 2019, thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí của 11 DN phân bón lớn là 3.646 tỉ đồng. Đặc biệt, hai công ty con của Vinachem là DAP và DAP 2 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, xấp xỉ 1.000 tỉ đồng.

Những doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn cũng không nằm ngoài quy luật. Ông Dương Như Đức, Phó Giám đốc CTCP Phân lân Ninh Bình cũng thừa nhận luật Thuế 71 đã ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

"Ngoài những khó khăn do thị trường, sự cạnh tranh của phân bón nhập khẩu, việc mặt hàng phân bón trong nước không thuộc diện chịu thuế GTGT khiến số chi phí tăng lên (tính vào giá thành) từ 8-10 tỉ đồng/năm. Con số này không lớn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn trong ngành, nhưng cũng chiếm từ 2,5-3% tổng giá vốn của Phân lân Ninh Bình", ông Đức chia sẻ.

Việc tăng chi phí của doanh nghiệp có thể bù đắp bằng nội lực, cố gắng "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" như tăng sản lượng, tăng giá thành, nhưng vô hình trung chính điều này khiến doanh nghiệp trong nước gặp bất lợi trước những đối thủ sừng sỏ phân bón nhập khẩu - đối tượng được giảm thuế GTGT 5% so với thời điểm trước khi luật Thuế 71 có hiệu lực.

Nông dân thiệt đơn thiệt kép

Trên góc độ là người tiêu dùng, người nông dân có xu hướng dần chuyển sang sử dụng các sản phẩm phân bón nhập khẩu vì giá thành rẻ hơn, bất chấp những khuyến nghị từ các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp về hiện tượng phân bón nhập lậu, kém chất lượng. Điều đương nhiên, họ sẽ suy tính thiệt hơn về túi tiền, về lợi nhuận nhận được từ đồng ruộng hơn là khẩu hiệu "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam".

Theo số liệu thống kê của hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ năm 2015 khi thực hiện luật Thuế 71, giá thành phân đạm trong nước tăng 7,2 - 7,6%; phân DAP tăng 7,3 - 7,8%, phân supe lân tăng 6,5 - 6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2 - 6,1%... so với những năm trước đó khi còn áp dụng thuế GTGT 5% đối với phân bón. Thống kê trên đã chỉ ra một nghịch lý, những kỳ vọng khi luật Thuế 71 có hiệu lực sẽ giúp giảm giá phân bón, hỗ trợ cho người nông dân thì thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Doanh nghiệp kêu khó đã nhiều, ngay từ năm 2015, khi luật Thuế 71 có hiệu lực, nhiều hội thảo đã diễn ra trong không khí khá căng thẳng, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự băn khoăn và cả những "dự cảm" chẳng lành.

Vậy các cơ quan chức năng, bộ ban ngành đành chấp nhận sự thực dù đã có những thống kê rõ ràng về thiệt hại mà cả doanh nghiệp phân bón nội địa cũng như người nông dân đang phải gánh sao?

Trong buổi chia sẻ với PV vào cuối tháng 6/2020, vị lãnh đạo PVFCCo vẫn còn khá nhiều tâm tư. Ông kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét đưa phân bón vào danh mục đối tượng chịu thuế GTGT để góp phần tháo gỡ hàng loạt bất cập nêu trên trong chính sách thuế nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước đồng thời kích cầu tiêu dùng ưu tiên dùng hàng do Việt Nam sản xuất, bảo toàn được vốn Nhà nước do không bị phân bón nhập khẩu phá giá, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu và hỗ trợ bà con nông dân có nguồn cung ứng phân bón với giá ổn định, không bị sốt cục bộ, không bị lệ thuộc vào nước ngoài.

Ở một diễn biến liên quan, mới đây nhất, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng vụ Chính sách thuế (bộ Tài chính) cho biết, cơ quan này đã nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón, và đưa vào nội dung sửa đổi luật Thuế GTGT với nội dung chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.

Tuy nhiên, câu trả lời mà các doanh nghiệp mong ngóng nhất vẫn chưa có lời giải đáp, đó là thời điểm nào họ "được" đóng thuế cho phân bón, sau hơn 5 năm chật vật vừa tìm đường phát triển, vừa tạo được vị thế cạnh tranh đối với sản phẩm nhập khẩu?

Hiểu Minh

Gọng kìm bóp nghẹt "ông lớn" ngành bia

Thứ 4, 24/06/2020 | 14:03
Chưa kịp vượt qua “cú sốc” Nghị định 100, dịch Covid-19 bùng phát với lệnh cách ly toàn xã hội khiến các “ông lớn” ngành bia nha Sabeco, Habeco phải nhìn thẳng vào thực tế… đã qua thời hoàng kim.

Quốc Cường Gia Lai nợ "khủng", em gái kín tiếng của Cường đôla phải ra tay tương trợ

Thứ 3, 23/06/2020 | 07:30
Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng dư nợ của Quốc Cường Gia Lai là 490 tỷ đồng. Trong danh sách vay nợ của doanh nghiệp phố núi có bà Nguyễn Ngọc Huyền My, em gái doanh nhân Nguyễn Quốc Cường.

Nặng nợ Vinachem

Chủ nhật, 21/06/2020 | 14:00
Vinachem là một trong những tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước, sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn, vốn làm ăn có hiệu quả nhưng hiện đang phải chịu những khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng bởi các dự án sa lầy chưa tìm ra lối thoát.

Công ty mẹ Vinachem ngập trong thua lỗ vì gánh 4 "cục nợ"

Thứ 6, 19/06/2020 | 10:46
Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào 4 dự án thua lỗ, yếu kém, năm 2019, công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lỗ tới 1.170 tỷ đồng.

Giá phân bón tăng chóng mặt: Tại giá xăng tăng?

Thứ 4, 21/11/2018 | 20:00
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật, bộ NN&PTNT cho biết, giá phân bón tăng mạnh hiện nay do ảnh hưởng từ quốc tế vì vậy chưa thể xác định sẽ còn tăng đến khi nào.

Thị trường phân bón nội hồi phục nhìn từ Phân lân Ninh Bình

Thứ 4, 21/03/2018 | 14:08
Năm 2017, giá nông sản phục hồi, xuất khẩu tăng mạnh đã kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón nhiều hơn khiến DN sản xuất phân bón đạt được tăng trưởng đáng khích lệ.
Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Nhận loạt thông tin tích cực, một cổ phiếu họ dầu khí tăng “bốc đầu” cả chục phiên

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:09
Tăng liên tiếp cả chục phiên, đưa thị giá của PLX đã vượt qua vùng đỉnh hồi tháng 9 năm ngoái và cũng là mức giá cao nhất trong vòng 9 tháng (từ tháng 8/2023).

Lăng kính chứng khoán 10/5: Giao dịch thận trọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:00
Phiên giao dịch cuối tuần có thể thị trường sẽ xuất hiện biến động mạnh, áp lực chốt lời trong giai đoạn này là khá lớn, nhà đầu tư nên thận trọng trong giao dịch.

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.

Khối ngoại thẳng tay bán ròng 2.200 tỷ đồng mã VHM trong 2 phiên

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:30
Trái ngược với động thái xả hàng của khối ngoại ở VHM, điểm số mã này tăng 0,12% lên mức 40.950 đồng/cổ phiếu và dư mua 226.600 đơn vị trong phiên 9/5.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Lăng kính chứng khoán 10/5: Giao dịch thận trọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:00
Phiên giao dịch cuối tuần có thể thị trường sẽ xuất hiện biến động mạnh, áp lực chốt lời trong giai đoạn này là khá lớn, nhà đầu tư nên thận trọng trong giao dịch.