“Nghiên cứu không thành công cũng là đóng góp có giá trị”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 31/10/2022 | 20:12
0
Theo Bộ trưởng KH&CN, nghiên cứu khoa học là hoạt động dấn thân, thám hiểm vào các vấn đề mới, một hướng nghiên cứu không thành công cũng là đóng góp có giá trị.

Chiều 31/10, giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, bản chất nghiên cứu khoa học là tính mới, tính rủi ro và có độ trễ.

Các nghiên cứu được triển khai trong nhiều giai đoạn, nhiều kết quả nghiên cứu thành công vẫn cần tiếp tục được đầu tư nguồn lực từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn lực xã hội để phát huy trong thực tế.

Thời gian qua, khoa học công nghệ đã đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội qua một số chỉ tiêu.Đó là chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân; tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá; chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam (GII);

Số lượng vốn được công bố đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; số lượng bài báo công bố quốc tế của Việt Nam; cơ cấu đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách và doanh nghiệp; số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích của người nộp đơn có quốc tịch Việt Nam.

"Giai đoạn 2016-2020, các chỉ tiêu này đều có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước đó", Bộ trưởng cho hay.

Song, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt thừa nhận, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều kết quả từ các nhiệm vụ sử dụng ngân sách còn chậm được ứng dụng trong thực tiễn do vướng mắc về quản lý tài sản công... Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục tổ chức và thực hiện các giải pháp để giải quyết những tồn tại này trong thời gian tới.

Tiêu điểm - “Nghiên cứu không thành công cũng là đóng góp có giá trị”

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giải trình chiều 31/10 (Ảnh: Quochoi.vn).

Bộ trưởng cho biết, khoảng 10 năm trước, kinh phí hoạt động khoa học công nghệ chủ yếu dựa vào ngân sách (70-80%). Đến nay, đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách và từ doanh nghiệp đã tương đối cân bằng với tỉ lệ 52 và 48%. Đến năm 2030, tỉ trọng này được kỳ vọng đạt 30/70 như các nước tiên tiến.

Về Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp, theo số liệu của Tổng cục Thuế, giai đoạn 2015-2021, có gần 1.300 lượt doanh nghiệp trích lập quỹ, với số tiền hơn 23.000 tỷ đồng, trong đó số sử dụng 14.000 tỷ đồng (chiếm 60%).

Tuy vậy, việc trích lập và sử dụng quỹ có vướng mắc, như tỷ lệ trích lập chưa phù hợp với cơ cấu và quy mô của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không có doanh nghiệp FDI nào trích lập quỹ, cho thấy cơ chế khuyến khích trích lập và sử dụng chưa đủ hấp dẫn.

Quy định hiện nay không cho phép sử dụng quỹ để mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quy định về quản lý quỹ cũng không phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Ngoài ra, thủ tục hành chính trong kiểm soát chi của quỹ chưa linh động và chưa phù hợp với đặc thù; thủ tục mua sắm phục vụ nhiệm vụ khoa học công nghệ thực hiện theo dự án đầu tư, chưa phù hợp với đặc thù tính mới, hiếm, kịp thời, rủi ro cao của hoạt động này.

Để tháo gỡ một phần khó khăn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư năm 2022 hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Thông tư đã bãi bỏ các quy định cứng nhắc, không đúng với tinh thần tôn trọng vai trò tự chủ của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn từ quỹ.

Tiêu điểm - “Nghiên cứu không thành công cũng là đóng góp có giá trị” (Hình 2).

Nghiên cứu khoa học là hoạt động dấn thân, thám hiểm của các nhà khoa học vào các vấn đề, lĩnh vực có tính chất mới.

Để khuyến khích hơn nữa doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ nghiên cứu sửa đổi các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Nghị định 95 về cơ chế tài chính và đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đồng thời, Bộ sẽ nghiên cứu, tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội về cơ chế đặc thù trong mua sắm, đầu tư từ nguồn của quỹ cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Về vấn đề nhiệm vụ khoa học, công nghệ dừng thực hiện, Bộ trưởng cho biết theo Báo cáo số 2273 của Bộ Khoa học và Công nghệ gửi Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong cả giai đoạn 2016-2021 có 86 nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia, chiếm 4% tổng số nhiệm vụ được xử lý dừng thực hiện theo quy định, vì các nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Bộ đã có báo cáo thông tin chi tiết về việc xử lý đối với từng nhiệm vụ này. Về vấn đề này Bộ trưởng “mong các vị đại biểu Quốc hội ghi nhận quan điểm về tính đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ”.

“Không thể nào 100% nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đều thành công. Vì nghiên cứu khoa học là hoạt động dấn thân, thám hiểm của các nhà khoa học vào các vấn đề, lĩnh vực có tính chất mới. Do đó, ngay cả một hướng nghiên cứu không thành công cũng xin xem là sự đóng góp có giá trị cho việc phát triển khoa học và công nghệ”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.

Lãng phí “vô hình” làm nghèo đất nước

Thứ 2, 31/10/2022 | 15:12
ĐBQH chỉ ra, đằng sau lãng phí hữu hình là những lãng phí vô hình với sức tàn phá lớn, không chỉ làm mất đi cơ hội phát triển mà còn làm nghèo đất nước.

Cơ chế chưa phù hợp thì Tp.HCM làm sao để tiết kiệm, chống lãng phí?

Thứ 2, 31/10/2022 | 15:09
Việc tháo bung các nguồn lực tăng trưởng đồng nghĩa với không lãng phí thời cơ phát triển, đồng thời tiết kiệm được thời gian trên con đường đến thịnh vượng.

“Nhiều đại án làm chúng ta không khỏi giật mình vì thất thoát quá lớn”

Thứ 2, 31/10/2022 | 13:17
Theo đại biểu Trần Quang Minh, chúng ta cần nhìn nhận lại lĩnh vực đầu tư công, vốn được cho là gây ra thất thoát, lãng phí thuộc nhóm đứng đầu.

Các nhà khoa học chỉ đam mê nghiên cứu chứ không có năng lực kinh doanh

Thứ 6, 23/09/2022 | 18:28
Theo GS.TS Châu Văn Minh, các nhà khoa học chỉ có 2 lựa chọn để thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình. Một là chuyển giao công nghệ, hai là tự mình khởi nghiệp.
Cùng tác giả

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay được nghỉ 4 ngày liên tiếp

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:10
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh sẽ là kỳ nghỉ lễ dài cuối cùng trong năm 2024.

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.
     
Nổi bật trong ngày

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội.