Những cạm bẫy rình rập lao động chui tại Nga

Những cạm bẫy rình rập lao động chui tại Nga

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
0
Hàng chục lao động Việt Nam gọi điện từ Liên Bang Nga cầu cứu sự giải thoát của gia đình chỉ là phần nổi của tảng băng.

Không chỉ riêng lao động Việt, thời gian qua, hàng triệu lao động nhập cư tại Nga đang lâm vào tình cảnh hết sức bi đát do dính phải công ty ma chuyên lừa đảo xuất khẩu lao động. Cũng không ít người lao đao vì không hiểu và nắm được những quy định về nhập cư vào Nga đang ngày càng được siết chặt.

Thế giới - Những cạm bẫy rình rập lao động chui tại NgaLao động Việt tại Nga sẽ về đâu?

Khó nhưng vẫn... chui

Vụ việc gần 40 lao động quê ở Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang bị mắc kẹt tại một xưởng giày da - may mặc ở thành phố Ekaterinburg (thủ phủ tỉnh Sverlov, Liên Bang Nga) gọi điện về cho người thân cầu cứu, muốn sớm được về nước vì đang bị đói rét, không được chủ trả lương là một ví dụ minh chứng cho tình trạng hiện nay của những lao động nhập cư tại Nga. Những vụ việc tương tự đang làm đau đầu giới chức Nga.

Theo số liệu của cơ quan di trú Liên bang Nga (FMF), hàng năm có khoảng từ 3 đến 5 triệu người nước ngoài lao động trái phép trên toàn lãnh thổ Nga. Trong khi đó, ấn định hạn ngạch cấp phép quyền lao động cho người nước ngoài trên toàn liên bang trong năm 2012 chỉ là 1, 746 triệu người và năm 2011 là 1, 754 triệu người.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) hiện Việt Nam có khoảng 10.000 lao động làm việc tại Liên bang Nga, nhưng chỉ có 16 doanh nghiệp đăng ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Nga, với khoảng trên 3.000 lao động.

Hầu hết người lao động có công ăn, việc làm ổn định, thu nhập từ 500-800 USD/người/tháng, điều kiện ăn ở khá tốt và ít phát sinh vụ việc liên quan. Tuy nhiên, cũng theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, có hơn 7.000 lao động Việt Nam sang Nga làm việc theo đường tự do, không được đăng ký hợp đồng theo quy định tại Cục hoặc Sở LĐTBXH địa phương.

Thế nhưng, trên thực tế số lao động Việt ở Nga có thể còn lớn hơn nhiều và khó kiểm soát được số lượng cụ thể.

Người lao động đến Nga với mục đích bán công sức để kiếm miếng cơm manh áo nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình trong hoàn cảnh khác nhau, người bị các công ty tuyển dụng, môi giới lừa, vẽ ra những viễn cảnh tương lai tốt đẹp.

Một số khác, trước khi sang Nga đã biết rõ số phận tương lai của mình nhưng vẫn chấp nhận mạo hiểm. Họ đến từ các nước SNG như Takzikistan, Uzbekstan, Kirgistan và các nước châu á như Trung Quốc, Việt Nam.

Bàn về vấn đề này, chuyên viên Juliana Pavlovskaya, giám đốc Trung tâm Thông tin của Tổ chức Di cư Quốc tế nói: "Di dân ở Nga thường không có kiến thức về pháp luật Liên Bang Nga, không biết gì về việc phải ký kết hợp đồng lao động, trong đó qui định rõ về điều kiện làm việc.

Nhiều khi họ chỉ nhận thông tin từ bạn bè và người quen, những hứa hẹn có thể cải thiện tình hình tài chính và gửi tiền về quê nhà. Đa số người nhập cư không biết cần phải ký hợp đồng lao động đúng theo luật.

Vậy là, không hợp đồng lao động, không bảo hiểm, không đăng ký tạm trú, tạm vắng, họ phó mặc số phận cho các ông chủ xưởng may đen, các công trường xây dựng, trang trại trồng rau bất hợp pháp.

Khi bị phát hiện, sợ bị phạt hành chính quá nặng, các chủ sử dụng lao động liền trốn tránh trách nhiệm, để lại những người lao động bơ vơ, không giấy tờ tùy thân, không biết tiếng Nga...họ sẽ phải nộp phạt và bị trục xuất về nước với điều kiện phải tự túc mua vé máy bay.

Thế giới - Những cạm bẫy rình rập lao động chui tại Nga (Hình 2).Những xưởng may của người Việt tại Nga có "vấn đề".

Nhà chức trách đau đầu

Theo ý kiến của các chuyên gia, nước Nga đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Về triển vọng dài hạn, Nga đang chuẩn bị phải đối mặt với vấn đề giảm mạnh số người ở tuổi lao động.

Một báo cáo của ngân hàng thế giới cho biết, trong 20 năm tới Nga sẽ đòi hỏi hơn 12 triệu người nhập cư để bù đắp cho lực lượng lao động bị thu hẹp. Ngoài ra, theo thị trưởng Sergei Sobianin thì hiện nay, riêng Thủ đô Matxcova đang thiếu hụt khoảng 2 triệu lao động.

Thực trạng trên khiến chính quyền Liên bang luôn trăn trở và đặc biệt quan tâm tới vấn đề lao động nhập cư, làm thế nào để thu hút được lao động nhập cư đến Nga nhưng lại đảm bảo pháp lý.

Cần đưa ra những đạo luật thế nào để khuyến khích lao động nhập cư bỏ hẳn thói quen chui lủi, tự nguyện làm việc trong các công ty hợp pháp, có nộp thuế, đóng góp thêm vào ngân sách quốc gia, nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi xứng đáng với công sức của người lao động.

Vấn đề lao động nhập cư cũng được những người đứng đầu Chính phủ luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao. Trước đây, khi còn ở cương vị Thủ tướng, ông Putin đã từng đề cập đến việc cần thiết tiến hành các kỳ kiểm tra bắt buộc ngôn ngữ tiếng Nga đối với lao động nhập cư.

Cuối tháng 4 vừa qua, cựu Tổng thống Medvedev đã chính thức tán thành quan niệm mới về chính sách nhập cư cho đến năm 2025. Một điểm quan trọng nữa trong đề án này bắt buộc công dân nước ngoài phải học tiếng Nga nếu muốn làm việc tại Nga. Ngoài ra, người nước ngoài chỉ có thể nhận quyền lao động sau khi đã qua kiểm tra y tế.

Một sự kiện gần đây nhất cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ về vấn đề lao động nhập cư là việc Tổng thống Putin, chỉ sau vài giờ nhậm chức đã phê duyệt một nghị định Về việc đảm bảo sự hòa hợp giữa các dân tộc.

Trong bản nghị định nói rất nhiều về việc sử dụng lao động nhập cư, trong đó còn cụ thể hóa việc Lao động nước ngoài nhập cư làm việc tại Nga sẽ phải vượt qua kỳ thi kiểm tra bắt buộc về ngôn ngữ Nga, lịch sử nước Nga và những kiến thức cơ bản về pháp luật Nga.

Nghị định trên nêu rõ: Cho đến tháng 11 năm 2012, Chính phủ Nga cần bảo đảm tiến hành các kỳ thi kiểm tra bắt buộc về ngôn ngữ Nga, lịch sử nước Nga, những kiến thức cơ bản về pháp luật Liên bang Nga đối với lao động nhập cư, ngoại trừ các chuyên gia cao cấp.

Quyết định này được thực hiện nhằm tăng cường sự hài hòa trong mối quan hệ giữa các sắc tộc, củng cố sự thống nhất của quốc gia và tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của Liên Bang Nga.

Không thể phủ nhận việc xuất khẩu lao động đã đem lại rất nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động nhập cư. Thế nhưng, với những động thái trên của chính quyền Liên bang, có thể thấy rằng thời gian tới, lao động nhập cư trái phép ở Nga sẽ rất khó khăn.

Một kỉ nguyên mới của người lao động tại Nga sẽ mở ra cho những người lao động chân chính, hợp pháp, thực hiện tốt những chủ chương, chính sách của Chính phủ.

Và một điểm cần lưu ý cho những người muốn đến làm việc tại Nga là cần phải biết tiếng Nga, biết lịch sử, văn hóa Nga và hòa nhập với đời sống của người dân bản địa. Hợp pháp, hòa hợp cùng phát triển có lẽ là tiêu chí mà chính quyền hướng những người nhập cư đến Nga nên thực hiện nếu muốn làm việc tại Nga.

Việt Anh (từ Matxcơva)


Cùng chuyên mục

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Anh hùng kể chuyện 5 lần bắn rơi máy bay Mỹ

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Lộc thì những ký ức về một thời khói lửa chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí. Những trận đánh, hay từng “con chim sắt” của Mỹ - Nguỵ bốc cháy cứ dần hiện về trong trí nhớ dù ông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”…