Những 'lình xình' ở các nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc

Những 'lình xình' ở các nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc

Chủ nhật, 23/06/2013 | 09:27
0
Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hee mới đây đã phanh phui một vụ việc hết sức nghiêm trọng, mối nguy hiểm tiềm tàng đối với tính mạng của người dân Hàn Quốc. Đó chính là việc sử dụng những phụ tùng kém chất lượng và giấy chứng nhận chất lượng giả trong các nhà máy điện hạt nhân. Từ đây, bà chính thức tuyên chiến với nạn tham nhũng lâu nay tại đất nước này.

Phanh phui

Theo số liệu thống kê của Ủy ban An ninh hạt nhân (NSSC), hiện tại, Hàn Quốc có tất cả 23 lò phản ứng hạt nhân, trong đó 10 lò không hoạt động. Nguyên nhân của việc dừng các lò này là do NSSC phát hiện các lò này sử dụng các phụ tùng, linh kiện chất lượng "dưới chuẩn". Thậm chí, họ còn phát hiện các đơn vị cung ứng phụ tùng toàn sử dụng giấy chứng nhận chất lượng giả trong việc xây dựng sáu lò đã ngừng hoạt động. Chính vì vậy, NSSC buộc phải mở cuộc kiểm tra lại kết quả thử nghiệm của tất cả 23 lò hạt nhân trên diện rộng.

Thế giới - Những 'lình xình' ở các nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc

Nhà máy phản ứng hạt nhân Shingori.

Không chỉ kiểm tra lại kết quả thử nghiệm, cơ quan chức năng còn bắt tay vào điều tra hoạt động của các nhà cung ứng cho các lò phản ứng hạt nhân này. Sau quá trình tìm hiểu và thâm nhập, cuối cùng, một nam nhân viên 36 tuổi họ Kim thuộc công ty Kiểm định Saehan Total Engineering Provider đã bị bắt vì tội làm bằng chứng nhận chất lượng giả. Các công tố viên cho biết, tuy Kim không thuộc nhóm ba công nhân bị tập đoàn Thủy điện - điện hạt nhân Korea Hydro & Nuclear Power kiện nhưng Kim vẫn bị bắt để lấy lời khai bởi hắn đã giở "trò mèo" trong quá trình xử lý vụ kiện. Sau đó, Kim đã bị buộc tội xuất bằng chứng nhận chất lượng giả cho các sợi cáp kiểm soát do công ty JS Cable cung cấp cho lò phản ứng Shingori 1 và 2 ở Busan.

Cáp kiểm soát là thành phần chính, hết sức quan trọng trong cơ chế an toàn của lò phản ứng hạt nhân. Nếu có tai nạn bất ngờ xảy ra như rò rỉ phóng xạ, cáp kiểm soát sẽ phát tín hiệu đến hệ thống an ninh. Từ đó, nhân viên an ninh sẽ lập tức có biện pháp xử lý, ngăn chặn tai nạn kịp thời. Tuy nhiên, nếu cáp không hoạt động đúng lúc xảy ra tai họa, nhiên liệu hạt nhân sẽ bị lạnh, chức năng phòng chống nguy cơ rò rỉ phóng xạ cũng sẽ bị giảm xuống. Thông thường, mỗi lò phản ứng sử dụng khoảng 5km dây cáp này. Thế nhưng, viện An toàn hạt nhân Hàn Quốc cùng NSSC lại phát hiện ra những sợi dây cáp này đều kém chất lượng với giấy chứng nhận chất lượng giả đã được sử dụng để xây sáu lò Shingori 1, 2, 3, 4 và Shinwolsong 1, 2. Bởi vậy, NSSC đã cho ngừng hoạt động các lò Shingori 2 và Shinwolsong 1 để trang bị lại toàn bộ đường cáp kiểm soát. Bên cạnh đó, NSSC cũng sẽ gia hạn thời gian bảo trì để thay phụ tùng kém chất lượng lắp tại các lò này.

Cuộc thay thế những phụ tùng thay mới đảm bảo chất lượng được NSSC mời các chuyên gia dân sự và dân thường chứng kiến  và giám sát quá trình thay mới. Bên cạnh đó, NSSC cũng mở cuộc điều tra về những gian dối tại các lò phản ứng hạt nhân. Một nhân viên NSSC cho biết, đây không phải là lần đầu tiên các nhà máy điện hạt nhân bị đóng cửa vì "đồ giả". Năm ngoái, hai lò phản ứng ở nhà máy Yeonggwang đã bị đóng do các phụ tùng ở đây đều là hàng kém chất lượng. Lúc đó, NSSC phát hiện tổng cộng 694 món phụ tùng là "hàng giả". Trước những cáo buộc tham nhũng trong khâu điều hành các nhà máy hạt nhân, đại diện NSSC cho biết, họ sẽ xem xét lại luật An toàn hạt nhân để quy trách nhiệm rõ ràng hơn đối với các cơ quan kiểm định và công ty đánh giá chất lượng sản phẩm.

Nói về vụ việc lần này, các cơ quan công tố cũng hứa sẽ điều tra ngọn ngành vụ việc gây tai tiếng này. Nhưng các cuộc kiểm tra sẽ mất rất nhiều thời gian và rất cẩn trọng bởi mỗi lò gồm ba triệu phụ tùng, số phụ tùng liên quan đến độ an toàn lên đến 18.000 bộ, do hơn 2.000 đơn vị cung cấp. Theo dự kiến, các cuộc điều tra có thể sẽ mất hàng tháng.

Thế giới - Những 'lình xình' ở các nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc (Hình 2).

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hee.

Tranh cãi

Lo sợ cho tính mạng của mình, người dân tiếp tục bất mãn về những cáo buộc tham nhũng trong khâu điều hành nhà máy điện hạt nhân. Nhiều người còn chỉ trích Chính phủ thời Tổng thống Lee Myung-bak vì đã "cẩu thả" trong khâu quản lý và theo dõi sát sao các lò phản ứng hạt nhân. Đặc biệt là giai đoạn trước khi Tổng thống Lee mãn nhiệm. Khi đó, Tổng thống Lee đã ký được hợp đồng trị giá 18,6 tỷ USD để xây bốn lò phản ứng hạt nhân với Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và ông cũng muốn sẽ tái lập thành tích "lớn" này với nhiều nước khác. Trên thực tế, hồi năm ngoái, báo giới Hàn Quốc đưa tin rằng, Chính phủ UAE đã cử đoàn thanh tra sang Hàn Quốc xem xét tình hình cung cấp vật liệu xây dựng lò phản ứng của một lò ở UAE do tập đoàn Korea Electric Power Corp. (KEPCO) đảm nhiệm. Sau chuyến thăm này, người dân đã tố cáo, Chính phủ Lee đã nhắm mắt làm ngơ trước những bất thường trong khâu cung cấp linh kiện để làm mất uy tín thương hiệu nhà máy điện hạt nhân mang mác "Made in Korea".

Mặc dù vậy, các cựu quan chức thời Tổng thống Lee đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc này. Tuy nhiên, nữ Tổng thống Park lại rất bất bình khi nghe được những tố cáo từ người dân và khi bốn lò phản ứng phải ngưng hoạt động. Bà cho rằng, bê bối "xài" hàng giả này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân sang các nước khác. Nữ Tổng thống Park tuyên bố với các Bộ trưởng: "Hành động tham lam cá nhân hy sinh cuộc sống và sự an toàn của người dân là không thể chấp nhận được. Tôi sẽ phá vỡ dây chuyền tham nhũng này. Những phụ tùng kém chất lượng ở các nhà máy điện hạt nhân cần được thay thế toàn bộ. Tôi cho rằng, tai tiếng này vô cùng nghiêm trọng bởi nó tác động đến cuộc sống của người dân và nguồn cung cấp điện quốc gia".

Nhân dịp chống nạn tham nhũng, Tổng thống Park đã chỉ đạo các trợ lý phải xóa bỏ những bất thường và tệ nạn tham nhũng có từ đầu thập niên 1970 của thế kỷ trước, khi Hàn bắt đầu sử dụng điện hạt nhân. Ông Choi Kyung-hwan - người đứng đầu đảng cầm quyền Saenuri ở Quốc hội cũng đồng tình với quyết định này của Tổng thống Park và cho biết, Quốc hội cũng có thể mở cuộc điều tra vụ việc để ngăn chặn nguy cơ tái diễn.

Tội hình sự không thể dung tha!

Thủ tướng Chung Hong-won nói rằng, những "nhá nhem" ở nguồn cung ứng phụ tùng ở lò phản ứng hạt nhân là tội hình sự không thể dung tha. Riêng năm ngoái, nhà máy điện hạt nhân đã chi 1,37 nghìn tỷ won (tương đương 1,21 tỷ USD) để bảo trì, thay thế phụ tùng. Các nhà quan sát cho biết, mảng này từ lâu không bị kiểm soát nên dễ dàng xảy ra tham nhũng và gian dối.

An Mai (Theo NY Times/BBC)

Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Điện hạt nhân: Nguy hiểm thực tế hay tưởng tượng

Thứ 6, 07/06/2013 | 10:10
Sự cường điệu trên các phương tiện truyền thông về những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima là chuyện giật gân. Hiện nay Nga đang xây dựng các lò phản ứng thế hệ thứ ba tốt hơn và an toàn hơn nhiều.

Nhật Bản: Căng thẳng mở cửa nhà máy điện hạt nhân

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Hơn 10.000 người đã biểu tình phản đối quyết định này vì lo sợ thảm họa tái diễn.

Cận cảnh chết chóc ở gần nhà máy điện hạt nhân Nhật

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
(Nguoiduaytin.vn) Thời gian như ngừng trôi trong khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật. Đèn giao thông vẫn bật, điều hòa nhiệt độ vẫn chạy song không hề có bóng dáng con người.

Chuột là nguyên nhân gây ra thảm họa hạt nhân Nhật?

Thứ 5, 21/03/2013 | 08:55
Phát hiện mới cho biết, thảm họa kép có thể không phải nguyên nhân làm mất điện hệ thống làm mát, gây ra hàng loạt vụ nổ và rò rỉ phóng xạ ở các lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.