Những việc làm của Mỹ quanh vấn đề nhập cư

Những việc làm của Mỹ quanh vấn đề nhập cư

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
0
Cách thức quản lý người nhập cư của Mỹ hữu hiệu hơn một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, Mỹ nên học tập một số điều từ Canada.

Gần đây, Mỹ đã nhận được hai tín hiệu phản hồi về tầm quan trọng của cải cách chính sách nhập cư. Hôm 10/5, Tổng thống Obama đã đứng ngay sát biên giới Mexico ở El Paso và một lần nữa kêu gọi cải cách chính sách nhập cư.

Tuần sau đó, tổ chức Gallup đã đưa ra một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy khoảng 4% người Mỹ hiện nay là người nhập cư – đây là vấn đề quan trọng nhất của đất nước này. Con số này đã giảm so với con số 11% của bốn năm về trước.

Điều gì đã xảy ra đối với vấn đề nhập cư của Mỹ? Rõ ràng, thời kỳ khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2007 đã gây ra cho nước Mỹ nhiều vấn đề lo lắng. Tình trạng suy thoái và sự phục hồi chậm cũng đã tác động trực tiếp vào sự nhận thức về vấn đề nhập cư.

Một điều quan trọng khác cũng cần được nhắc đến là vấn đề đồng hóa người nhập cư. Tình trạng suy thoái đã khiến sự nhập cư trở thành vấn đề vô cùng nan giải, và quá trình giải quyết những khác biệt giữa người nhập cư và dân bản địa đã tạo ra nhiều sự lo lắng trong một thời gian dài.

Tổng thống Obama đang quan sát biên giới giữa Mỹ và Mexico trong cuộc thị sát tới El Paso

So với người bản địa, sự suy thoái kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng nhiều hơn đối với những người nhập cư. Điều này dẫn đến một số người nhập cư phải rời bỏ đất nước này và rõ ràng đã khiến cho những người đang sinh sống ở các quốc gia khác có ý định nhập cư vào Mỹ phải cân nhắc lại ý định của mình. Những người nhập cư vào Mỹ gần đây thường bị đồng hóa ở các góc độ như: Tình trạng kinh tế, các yếu tố văn hóa như nói và viết lưu loát tiếng Anh.

Liệu nước Mỹ sẽ cảm thấy lo lắng về tình trạng nhập cư không khi nền kinh tế lại một lần nữa nóng lên? Báo cáo của Viện nghiên cứu Mahattan cho thấy một vài triển vọng cho những câu hỏi như thế này bằng việc so sánh năng lực và kinh nghiệm của những người nhập cư vào Mỹ với 10 người ở các quốc gia phát triển khác.

Tỷ lệ sở hữu nhà đất trong những người nhập cư tới Mỹ nhiều hơn những người nhập cư tới Italy là 20%. Tỷ lệ việc làm của người nhập cư tại Mỹ cũng nhiều hơn 13% so với những người nhập cư vào Hà Lan. Những người nhập cư vào Mỹ cũng được nhập quốc tịch công dân nhiều hơn so với những người nhập cư vào các quốc gia châu Âu.

Khi mà hơn một nửa dân số nhập cư đạt được thành công, hầu hết là những người nhập cư từ châu Á, đã có nhiều đóng góp cho đất nước, thì một nửa còn lại thể hiện sự phát triển chậm hơn.

Tuy nhiên, giống như những lo lắng về tình trạng nhập cư của người Mexico và các nước khu vực Trung Mỹ vào nước Mỹ, thì các quốc gia châu Âu cũng cảm thấy lo lắng trước sự nhập cư của người Hồi giáo - phần lớn trong số họ là nhập cư bất hợp pháp - từ Bắc Phi và Trung Đông.

Bằng chứng là năm 2009, Thụy Sĩ đã ban hành lệnh cấm xây dựng những nhà thờ Hồi giáo, và những việc làm tương tự của bà Angela Merkel, ông Nicolas Sarkozy và ông David Cameron trong việc làm thất bại chủ nghĩa đa văn hóa ở châu Âu. Cũng vậy, vấn đề người nhập cư Hồi giáo tại châu Âu cũng tồi tệ hơn những người Mexico và các nước Trung Mỹ tại đây.

Ngoài những vấn đề về nhân khẩu học và địa lý học, phải giải thích như thế nào về sự thành công đáng ngạc nhiên của những người Mỹ nhập cư hiện đại? Rõ ràng đó là những vấn đề về văn hóa và lịch sử. Hai khía cạnh về chính sách nhập cư này đã giúp giải thích cho sự thành công của Canada.

Trong việc phân phối thị thực, Canada nhấn mạnh vào những kỹ năng và kiến thức hơn là tiêu chí chi tiêu quốc gia và sự hợp nhất gia đình. Cũng không kém phần quan trọng, Canada cho phép chế độ hai quốc tịch và nhập quốc tịch chỉ sau ba năm.

Hệ thống nhập cư của Mỹ rõ ràng chưa hoàn hảo. Nhưng thực tế, hệ thống này đã thực hiện khá tốt chức năng của mình. Công việc đầu tiên của bất kỳ sự đề xuất nào cho việc cải cách là đảm bảo duy trì sự thuận lợi sẵn có trong việc hòa nhập của những người nhập cư vào xã hội.

Chí Thành

Tag: Sarkozy
Cùng chuyên mục

Đức mua toàn bộ lô 35 chiến đấu cơ tàng hình F-35 sản xuất tại Mỹ

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Đức quyết định mua 35 chiếc F-35 – máy bay chiến đấu đa chức năng tàng hình, siêu âm được phát triển bởi Công ty Hàng không Lockheed Martin của Mỹ.

Xe tăng M1A1 Abrams “gục ngã” vì đạn thông minh Krasnopol của Nga

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:30
Hình ảnh được công khai cho thấy, xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất đã trúng đạn Krasnopol của Nga. Sau đòn tấn công, chiếc M1A1 Abrams đã bốc cháy.

Điều kiện chiến trường thay đổi, vũ khí Nga được “hô biến” thế nào?

Thứ 3, 14/05/2024 | 08:45
Các kỹ sư của Nga có những thay đổi hiệu quả đối với khí tài. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ưu thế chiến lược và chiến thuật của quân đội Nga.

Hé lộ thời điểm hồi ký của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel “lên kệ”

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
Cuốn hồi ký dày 700 trang của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ xuất hiện “trên toàn thế giới tại hơn 30 quốc gia”.

Kết quả bầu cử Tổng thống Litva sẽ được quyết định ở vòng nước rút

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:05
Vòng nước rút sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh giữa Tổng thống đương nhiệm Gitanas Nausėda và Thủ tướng đương nhiệm Ingrida Šimonytė của Litva.
     
Nổi bật trong ngày

Tướng Ukraine thừa nhận điều bất ngờ về cán cân khí tài Nga-Ukraine

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:00
Trung tướng Alexander Pavlyuk của Ukraine đã chỉ ra sự mất cân bằng trong cuộc đối đầu vũ trang giữa Ukraine và Nga.

Vũ khí "đặc biệt" Mỹ-Ukraine cùng sản xuất bị Nga không kích, phá huỷ

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:00
Hai hệ thống phòng không FrankenSAM của Ukraine bị Nga không kích, phá huỷ ở Kharkiv và Zaporozhye.

Ukraine muốn đẩy nhanh quá trình thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ

Thứ 2, 13/05/2024 | 06:00
Các đảm bảo an ninh sẽ đòi hỏi những nghĩa vụ rõ ràng và lâu dài, đồng thời củng cố khả năng của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Qua mặt hệ thống phòng không Ukraine, Nga tấn công sân bay, 2 chiếc Mi-24 bốc cháy dữ dội

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:00
Đoạn phim mới từ Ukraine xác nhận thông tin về cuộc tấn công thành công của quân đội Nga nhằm vào sân bay dã chiến của Ukraine ở vùng Dnepropetrovsk.

Ukraine nói đã tấn công bằng UAV vào nhà máy lọc dầu của Lukoil Nga

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:30
Nhà máy lọc dầu Volgograd của gã khổng lồ năng lượng Lukoil có khả năng xử lý 14,8 triệu tấn dầu mỗi năm và là một trong những nhà máy lớn nhất của Nga.