Nước Mỹ và câu chuyện cấp phép tác phẩm âm nhạc

Nước Mỹ và câu chuyện cấp phép tác phẩm âm nhạc

Thứ 4, 24/05/2017 | 10:21
0
Tại Mỹ, vấn đề đăng ký bản quyền ca khúc, cấp phép biểu diễn thường thông qua các tổ chức Tác quyền biểu diễn thay vì có sự quản lý của cơ quan chính phủ.

Tại Mỹ, vấn đề đăng ký bản quyền ca khúc, cấp phép biểu diễn không chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chính phủ mà thông qua các tổ chức Tác quyền biểu diễn (Performing Rights Organizations – PROs) như Hiệp hội Những nhà sáng tác, soạn giả, xuất bản Mỹ (ASCAP), Broadcast Music, Inc. (BMI) và Hiệp hội Những nhà sáng tác và soạn giả châu Âu SESAC, Inc. (SESAC).

ASCAP là tổ chức phi lợi nhuận ra đời từ năm 1914, với mục đích ban đầu là bảo vệ các tác phẩm âm nhạc có bản quyền của các thành viên. Ngày nay, ASCAP có các chương trình chia sẻ với các đối tác trên toàn cầu, đồng thời nắm giữ bản quyền và cấp phép biểu diễn cho hàng chục nghìn tác phẩm.

Các nhà soạn nhạc ở Mỹ thường tìm đến các nhà xuất bản âm nhạc lớn của Mỹ để bảo vệ quyền cho tác phẩm của mình. Nếu một nghệ sỹ muốn tìm chủ bản quyền của một tác phẩm âm nhạc để xin phép biểu diễn, họ có thể liên lạc với ASCAP, BMI hoặc SESAC để tìm kiếm thông tin.

Âm nhạc - Nước Mỹ và câu chuyện cấp phép tác phẩm âm nhạc

ASCAP là một trong những tổ chức nắm quyền cấp phép biểu diễn nhiều ca khúc nhất ở Mỹ.

Tại Mỹ, việc phát hành ca khúc thường được tác giả gửi gắm thông qua ASCAP hoặc các nhà xuất bản âm nhạc lớn, sau đó đưa sản phẩm ra thị trường mà không phải thông qua sự cấp phép của cơ quan nào.

Tuy nhiên, một số văn hóa phẩm đặc thù như sách chỉ có duy nhất nội dung khiêu dâm trẻ em là bị chính phủ cấm lưu hành, còn lại, những tác phẩm mang nội dung bạo lực, tình dục thái quá sẽ được xem xét sau khi phụ huynh khiếu nại.

Thế nhưng, thực tế cho thấy, việc lưu hành hoặc cấm biểu diễn, sử dụng ca khúc, sách... ở quốc gia này hiếm khi bị gò bó bởi chính phủ. Hầu hết các tác phẩm khi được trả phí bản quyền cho các tổ chức PROs hoặc nằm trong danh mục tài sản công cộng đều được phép sử dụng mà không cần cấp phép.

Theo Performingsongwriter.com, trong quá khứ, ca khúc đầu tiên không được cấp phép sử dụng ở quốc gia này là vào năm 1735 do có nội dung chế giễu nhà vua Anh khi đó.

Âm nhạc - Nước Mỹ và câu chuyện cấp phép tác phẩm âm nhạc (Hình 2).

"Louie, Louie" của Kingsmen từng bị FBI điều tra và cấm phát sóng trên một số đài phát thanh Mỹ.

Ở thời điểm hiện tại, việc cấm các khúc hoặc dừng lưu hành thường chỉ là các quyết định mang tính cục bộ trên một số kênh truyền hình, đài phát thanh nếu ca khúc đó mang các yếu tố gây lo ngại như tình dục, bạo lực, ma túy, chính trị, tôn giáo… Điều này được quy định bởi đạo luật của Ủy ban Truyền thông Liên bang - Federal Communications Commission (FCC). Theo đó, các đài truyền hình và đài phát thanh phải tuân thủ các quy định của FCC bao gồm việc hạn chế đối với các nội dung dung tục.

Các ca khúc Red Nation của rapper The Game phát hành ngày 12/4/2011 đã bị MTV, BET và nhiều đài phát thanh “cấm cửa” vì nội dung có liên quan đến cuộc sống của băng đảng. God Only Knows của The Beach Boys ra mắt năm 1966 cũng bị cấm ở một số vùng của nước Mỹ, vì với lý do xúc phạm Thiên Chúa giáo.

Mặc dù bị cấm sóng trên nhiều đài truyền hình, phát thanh lớn, nhưng các nhà xuất bản âm nhạc nắm giữ bản quyền vẫn cho lưu hành các ca khúc này thông qua nhiều phương tiện truyền thông. 

Quốc ca Mỹ có phải cấp phép?

Ở quốc gia tôn trọng bản quyền như Mỹ, ngay đến quốc ca của đất nước cũng phải chịu những ràng buộc về tác quyền cho tác giả.

Lá cờ lấp lánh ánh sao (The Star-Spangled Banner) là quốc ca chính thức của Mỹ. Lời được viết vào năm 1814 bởi Francis Scott Key, một luật sư và nhà thơ nghiệp dư, sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh oanh tạc trong Chiến tranh năm 1812.

Năm 1931, Quốc hội Mỹ đề nghị Tổng thống Herbert Hoover thông qua dự luật công nhận bài hát trên là quốc ca.

Âm nhạc - Nước Mỹ và câu chuyện cấp phép tác phẩm âm nhạc (Hình 3).

 Quốc ca Mỹ được cung cấp miễn phí cho mục đích sử dụng chung.

Kể từ khi ca khúc được tuyên bố là quốc ca của nước Mỹ, ca khúc được mọi công dân và tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp của Mỹ được phép sử dụng.

Nhà nước Mỹ đã mua bản quyền tác phẩm này vào năm 1933 với giá 1.297 USD để đảm bảo rằng nó sẽ được cung cấp miễn phí cho mục đích sử dụng chung.

Bản quyền cho bài quốc ca Mỹ chính thức hết hạn vào ngày 31/12/2012 và chính phủ Mỹ đã tiếp tục đảm bảo tác phẩm này tiếp tục được tiếp cận miễn phí và có thể sử dụng vào mục đích thương mại miễn sản phẩm khi phát hành phải mang tính trân trọng, không dùng trong ngữ cảnh mang tính chất chế giễu hoặc miệt thị.

Nếu "The Star-Spangled Banner" không được chọn là quốc ca, nó sẽ vẫn được phổ biến và lưu hành thông qua đơn vị hoặc cá nhân sở hữu bản quyền quyền mà không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nào.  

Quốc Vinh (Theo Performingsongwriter, NCAC)

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.