Phát hiện thuốc trị hen suyễn trong... thịt gia súc

Phát hiện thuốc trị hen suyễn trong... thịt gia súc

Thứ 6, 20/12/2013 | 08:47
0
Là món ăn gần như không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, nhưng người tiêu dùng hiện nay vẫn đang phải sử dụng thịt gia súc, gia cầm nhiễm các chất cấm, kháng sinh vì… không còn sự lựa chọn nào khác.

Thuốc… trị suyễn cũng dùng

Theo thông tin từ hội nghị về an toàn thực phẩm và chất lượng vật tư nông nghiệp diễn ra hôm 9/12 vừa qua, kết quả chương trình giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y, hóa chất trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc của Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản cho biết: xuất hiện các chất cấm, kháng sinh… vượt dư lượng cho phép trên thịt. Cụ thể, phát hiện 4/54 mẫu thịt gà chứa vi khuẩn campylobacter SPP, một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm; 2/40 mẫu và 4/40 mẫu dương tính lần lượt với 2 chất cấm là chloramphenicol và furazolidon; 10% mẫu có dư lượng kháng sinh tetracyline vượt giới hạn tối đa cho phép.

Tuy nhiên, điều đáng nói hơn cả là trong thịt gia súc phát hiện cả chất cấm thuộc nhóm beta agonist, là chất kích thích tăng trọng “bung đùi nở mông”, gây nguy hại không chỉ cho gia súc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người ăn loại thịt gia súc này. Nhóm beta agonist gồm có salbutamol, clenbuterol, terbutalin… đều là loại thuốc dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Sức khỏe - Phát hiện thuốc trị hen suyễn trong... thịt gia súc

Thịt lợn sạch bây giờ rất hiếm trên thị trường

Như vậy, có thể thấy đây chính là những chất mà người chăn nuôi lợi dụng đưa vào thức ăn gia súc để tăng trọng “siêu tốc”, kích thích đẻ trứng (đối với gà đẻ), làm cho siêu nạc… Trong một nghiên cứu của mình, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức đã cho biết, nếu trộn thức ăn cùng với clenbuterol rồi cho gà mái đẻ ăn thì con gà này có thể để đến 2 trứng mỗi ngày và một quả trứng có khi có đến hai lòng đỏ. Và hiện có nhiều hộ chăn nuôi theo cách này.

Còn tại Mê Linh, Hà Nội và huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, một số chủ các trại chăn nuôi cũng đã thừa nhận trong một điều tra của cơ quan báo chí có mua thuốc tăng trọng với giá khoảng 500 nghìn đồng/kg rồi trộn vào thức ăn để cho gia súc ăn nhằm làm cho cơ phát triển nhanh, hạn chế mỡ, lông mượt, da dẻ hồng hào… Nói chung là làm cho gia súc trở nên “mướt mắt”, béo mượt. Bác sĩ thú y Nguyễn Hữu Trí khẳng định: “Loại thuốc tăng trọng này có công dụng “triển dưỡng cơ”, nghĩa là phát triển triệt để cơ, bắp đùi, vai, mông…”.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng khuyến cáo: Đối với tất cả các loại thịt mua về trước khi chế biến chính thức phải trần bỏ đi nước đầu. Nhưng nếu ngay từ khi trần nước sôi, thịt có mùi kháng sinh thì phải bỏ luôn. Không mua thịt có màu đỏ tươi, không có độ dẻo dính. Khi thái thịt, các thớ thịt, bắp thịt nếu có bọc nhỏ màu trắng phải loại bỏ ngay, không được chế biến vì đó là kén sán. Lớp mỡ giữa thịt và da phải dày 1,5-2cm, nếu mỏng chưa đến 1cm không nên mua về ăn. Quan sát chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt “siêu tăng trọng”.

Theo tìm hiểu của báo giới thì đó chính là thuốc salbutamol và clenbuterol, được bán “bí mật” tại các cửa hiệu thuốc thú y, thức ăn gia súc. Bởi chính chủ một cửa hiệu thuốc thú y đã đưa ra một gói thuốc bột trắng sau khi có người hỏi mua rồi “tiếp thị”: “Ăn loại này vào lợn chỉ có lớn như thổi, lại còn ngon nục ngon nạc”. Ông còn “bật mí”, thuốc đó phải đặt trước mới có vì nhiều người mua quá nên không phải lúc nào cũng sẵn, nhất là trong hoàn cảnh bị cơ quan chức năng cấm bán và cấm sử dụng.

Khi cho ăn thuốc tăng trọng, thời gian xuất chuồng gia súc nếu bình thường phải khoảng 8 tháng thì giảm xuống chỉ còn một nửa, thậm chí chưa đến 3 tháng. Đó là chưa nói đến trọng lượng của lợn nuôi 8 tháng không bằng lợn nuôi 3 tháng nếu ăn thức ăn tăng trọng. Một chủ trang trại cho biết, heo nuôi theo cách thông thường, không cho thuốc tăng trọng để đạt được trọng lượng xuất chuồng - 100kg phải mất 7 tháng. Nhưng khi cho ăn thuốc thì trọng lượng này đạt trong “nháy mắt”, chỉ 3 tháng là được. Như vậy, tính ra nuôi theo cách cho ăn thuốc tăng trọng “cực kỳ hiệu quả” cho người chăn nuôi - thu lãi nhanh, công sức ít, tiền đầu tư không nhiều, lại dễ bán gia súc do các lái buôn chỉ thích lợn nuôi “vỗ béo” bằng thuốc tăng trọng vì về hình thức nó “bắt mắt”.

Một nông dân ở Mê Linh, Hà Nội với kinh nghiệm nuôi heo của mình cho biết, lợn được nuôi bằng thuốc tăng trọng sẽ làm cho thịt nạc, đỏ tươi, dày thịt nhất là ở những vùng cơ như mông, đùi, vai nên người mua buôn bao giờ cũng mua đắt hơn lợn nuôi không tăng trọng khoảng 200 nghìn đồng/con. Tuy nhiên, cũng theo nông dân này, “vỗ béo” gia súc bằng thuốc tăng trọng không phải lúc nào cũng thực hiện biện pháp ấy mà phải có “bí quyết”, nghĩa là trước khi xuất chuồng khoảng 20 ngày đến 1 tháng, mới cho gia súc ăn tăng trọng để chúng tích nước, tạo nạc, “thổi” gia súc lớn nhanh siêu tốc. Và công thức trộn thuốc vào thức ăn bao giờ cũng theo tỷ lệ: cứ trộn 1 thìa cà phê thuốc vào thức ăn cho 10 con lợn nặng khoảng 70-80kg ăn. Nếu trộn quá liều lượng này thì xương gia súc rất dễ bị gãy, đặc biệt đối với lợn nhỏ.

Ăn vào là bệnh

Như vậy có thể thấy đây chính là nguyên nhân làm cho thịt gia súc, gia cầm, đẹp mắt nhưng chất lượng thịt thì… Bên cạnh đó, còn nhiều loại kháng sinh được người chăn nuôi cho gia súc, gia cầm uống nhằm “phòng bệnh” thì ít mà để tăng trọng là nhiều. PGS.TS Lê Hùng, Khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định, thuốc kháng sinh cũng làm cho thịt gia súc, gia cầm có mùi hôi, đến mức không thể ăn được.

Sức khỏe - Phát hiện thuốc trị hen suyễn trong... thịt gia súc (Hình 2).

Lựa chọn thịt sạch đang làm người tiêu dùng đau đầu

Không chỉ làm thịt có mùi hôi mà những thuốc tăng trọng, kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn phải thịt gia súc nuôi bằng thuốc tăng trọng, thậm chí ngay cả gia súc. Như thuốc olangquindox, một loại thuốc tăng trọng cho gia cầm nhưng sẽ làm cho gia cầm bị vẹo mỏ. Salbutamol, clenbuterol… (nhóm beta agonist) làm xương của gia súc xốp, dễ gãy, ngủ li bì… Còn với người ăn thịt gia súc, theo một nghiên cứu của ĐH Cornell, Mỹ, các chất tăng trưởng sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư da… Đặc biệt đối với bệnh tim mạch, mỡ máu… thì thuốc tăng trọng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh này.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức cho biết: “Clenbuterol làm gia súc lớn nhanh như thổi nhưng lại rất nguy hiểm với sức khỏe của con người. Chất này làm cho nhịp tim nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp thất thường, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, ngộ độc với biểu hiện nhức đầu, run tay chân, buồn nôn...”.

Ở một số nghiên cứu của Trường ĐH Cornell, Mỹ còn cho thấy, ăn nhiều thực phẩm có chất tăng trọng sẽ làm cho trẻ dậy thì sớm, thậm chí chuyển đổi giới tính. Ngay cảnh báo này cũng được các nhà khoa học trong nước khuyến cáo: “Người ăn nhiều thịt heo được nuôi bằng thuốc tăng trọng sẽ làm giãn nở bàng quang liên tục dẫn đến hay tiểu tiện. Một số dẫn xuất từ hormol làm cho gia súc ăn vào giống như bị thiến. Nếu chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể, người cũng có thể bị chuyển đổi giới tính”.

Clenbuterol được sử dụng ban đầu như là thuốc điều trị viêm phổi đồng thời giảm bớt triệu chứng do suyễn gây ra ở ngựa. Sau đó bị lạm dụng đưa vào chăn nuôi vì tác dụng phát triển cơ, bắp, tăng nạc, giảm mỡ… Cũng do “hiệu quả” này mà thuốc này rất tiếc bị lạm dụng rất phổ biến trong giới vận động viên ở các môn thi đấu về thể dục thể hình, những môn cần sức chịu đựng bền bỉ, sức mạnh… Ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới cấm sử dụng clenbutrol trong chăn nuôi.

Theo Petrotimes

Sợ dịch, người dân 'tẩy chay' thịt gia cầm

Thứ 6, 26/04/2013 | 09:06
Tình hình dịch cúm trở nên phức tạp khiến người dân lo lắng trước các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc gia cầm.

'Ảo thuật' biến thịt lợn sề thành... thịt bò

Thứ 6, 15/03/2013 | 20:44
Thịt bò hiện dao động khoảng 200.000 - 250.000/kg, trong khi thịt lợn sề tại các lò mổ chỉ ở mức 60.000 - 70.000đ/kg, chênh lệch gấp 4 lần khiến dân buôn không ngần ngại dùng "ảo thuật".

Siết thời gian bán thịt: Lo ngại người dân sẽ đối phó

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Nhiều ý kiến cho rằng quy định siết thời gian bán thịt nhằm kiểm soát tốt chất lượng vệ sinh thực phẩm, nhưng việc thực hiện sẽ không hêầ đơn giản.

Lò mổ bơm nước lạnh 'tăng trọng' cho bò sắp mổ

Thứ 2, 02/09/2013 | 08:39
Trước khi giết mổ, các con bò được người làm công của các chủ bò đưa một ống nước dài 1,5m vào dạ dày bò rồi bơm nước vào.

Đà Nẵng: Bơm nước bẩn vào ruột bò để tăng trọng lượng

Thứ 3, 03/09/2013 | 15:20
Thời gian vừa qua, trên địa bàn TP.Đà Nẵng xuất hiện thủ đoạn bơm nước vào dạ dày bò để tăng trọng lượng cơ thể trước khi mổ bán.

Biến thịt lợn 'bẩn' thành đặc sản 'chém' người tiêu dùng

Thứ 7, 16/11/2013 | 07:33
Nắm bắt được nhu cầu của khách về món ăn lợn Mán, lợn Mường - một trong những đặc sản núi rừng của vùng Tây Bắc, không ít những quầy hàng, cửa hiệu treo biển chuyên cung cấp, bày bán loại đặc sản trên. Tuy nhiên, nếu không tinh ý người mua rất dễ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang" khi rước phải thịt kém chất lượng, thậm chí là lợn bệnh được một số kẻ hám lời cố phù phép để tung ra thị trường.

Sợ dịch, người dân 'tẩy chay' thịt gia cầm

Thứ 6, 26/04/2013 | 09:06
Tình hình dịch cúm trở nên phức tạp khiến người dân lo lắng trước các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc gia cầm.

'Ảo thuật' biến thịt lợn sề thành... thịt bò

Thứ 6, 15/03/2013 | 20:44
Thịt bò hiện dao động khoảng 200.000 - 250.000/kg, trong khi thịt lợn sề tại các lò mổ chỉ ở mức 60.000 - 70.000đ/kg, chênh lệch gấp 4 lần khiến dân buôn không ngần ngại dùng "ảo thuật".

Siết thời gian bán thịt: Lo ngại người dân sẽ đối phó

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Nhiều ý kiến cho rằng quy định siết thời gian bán thịt nhằm kiểm soát tốt chất lượng vệ sinh thực phẩm, nhưng việc thực hiện sẽ không hêầ đơn giản.

Lò mổ bơm nước lạnh 'tăng trọng' cho bò sắp mổ

Thứ 2, 02/09/2013 | 08:39
Trước khi giết mổ, các con bò được người làm công của các chủ bò đưa một ống nước dài 1,5m vào dạ dày bò rồi bơm nước vào.

Đà Nẵng: Bơm nước bẩn vào ruột bò để tăng trọng lượng

Thứ 3, 03/09/2013 | 15:20
Thời gian vừa qua, trên địa bàn TP.Đà Nẵng xuất hiện thủ đoạn bơm nước vào dạ dày bò để tăng trọng lượng cơ thể trước khi mổ bán.

Biến thịt lợn 'bẩn' thành đặc sản 'chém' người tiêu dùng

Thứ 7, 16/11/2013 | 07:33
Nắm bắt được nhu cầu của khách về món ăn lợn Mán, lợn Mường - một trong những đặc sản núi rừng của vùng Tây Bắc, không ít những quầy hàng, cửa hiệu treo biển chuyên cung cấp, bày bán loại đặc sản trên. Tuy nhiên, nếu không tinh ý người mua rất dễ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang" khi rước phải thịt kém chất lượng, thậm chí là lợn bệnh được một số kẻ hám lời cố phù phép để tung ra thị trường.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Xử lý quảng cáo trái phép về dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:30
Ngày 10/5, Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở dịch vụ quảng cáo trái phép trên không gian mạng để làm đẹp bộ phận nhạy cảm.

Bệnh viện Trung ương Huế tri ân những người “làm dâu trăm họ” ngành y

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:26
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức toạ đàm nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ điều dưỡng -những người vẫn được ví “làm dâu trăm họ” của ngành y.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Vụ 19 SV tại Tp.HCM nhập viện: Xác minh nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:25
19 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tất cả các em đều ăn tối cùng một căng tin tại ký túc xá.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân kiếm hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi loại cá "sống ở trên cạn"

Thứ 5, 09/05/2024 | 07:30
Loài cá này sống ở dưới nước, đến lúc hạn hán, chúng sẽ tự trát bên ngoài cơ thể một lớp bùn cho cứng lại, sau đó đánh một giấc ngủ dài cho đến khi mưa xuống...

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Kinh hoàng khoảnh khắc cần thủ đánh đổi cả tính mạng chiến đấu với cá khổng lồ

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:40
Đoạn video ghi lại cuộc chiến giữa một cần thủ dũng cảm và con cá khổng lồ, cùng với sức mạnh dữ dội của thiên nhiên, đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vi phạm mức độ 3

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:53
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản thông báo thu hồi lô thuốc điều trị ung thư não, nhập khẩu từ Đức vì những sai phạm liên quan đến hướng dẫn sử dụng.

Ca ghép thận thành công đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ 5, 09/05/2024 | 13:09
Ê-kíp bác sĩ vừa thực hiện thành công ca ghép thận cùng huyết thống cho bệnh nhân 34 tuổi. Đây được xem là ca ghép thận thành công đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.