Sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần phải đi từ bức xúc trong cuộc sống

Nguyễn Phương Anh
Thứ 6, 21/10/2022 | 13:06
0
Theo PGS.TS Phạm Hữu Nghị, luật sửa đổi để bảo đảm sự quản lý thống nhất về tài nguyên nước và sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Phát biểu tham luận tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), được diễn ra vào sáng ngày 21/10 tại Hội Luật gia Việt Nam, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nhà nước và Pháp luật đã nêu ra một số quan điểm liên quan đến thực tiễn từ cuộc sống cần giải quyết.

PGS.TS. Phạm Hữu Nghị rất đồng ý với các đại biểu rằng bên cạnh những vấn đề tích cực trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vẫn còn nhiều tồn tại, đặc biệt trong việc các vấn đề của cuộc sống chưa được giải quyết triệt để.

Tiêu điểm - Sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần phải đi từ bức xúc trong cuộc sống

PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nhà nước và Pháp luật (Ảnh: Hữu Thắng).

Theo ông Nghị: “Luật cần sửa từ những bức xúc của cuộc sống, phải đi sâu vào cuộc sống hàng ngày. Bởi nhiều vấn đề bức xúc, cấp thiết được phản ánh vẫn chưa được thể hiện trong dự thảo sửa đổi luật. Đó là những vấn đề đặt ra từ khai thác và sử dụng nước, có đáp ứng được mục tiêu về tài nguyên nước hay không?”

Nước là một thành phần quan trọng của cuộc sống, có tính luân chuyển, mang đến cả lợi ích và bất lợi như thuỷ lợi và thuỷ tai. Vì vậy, theo ông Phạm Hữu Nghị, cần bám sát vào tính chất của nước để thiết kế điều luật. 

Chia sẻ ý kiến cụ thể về việc thiết kế điều luật trong Luật Tài Nguyên nước (sửa đổi), TS. Phạm Hữu Nghị cho biết: “Tôi cho rằng phải xác định rõ hơn quan điểm và mục tiêu của việc sửa luật lần này. Luật sửa là để bảo đảm sự quản lý thống nhất về tài nguyên nước và để sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững bởi hiện nay nước đã quý hiếm, cạn kiệt rồi”.

Bên cạnh đó, PGS. TS. Phạm Hữu Nghị nhấn mạnh: “Chúng ta phải bảo đảm quyền sử dụng nước công bằng, bình đẳng, quyền được tiếp cận nước giữa mọi chủ thể. Đặc biệt là đối với người dân ở các vùng sâu vùng xa. Thực tế hiện nay, bà con miền núi phải di dời đi nơi khác để sinh sống, canh tác do chịu ảnh hưởng bởi thủy điện, thuỷ lợi tràn lan dẫn đến suy giảm nguồn nước”.

Do đó, ông Nghị đề xuất phải thiết kế trong quy định để đảm bảo quyền tiếp cận nguồn nước công bằng bình đẳng của mọi chủ thể. Vậy nên, cần phải thiết kế bộ luật làm sao cho hợp lý chính là bài toán cần phải được giải quyết.

Theo đó, chúng ta không thể can thiệp vào nước như yếu tổ của tự nhiên nhưng ta có thể can thiệp, điều chỉnh hoạt động của chúng ta liên quan đến nước qua quan hệ giữa con người với con người, con người với tổ chức,... Từ đó, chỉ ra những khía cạnh gì liên quan đến luật và cân nhắc thay đổi cách tiếp nhận nguồn nước. 

Tiêu điểm - Sửa đổi Luật Tài nguyên nước cần phải đi từ bức xúc trong cuộc sống (Hình 2).

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: Hữu Thắng)

PGS. TS. Phạm Hữu Nghị: “Theo tôi, lưu trữ nước qua mô hình ao hồ là rất quan trọng. Ví dụ như ở đồng bằng Sông Cửu Long, tận dụng diện tích để lưu trữ nước trong các ao hồ lớn đã giúp điều hoà nguồn nước khi ngập mặn dâng lên, phần nào cải thiện, giúp ích cho đời sống". 

Ngoài ra, ông Nghị nhấn mạnh sự đặc biệt quan trọng của ngập lụt và thoát nước. Đây là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Vì vậy, cần phải nêu rõ, cụ thể về các biện pháp phòng chống ngập lụt, tiêu nước trong các điều khoản.

Song song với đó là vấn đề phòng chống lũ lụt trước bối cảnh Việt Nam là nước chịu nhiều ảnh hưởng so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Đi cùng đó là những quy định về phòng chống ô nhiễm nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở bờ sông, bờ biển. 

Về mặt pháp luật,  PGS. TS. Phạm Hữu Nghị chia sẻ: “Chúng ta phải quan tâm dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) quy định như thế nào về trách nhiệm của công dân, cộng đồng, đặc biệt cộng đồng những dân tộc thiểu số. Ngoài ra, nước liên quan đến rừng, đến khai thác khoáng sản, đến mọi mặt của đời sống. Vì vậy phải rà soát kỹ tất cả các bộ luật liên quan, xem xét những điều chồng lấn".

“Tài nguyên nước phải là cốt lõi trong hoạch định chiến lược phát triển đất nước”

Thứ 6, 21/10/2022 | 10:04
Theo PGS.TS. Lê Bắc Huỳnh, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) hiện tại hoàn toàn thiếu các quy định nhằm nhìn nhận tài nguyên nước là một loại tài sản công.

“Bộ TN&MT đang như chiến sĩ không súng trên mặt trận nước”

Thứ 6, 21/10/2022 | 11:06
Theo TS Nguyễn Đình Ninh, công cụ quản lý lĩnh vực nước thuộc quyền quản lý của các bộ khác, vì thế vị thế trong quản lý của Bộ TN&MT rất mờ nhạt.

Giám đốc sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM nói gì khi địa phương bị đánh giá là ô nhiễm nhất cả nước?

Thứ 2, 09/12/2019 | 14:54
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 17 của HĐND TP.HCM, người đứng đầu ngành Tài nguyên & Môi trường TP đã nhận được nhiều câu hỏi về ô nhiễm không khí, thủ tục hành chính nhà đất,...
Cùng tác giả

Ông Nguyễn Duy Hưng: “Chúng tôi làm tất cả những gì cổ đông yêu cầu“

Thứ 6, 26/04/2024 | 17:28
Chủ tịch PAN Group cho biết, năm ngoái cổ đông than phiền không có cổ tức, năm nay đã có. 5% không phải là mức trả cổ tức cao nhưng đã là sự nỗ lực của tập đoàn.

Lợi nhuận BAF tăng đột biến, gấp 30 lần trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, BAF báo lãi sau thuế 118 tỷ đồng, tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là đỉnh lợi nhuận của BAF trong 6 quý trở lại đây của công ty.

Mexico là quốc gia tiêu thụ cá tra nhiều nhất trong khối CPTPP

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:19
Tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 22 triệu USD cá tra sang khối thị trường CPTPP. Trong đó giá trị nhập khẩu của Mexico là gần 5 triệu USD.

Hanoimilk: Tiền tăng gấp đôi vẫn không đạt nổi 10 tỷ đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:17
Quý I/2024, Hanoimilk báo lãi giảm 41% xuống 6 tỷ đồng, song tiền và các khoản tương đương tiền của công ty lại tăng gấp hơn 2 lần nhưng vẫn chỉ ở mức 7,8 tỷ đồng.

Gỗ An Cường báo lãi tăng gấp đôi ngay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 16:01
Quý I/2024, Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu thuần đạt 695 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 81 tỷ đồng; tăng lần lượt 2% và 125% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.